089-2020 - page 9

9
Đã từng bấm lỗ
giấy phép lái xe
Trước đó, năm 2003, Việt Nam
cũng từng áp dụng việc bấm lỗ
trên GPLX để đánh dấu vi phạm
TTATGT.
Việc bấm lỗ được áp dụng cả
với người điều khiển ô tô và mô
tô. Nếu bị bấm lỗ lần thứ hai, tài
xế sẽ phải sát hạch lại Luật Giao
thôngđườngbộ mới được cấpđổi
GPLX. Nếu bị bấm lỗ lần ba, GPLX
sẽ hết giá trị sử dụng và tài xế sẽ
phải chờ thêm ít nhất 12 tháng
mới được phép thi sát hạch để
được cấp lại GPLX.
Đến năm 2006, quy định này
bị bãi bỏ. Các bộ, ngành cho rằng
việc bấm lỗ trên GPLX không thể
hiện thời điểmvi phạm, GPLX lem
nhemthiếu thẩmmỹ; ngoài ra còn
dễ phát sinh tiêu cực khi tài xế tìm
mọi cách chạy chọt.
máy là biết tài xế còn bao nhiêu
điểm. Cùng với việc quy định về
điểm, Bộ Công an cũng dự kiến
quy định các hành vi vi phạm tương
ứng với số điểm bị trừ, chẳng hạn
vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 6 điểm, lấn
làn bị trừ 5 điểm...
Đặc biệt, quyết định xử phạt sẽ
phải ghi cả số điểm mà tài xế bị trừ,
nếu chỉ ghi phạt tiền sẽ được coi là
không hợp lệ...
Ủng hộ nhưng còn e ngại
tiêu cực
Trước đề xuất này, đa số các ý
kiến bày tỏ sự ủng hộ vì cho rằng sẽ
nâng cao ý thức của người tham gia
giao thông. Bên cạnh đó, một vấn đề
không mới nhưng cũng không thể bỏ
qua, đó là việc lo ngại tình trạng tiêu
cực của lực lượng CSGT.
Anh Phan Hồ Long, một tài xế
tại Hà Nội, nói sẵn sàng chấp hành
việc cấp điểm vào GPLX. Tuy
nhiên, điều khiến anh băn khoăn
là làm sao để giám sát thực hiện
một cách khách quan nhất, bởi
mọi quy định chỉ phát huy hiệu
quả khi nó được áp dụng nghiêm
chỉnh nhất.
Tương tự, ông Bùi Danh Liên,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà
Nội, cũng một phần ủng hộ dự thảo
của Bộ Công an khi nhận định quy
định này sẽ nâng cao ý thức của
mỗi tài xế trong lúc cầm vô lăng.
Dù vậy, ông Liên cho rằng sẽ phải
tính toán thêm nhiều vấn đề. Đơn
TUYẾNPHAN
B
ộ Công an vừa báo cáo Chính
phủ, đề nghị xây dựng Luật
Bảo đảm trật tự an toàn giao
thông (TTATGT) đường bộ và đề
xuất trình Quốc hội đưa dự án Luật
Bảo đảm TTATGT đường bộ vào
chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2021.
Đáng chú ý, tại dự thảo Luật Bảo
đảm TTATGT đường bộ, Bộ Công
an đề xuất rất nhiều quy định mới,
trong đó có vấn đề quản lý giấy phép
lái xe (GPLX) của tài xế.
Mỗi tài xế được 12 điểm,
hết phải thi lại
Bộ Công an đề xuất mọi loại
GPLX sẽ có tổng là 12 điểm và số
điểm này sẽ bị trừ khi tài xế vi phạm
pháp luật về TTATGT. Số điểm bị
trừ ngược; đến khi về 0, GPLX sẽ
bị coi là không còn hiệu lực. Điều
này đồng nghĩa tài xế muốn cấp
GPLX phải học và thi lấy GPLX
trong thời gian ít nhất sáu tháng
kể từ ngày GPLX bị coi là không
còn hiệu lực.
Cũng theo Bộ Công an, dữ liệu
về điểm trừ đối với người vi phạm
sẽ được cập nhật về hệ thống dữ
liệu xử phạt vi phạm hành chính
của cơ quan chức năng ngay sau
khi hình thức xử phạt có hiệu lực
thi hành.
Thông tin thêm về đề xuất này,
lãnh đạo Cục CSGT cho biết số
điểm sẽ không thể hiện trên GPLX
mà lưu trong hệ thống dữ liệu.
CSGT khi xử lý chỉ cần tra trên
Bộ Công an đề xuấtmọi loại GPLX sẽ có tổng là 12 điểmvà số điểmnày sẽ bị trừ khi tài xế vi phạmpháp luật về TTATGT.
Ảnh: TUYẾNPHAN
Đề xuất mỗi tài xế có 12 điểm,
bị trừ hết phải thi lại bằng lái
Theo Bộ Công an, dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật về hệ thống dữ liệu xử phạt
vi phạmhành chính.
cử như chất lượng hệ thống cơ sở
hạ tầng giao thông, biển báo, trình
độ nhận thức của người điều khiển
phương tiện…
“Hiện nay, ngoài phạt tiền thì
nhiều hành vi vi phạm TTATGT
cũng bị áp dụng biện pháp tạm giữ
GPLX, cao nhất có thể lên tới vài
năm. Bây giờ thêm quy định này
nữa, cần nghiên cứu xem có phù
hợp hay không. Chưa kể số điểm
không thể hiện trên GPLX mà chỉ
ở trên hệ thống dữ liệu, tài xế sẽ rất
khó nhớ họ còn bao nhiêu điểm, đã
bị trừ những điểm gì…” - ông Liên
đặt vấn đề.•
Bộ Công an cũng dự
kiến quy định các hành
vi vi phạm tương ứng
với số điểm bị trừ, chẳng
hạn vượt đèn đỏ sẽ bị trừ
6 điểm, lấn làn bị trừ
5 điểm...
Hà Nội sẽ làm 2 dự án đường sắt đô thị
trị giá 106.000 tỉ
Sáng 22-4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã
chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ
23. Hội nghị đã xem xét, thông qua chủ trương triển khai
tiếp hai tuyến đường sắt đô thị là tuyến số 3 (đoạn từ ga Hà
Nội đến quận Hoàng Mai) và tuyến số 5 (Văn Cao - Ngọc
Khánh - Láng - Hòa Lạc).
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng
cho hay đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 có vai trò đặc biệt
trong việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị giai đoạn
đầu tại khu trung tâm TP.
Đoạn tuyến này sẽ nối dài tuyến đường sắt đô thị số 3,
đoạn Nhổn - ga Hà Nội ở ga trung tâm (có kết nối tuyến
đường sắt đô thị số 1 và tuyến đường sắt quốc gia); kết
nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 tại ga Hàng Bài; tuyến
đường sắt đô thị số 4 tại đường vành đai 2,5; tuyến đường
sắt đô thị số 8 tại đường vành đai 3, tạo nên sự gắn kết của
mạng lưới đường sắt đô thị. Tổng chiều dài đoạn tuyến
chính là 8,786 km, trong đó chiều dài đi ngầm là 8,13 km.
Toàn tuyến có bảy ga ngầm. Tổng mức đầu tư dự kiến gần
1,8 tỉ USD, tương đương 40.577 tỉ đồng.
Trong đó, vốn vay ODA và vay ưu đãi gần 1,48 tỉ USD;
vốn đối ứng trong nước là 271,29 triệu USD từ nguồn ngân
sách TP Hà Nội để chi cho giải phóng mặt bằng, tái định
cư, quản lý dự án, thuế và các chi phí khác của dự án. Dự
kiến dự án được khởi công từ năm 2022 và hoàn thành vào
cuối năm 2028.
Dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến số 5 có
tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn
đầu tư công. Chiều dài toàn tuyến là 38,43 km bao gồm 21
ga (trong đó có sáu ga ngầm). Dự án phấn đấu được hoàn
thành vào năm 2025.
Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đô thị số 5 sẽ kết
nối và trung chuyển hành khách với tuyến số 2 (đang triển
khai thiết kế kỹ thuật), tuyến số 3 (đang được xây dựng),
tuyến số 4, số 6 (đang nghiên cứu), tuyến số 7, số 8 (đang
quy hoạch). Tuyến số 5 cho phép hành khách di chuyển
nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm
TP nhằm giảm mật độ giao thông đô thị, cải thiện kết cấu
giao thông và điều kiện đi lại của người dân.
Tại hội nghị, các đại biểu đều thống nhất với chủ trương
đầu tư hai tuyến đường sắt đô thị. Khi hình thành, đưa vào
vận hành khai thác, các tuyến đường sắt này sẽ giảm đáng
kể việc ùn tắc giao thông, giảm được ô nhiễm không khí,
tiếng ồn và tai nạn giao thông.
Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội thống nhất giao
Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo các cơ quan liên quan
hoàn thiện các nội dung triển khai hai dự án đường sắt đô
thị trên, trình Thủ tướng Chính phủ để triển khai theo quy
định. Trong quá trình triển khai, cần chú trọng công tác giải
phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo lộ trình đã đề
ra.
TRỌNG PHÚ
Metro số 1: Hoàn trả mặt bằng
Nhà hát TP trước ngày 30-4
Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR) cho biết để đẩy
nhanh tiến độ thi
công hạng mục
tháo dỡ rào chắn
phía trước Nhà hát
TP (đoạn từ đường
Nguyễn Huệ đến
đường Đồng Khởi),
đội ngũ công nhân,
kỹ sư trên tuyến
metro số 1 (Bến
Thành - Suối Tiên)
đang làm việc không quản ngày đêm.
Theo đó, rạng sáng 22-4, các công nhân và kỹ sư trên
công trường tuyến metro số 1 đã hoàn thành việc trải lớp bê
tông nhựa lần một, dự kiến đêm nay sẽ tiếp tục trải lớp bê
tông nhựa lần hai.
Hiện khu vực này đang được thi công lót đá vỉa hè, sơn
đường, hoàn thiện lối lên xuống tại ga Nhà hát TP. Dự kiến
toàn bộ rào chắn đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường
Nguyễn Huệ sẽ được tháo dỡ hoàn toàn. Mặt bằng phía
trước Nhà hát TP cũng đã được tái lập, trả lại không gian
thông thoáng và sạch đẹp cho khu vực này trước ngày 30-4.
ĐÀO TRANG
Các công nhân và kỹ sư trên công trường
đã hoàn thành việc trải lớp bê tông nhựa
lầnmột. (Ảnh doMAUR cung cấp)
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook