074-2020 - page 13

13
Thể thao -
ThứHai 6-4-2020
VPF đã chuyền bóng,
chờ VFF ghi bàn
GIAHUY -NHƯQUỲNH
C
ông ty VPF dưới sự chỉ
đạo của VFF đã nhóm
họp với CLB đang chơi
ở V-League bàn thảo về thời
điểm bóng lăn và phương
thức thi đấu trở lại dù còn
gây nhiều tranh cãi vẫn có
những gợi ý sáng nước. Vấn
đề còn lại là quyết sách của
VFF sao cho có lợi nhất cho
các giải đấu với ưu tiên hàng
đầu là lợi ích của CLB đang
gặp nhiều khó khăn trong
mùa dịch bệnh COVID-19.
Sáng kiến của VFF và
VPF cho bóng lăn vào ngày
15-4 hoặc 1-5 đã không nhận
được sự đồng tình của hầu hết
CLB. Ngay cả phương án chơi
cách ly tập trung trên bảy sân
vận động ở phía Bắc không
có khán giả cũng thiếu tính
khả thi vì một số đội bóng sẽ
chịu thiệt thòi từ kinh tế đến
chuyên môn.
Cái khó của các nhà làm
bóng đá Việt Nam không chỉ
có mỗi V-League vẫn chưa
đi đến quyết định cuối cùng
đá kiểu gì, mà còn các giải
cúp quốc gia, hay hạng nhất,
các giải trẻ sẽ chơi ra sao?
V-League giả sử thi đấu tập
trung ở một số địa phương thì
bóng hạng nhất lăn ở đâu? Dĩ
nhiên, mọi thứ đều lệ thuộc
diễnbiếndịchbệnhCOVID-19
đã lắng xuống hoặc bị tiêu
diệt cùng sự đồng ý của các
cơ quan có thẩm quyền cho
phép tổ chức các giải đấu.
Cũng không ai dám chắc
những địa phương mà VPF
ngắm nghía cho bóng lăn có
phải là nơi an toàn hơn, mà
theo ý kiến của Trưởng đoàn
B. BìnhDươngNguyễnHồng
Cường là nếu cơ quan chức
năng công bố ở đấy kiểm soát
tốt dịch bệnh sẽ chấp nhận
chơi. Còn đặt trường hợp
COVID-19 đã bay xa với sự
thừa nhận cả nước hết dịch
thì không cần đá tập trung
không khán giả ở phía Bắc
làm gì nữa.
Đơn giản nếu VPF có thể
thỏa thuận cho bóng lăn bằng
mọi giá để không thiệt hại
hợp đồng với nhà tài trợ và
giữ gìn quyền lợi của mình
nhưng ngược lại các CLB đá
không có khán giả, không
phải trên sân nhà chính thức
sẽ thiệt thòi hơn rất nhiều.
Cần biết rất nhiều CLB
có lực lượng cổ động viên
chịu bỏ tiền mua vé vào sân
là nguồn thu chính của đội,
là bầu sữa từ các nhà tài trợ
không dễ hài hòa lợi ích cho
nhau. Chẳng mấy ai chịu mất
nhiều tiền để chơi bóng mà
tính mục đích còn mơ hồ,
hoặc chỉ vì phải đá như “trả
nợ” trong bối cảnh dịch bệnh
toàn cầu khi “không thể chờ
mãi” với kiểu đặt cược với
sự mạo hiểm.
Một số phương án khác
nhưV-League chỉ đá một lượt
trận thay vì hai lượt như bình
thường, tương tự hạng nhất
cũng tổ chức như thế, để rút
ngắn thời gian cho giải về
đích an toàn, đồng thời giúp
tuyển thủ quốc gia duy trì
phong độ có ổn không? Đặt
trường hợp các đội V-League
không muốn rớt hạng thì các
nhà làm giải tính toán sao với
hạng nhất đá với mục tiêu
thăng hạng?
Rất nhiều đường chuyền
khó của VPF dành cho VFF
sau khi nhóm họp chỉ với các
đội bóng ởV-League cần một
giải pháp thực dụng và hợp
lý cho cả tổng thể một nền
bóng đá.•
Rất nhiều CLB có
lực lượng cổ động
viên chịu bỏ tiền
mua vé vào sân là
nguồn thu chính
của đội, là bầu sữa
từ các nhà tài trợ
không dễ hài hòa lợi
ích cho nhau.
Theo tính toán của các CLB, phải có ít nhất
nửa tháng cho đến 20 ngày huấn luyện tập
trung và bài bản thì cầu thủ mới tích lũy
phong độ chomột giải đấu kéo dài. Đấy cũng
là nguyên do nhiều đội bóng không đồng ý
cái mốc thời gian quá gấp gáp của VPF đưa
ra nhằm lấy số đông biểu quyết cho bóng
lăn trở lại khi dịch bệnh COVID-19 đã kiểm
soát trong vùng an toàn. Cũng vì không biết
đến bao giờ mới tập luyện một cách chính
thức khi quyết định cách ly toàn xã hội còn
hiệu lực, các CLB chỉ cho cầu thủ duy trì sức
khỏe cầm chừng và chủ yếu là ý thức tự giữ
gìn phong độ cho mình. Một số đội bóng
cho cầu thủ về nhà tự tập, một số khác chia
đội theo từng nhóm tìm cảm giác bóng và
sân cỏ cùng điều kiện nội bất xuất, ngoại bất
nhập. Tất cả CLB đều có chế độ kiểm tra và
quy định phòng, chống dịch bệnh nghiêm
ngặt. Đây là thời điểm thử thách ý chí của cầu
thủ rất mạnh mẽ trong trường hợp bất khả
kháng vì dịch bệnh như tình trạng chung của
cả làng bóng thế giới.
TT
Những phương án cho V-League trở lại sau hai cuộc họp của VPF với
các CLB đang chờmột quyết định hợp tình, hợp lý nhất từ cơ quan
quyền lực cao nhất bóng đá Việt Nam.
Thách thức lớn cho giới cầu thủ
Các CLB quan tâmđến sự an toàn cho cầu thủ, người hâmmộ khi
bóng lăn trở lại. Ảnh: TRÂMANH
Nhiều CLB
giờ án
binh bất
động, giao
giáo án ở
nhà cho
cầu thủ
tập duy trì.
Ảnh: CTV
Cónhữngviệccònýnghĩa
hơncảgiảmlương
Người đại diện của HLV Park Hang-seo cho biết
VFF không đề cập đến chuyện giảm lương thân chủ
của mình vì thầy Hàn không ngồi chơi xơi nước và
quan trọng hơn là những ràng buộc liên quan khác.
Ông Park tái
ký hợp đồng
với VFF với
thời hạn ba
năm cùng mức
lương tháng
vào khoảng
50.000 USD
kèm theo tiền
thưởng hoặc
những lợi ích
vật chất khác
nếu giúp bóng
đá Việt Nam gặt hái nhiều thành tích. Đấy là một sự tưởng
thưởng xứng đáng cho ông thầy người Hàn Quốc, ít nhất
trong hai năm vừa qua với những thành công dày đặc mà
chưa có thầy ngoại nào có diễm phúc như ông Park.
Ai cũng biết trong hai năm ấy, bầu Đức đứng ra trả
lương cho thầy Park, với mỗi tháng khoảng 700 triệu
đồng cho đến hết tháng 1-2020. Từ bản hợp đồng mới.
VFF mới bắt đầu trả lương cho ông Park và rất may
mắn có một doanh nghiệp gánh vác cho việc này.
Đấy cũng chính là nguyên nhân VFF không thể bàn
chuyện giảm lương HLV Park Hang-seo ở mùa dịch
bệnh rất cần sự chung tay của người trong cuộc để
giảm thiểu những thiệt hại. Có thể VFF gợi ý ông Park
tự nguyện giảm lương nếu dịch COVID-19 còn kéo
dài nhưng hoàn toàn không có quyền bắt buộc giảm
thu nhập của ông.
Người đại diện Lee Dong-jun của ông Park Hang-seo
cho rằng đây là vấn đề rất tế nhị giữa hai bên, dù vẫn
thoải mái đề cập đến chuyện tiền bạc khi có nhiều người
quan tâm lẫn tò mò. Đặc biệt là khi HLVAkira Nishino
đồng ý giảm lương khi tất cả thành viên của Liên đoàn
Bóng đá Thái Lan đồng thuận cắt giảm 50% lương kể cả
chủ tịch. Nhưng cũng thật khó so sánh giữa đồng lương
và công việc của hai HLV người Hàn Quốc và người
Nhật với hai nền bóng đá Việt Nam, Thái Lan.
Người đại diện ông Park là Lee Dong-jun nói rõ tại
sao không giảm lương, vì ông Park vẫn làm việc bình
thường với VFF và các cộng sự sẵn sàng mọi phương
án tối ưu khi bóng lăn trở lại. Hơn nữa, không nhất
thiết ông Park phải tự giảm lương khi có công mang
về nhiều thành tích cho bóng đá Việt Nam, nhất là
bằng nhiều cách khác nhau, ông hỗ trợ ngược lại cho
làng bóng và công tác chống dịch COVID-19 cho quê
hương thứ hai của mình.
Ông thầy Hàn có nghĩa cử đẹp như rất nhiều lần đi
tặng quà và truyền cảm hứng bóng đá cho những hoàn
cảnh khó khăn ở bệnh viện, ở làng trẻ em SOS,…; ông
có quỹ “Gieo ước mơ” giúp đỡ các em nhỏ vùng sâu,
vùng xa theo đuổi niềm đam mê bóng đá; ông từng
lấy tiền thưởng vô địch AFF Cup 2018 của mình tặng
100.000 USD cho trẻ em Quảng Ngãi; ông bỏ tiền túi
5.000 USD ủng hộ quỹ phòng, chống COVID-19 và
cùng một số doanh nghiệp Hàn Quốc trao tặng 100.000
USD, 50.000 khẩu trang, 500 thùng mì, 500 bao gạo.
Những việc làm bên ngoài sân cỏ của HLV Park Hang-
seo mang rất nhiều ý nghĩa hơn là chuyện giảm lương
trong điều kiện ông vẫn phải hoàn tất mục tiêu cho VFF
của năm 2020 như thỏa thuận hợp đồng.
ĐĂNG HUY
Bình luận
HLV Park Hang-seo và người đại diện
LeeDong-jun. Ảnh: CTV
“Người ngoài”đòi giảmlươngôngPark
Những ngày qua, dư luận cứ bàn tán xôn xao với kiểu
mệnh lệnh “đòi giảm lương” HLV Park Hang-seo khi
mùa dịch COVID-19 đang lan rộng. Lạ ở chỗ “người
ngoài” cứ bàn trong khi đó chủ thể là HLV Park Hang-
seo và VFF thì lại chẳng kêu ca gì chuyện đấy.
Các mạnh thường quân đã khẳng định đủ tiền trả lương
đầy đủ cho HLV Park Hang-seo dẫu mùa dịch có một số
hoạt động bóng đá hoãn lại. Dù hoãn nhưng ông Park vẫn
phải đau đầu với những phép tính và hàng loạt kế hoạch
cho các đội tuyển chuẩn bị nhiệm vụ năm 2020 và cả 2021.
Việc lương bổng ông Park, các mạnh thường quân và
VFF không cảm thấy gánh nặng và vẫn cảm nhận được
đồng lương gắn với trách nhiệm. Trong khi đó thì nhiều bộ
phận lại cứ luận “cắt lương” khi nó không thuộc về quyền
của mình.
Chuyện lương bổng luôn rất tế nhị. Nếu có bàn bạc “cắt
lương” thì đó là chuyện của những bên liên quan khi họ cảm
thấy cần thiết trên tinh thần thông cảm sau khi thương thảo.
HLV Park Hang-seo là người rất tâm lý, sòng phẳng,
có nội tâm và chiều sâu. Ở Việt Nam ông không quản
ngại điều gì cả, nếu có thời gian rảnh hoặc sắp xếp được
ông sẵn sàng tham gia mọi sự kiện mang tính xã hội.
Ít ngày trước, ông cũng đã tặng 5.000 USD cho phía Việt
Nam góp phần vào việc chống dịch, vừa qua ông cũng cùng
các cơ quan ngoại giao Hàn Quốc tặng tiền và vật chất
giúp Việt Nam chống dịch COVID-19.
Tính lan tỏa của HLV Park Hang-seo từ ngày ông
sang bóng đá Việt Nam là rất lớn, không chỉ trong đời
sống bóng đá mà còn nhiều ảnh hưởng tích cực khác
trong đời sống xã hội.
Ông Park chẳng bao giờ vô cảm với môi trường xung
quanh, ông có thể làm những điều mang tính nhân văn đến
bất ngờ với người Việt Nam chứ không phải chờ gợi ý, nhắc
nhở kiểu mệnh lệnh của những người không hiểu phần việc
của ông và cũng không liên quan việc trả lương cho ông.
TẤN PHƯỚC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook