5
Chị Tú cho biết tàu cá CM
91986 TS bị ba tàu cá mang
biển tỉnh Cà Mau đụng chìm
vào ngày 22-8-2019. Đến
ngày 13-1-2020, Công an
huyệnTrầnVănThời ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết
tin báo tội phạm. Chị Tú đã
khiếu nại hai cấp và bị bác
đơn với lý do chưa trục vớt
được con tàu tang vật, trong
khi thời hạn giải quyết tin báo
tội phạm đã hết nên tạm đình
chỉ là đúng quy định.
Theo chị Tú, ngày 19-10-
2019, công an huyện yêu cầu
ba tàu cá đã tấn công và gia
đình chị Tú thương lượng chi
phí trục vớt con tàu. Phía các
chủ tàu cá đã đụng tàu chị Tú
đồng ý chịu 50% chi phí trục
vớt nhưng gia đình không
chấp nhận vì không có tiền
bởi số tiền trục vớt ước tính
vài trăm triệu đồng.
Còn một câu chuyện đau
đớn mà mỗi lần nhắc đến
là chị Lư Thị Kiên (ngụ xã
Khánh Hội, huyện U Minh)
cứ ứa nước mắt: “Ngày 20-
10-2020, nhà tôi bị mất 6.500
vỏ ốcmực (vỏ ốc đểmực chui
vào, ngư dân kéo lên bắt)
khi đang đánh bắt trên biển,
ước tính lúc đó khoảng 250
triệu đồng. Sau đó vài ngày,
tôi phát hiện vỏ ốc của tôi ở
trong các bao tải nhà ông Th,
một người mua bán vỏ ốc ở
địa phương. Tôi đã tố giác
và theo đuổi mấy năm nay
vẫn không được. Công an đã
khởi tố vụ án nhưng đã tạm
đình chỉ và vẫn chưa mở lại
điều tra”.
Đến những “cu mồi”
thị uy sức mạnh
“Trên biển Cà Mau, ai
mạnh thì hơn”, đó là đúc kết
của nhiều ngư dân hiểu biết
vùng biển này. Anh Nguyễn
Phi Trường (ngư dân cửa
biển Khánh Hội) kể: “Mấy
năm gần đây, người ta sắm
“cu mồi” nhiều lắm. Đó là
những phương tiện sắm ra
chỉ để chống trộm cắp trên
biển hoặc là để đi trộm cắp.
Hàng trăm năm đánh bắt cá,
ngư dân Cà Mau không cần
đến “cu mồi””.
Dọc theocáccửabiểnKhánh
Hội, cửa Đá Bạc, cửa Sông
Đốc, có nhiều “cu mồi”, là
một phương tiện kiểu như đò
dọc nhưng đặt máy trong với
công suất cực lớn, trong đó
nhiều chiếc không có biển số.
““Cu mồi” là gọi theo
Thời sự -
ThứBảy27-1-2024
UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo “nóng”
ổn định tình hình trên biển
UBND tỉnh chỉ đạo BộChỉ huy Bộđội biênphòng, công an,
SởNN&PTNT,UBNDcáchuyệnvenbiểnkhẩntrươngvàocuộc
ổn định tình hình an ninh trật tự trên biển. Hai việc cấp bách
phải làmngay là điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo pháp luật
quy định những vi phạm đã qua, tăng cường tuần tra, kiểm
soát, nắm chặt tình hình để ngăn chặn triệt để tội phạm, các
hành vi vi phạmdo tranh chấpngư trường trênbiểnCàMau.
TRẦNVŨ
N
hững hành vi vi phạm
pháp luật chưa được xử
lý cũng như thực trạng
“ai mạnh thì hơn” trên biển
Cà Mau đã ăn sâu trong suy
nghĩ của ngư dân ở đây khiến
vùng biển này ngày càng
phức tạp, chưa thể ổn định
“một sớm một chiều”.
Từ những vụ việc
tàu cá bị chìm
Đầu năm 2024, sau vụ việc
tàu cá bị tấn công bằng bom
xăng lúc nửa đêm, cháy rụi rồi
chìm, Chủ tịchUBND tỉnhCà
Mau Huỳnh Quốc Việt đã có
công văn hỏa tốc, chỉ đạo các
cơ quan chức năng vào cuộc
ổn định tình hình trên biển.
Đây là lúc ngư dân kể lại
những sự việc đau buồn trên
biển Cà Mau. Anh Nguyễn
Văn Tuấn (ngụ thị trấn Sông
Đốc, huyệnTrầnVănThời) kể:
“Biển CàMau phức tạp nhiều
nămqua, có những vụ xử nhau
kiểu giang hồ trên biển nhưng
không bị xử lý. Còn nạn nhân
thì khốn khổ kêu cứu khắp nơi,
kẻ ác lại nhởn nhơ”.
Sau đó, PV đã gặp chị Dư
Cẩm Tú (ngụ thị trấn Sông
Đốc, huyện Trần Văn Thời),
một nạn nhân như anh Tuấn,
chia sẻ ba năm trước, tàu cá
gia đình chị bị ba tàu cá cùng
nhau đụng chìm trên biển,
chồng chị tố giác đến công
an, rồi truy bắt được người
tấn công, họ thừa nhận như
tố giác nhưng công an huyện
đã không xử lý vì lý do gia
đình chị không có tiền để thuê
người trục vớt xác tàu làm
tang vật; gia đình chị đã “gõ
cửa khắp nơi” nhưng đều vô
vọng. Vụ việc đó khiến nhà
chị bị thiệt hại 1,5 tỉ đồng
nên phải bán nhà trả nợ, giờ
ở nhờ người thân.
Một ngư dân chia sẻ
mấy năm gần đây,
người ta sắm nhiều
cu mồi, là những
phương tiện chỉ để
chống trộm cắp trên
biển hoặc là để đi
trộm cắp.
Vợ chồng chị Dư CẩmTú bức xúc kể về vụ việc bị “chìmtheo con tàu” vì không có tiền trục vớt xác tàu.
Ảnh: TRẦNVŨ
Nghi can bắn người ở Vĩnh Long
tự sát tại Đồng Nai
Chiều 26-1, theo nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
,
Phạm Quốc Huy (50 tuổi, ngụ phường Tân Mai, TP Biên
Hòa, Đồng Nai), nghi can nổ súng ở tỉnh Vĩnh Long khiến
một người tử vong và hai người bị thương được phát
hiện đã tự sát tại Nghĩa trang TP Biên Hòa (phường Long
Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) với vết thương trên đầu,
bên cạnh là khẩu súng ngắn.
Theo thông tin ban đầu, trước đó vào trưa 25-1, người
dân ở ấp Phước Trinh (xã Bình Phước, huyện Mang Thít,
Vĩnh Long) nghe tiếng nổ lớn nên ra xem thì thấy ông
HNC (59 tuổi), bà NTKH (60 tuổi) và ông HBĐ (40 tuổi)
bị Phạm Quốc Huy bắn bị thương. Sau đó, người đàn ông
lên xe máy tẩu thoát. Người dân đưa ba nạn nhân đi cấp
cứu nhưng do bị thương nặng nên bà H đã tử vong.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Cục Cảnh sát hình sự,
Bộ Công an phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự công an
các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Nai, Ninh Bình, TP.HCM và các
tỉnh miền Tây Nam Bộ truy xét nóng đối tượng gây án.
Chiếc xe máy mà Huy điều khiển rời khỏi hiện trường
được tìm thấy tại bệnh viện ở tỉnh Vĩnh Long.
VŨ HỘI - HẢI DƯƠNG
Cháy nhà hẻm Lê Văn Sỹ,
cả gia đình thoát nạn
Ngày 26-1, Công an quận 3, TP.HCM vẫn đang phong
tỏa hiện trường, điều tra vụ cháy nhà dân trong hẻm
đường Lê Văn Sỹ, phường 12. Khoảng 1 giờ 15 sáng cùng
ngày, khói lửa bùng lên từ căn nhà một trệt, hai lầu trong
hẻm 452 đường Lê Văn Sỹ. Phát hiện đám cháy, hàng
xóm xung quanh hô hoán, cảnh báo và huy động phương
tiện tại chỗ phá cửa, tiếp cận khống chế.
Theo người dân, thời điểm này trong nhà có hai vợ
chồng, hai người con và một người khác và họ kịp leo lên
tầng thượng, thoát qua nhà hàng xóm.
Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận 3 điều động
nhiều phương tiện cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến
hiện trường dập tắt khói lửa trong khoảng 20 phút.
NGUYỄN TÂN
“Che mắt” cho vay lãi nặng
bằng làm từ thiện
Ngày 26-1, Công an TP Đà Nẵng thông tin vừa triệt phá
nhóm tín dụng đen, cho vay lãi nặng do Trần Đình Quân
(42 tuổi, Đà Nẵng) cầm đầu. Trương Việt Hoàng (23 tuổi,
quê Nghệ An) và Vương Quang Hiệp (38 tuổi, quê Hà
Nội) là người giúp sức tích cực cho Quân.
Hoàng thay mặt Quân dàn xếp từ cho vay nợ đến đòi nợ
với các thủ đoạn lập hợp đồng giả cách, như cầm cố, thế
chấp ô tô, thế chấp sổ hồng vay tiền. Các con nợ khi vay
tiền và chưa thanh toán đủ thì nhóm này sẽ đánh đập, uy
hiếp, đe dọa cả người thân của con nợ để thu hồi tiền.
Chiều 18-1, các trinh sát của Công an TP Đà Nẵng đã
bắt giữ Hoàng, Hiệp. Sau đó, công an đã bắt tạm giam
Quân và kêu gọi những người liên quan ra trình diện.
MINH TRƯỜNG
“Aimạnhthì hơn” trênbiểnCàMau
Cách đây ba năm, một tàu cá trị giá 1,5 tỉ đồng đã bị ba tàu cá khác đâm chìmngoài biển CàMau;
vụ việc đến nay chưa được xử lý, vì sao?
thuyết gác cu. Người gác cu
phải có chim cu mồi để bẫy
những con khác. Tàu nào có
được “cu mồi” thì các nhóm
trộm cắp sẽ không dámmanh
động, bởi sẽ bị truy đuổi khó
thoát” - bàHuỳnhThị Phượng
(xã Khánh Bình Tây, huyện
Trần Văn Thời) lý giải.
Bà Phượng có chục chiếc
tàu cá do các con của bà điều
hành. Để bảo vệ đoàn tàu, bà
đã sắm một cu mồi gần cả
tỉ đồng. “Tác dụng chủ yếu
của nó là để không bị người
ta trộm cắp và tấn công” - bà
Phượng nói.
Từ suy nghĩ “ai mạnh thì
hơn”, những vụ việc tự giải
quyết mâu thuẫn do tranh
chấp ngư trường bằng bạo
lực ngày càng nhiều và manh
động hơn. Điển hình là ngày
2-1, một tàu cá của ngư dân
đã bị phóng hỏa, cháy chìm
trên vùng biển xã Khánh Hội.
Ngày 9-1, theo báo cáo nhanh
của UBND tỉnh Cà Mau gửi
đến Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ NN&PTNT, trong
vòng chưa đầy ba tháng, từ
ngày 8-11-2023 đến ngày
báo cáo, có 13 vụ việc ngư
dân tấn công nhau do tranh
chấp ngư trường, bao gồm
các hành động dùng tàu cá
đụng nhau, bắn bằng súng tự
chế, bắn thun đạn bi sắt, bom
xăng, gậy gộc…
“Ngư dân vô cùng lo lắng,
hoang mang trước nạn “ai
mạnh thì hơn” trên biển Cà
Mau. Pháp luật cần khẩn
trương giải quyết vấn nạn này.
Đặc biệt là phải xử nghiêm
vi phạm” - chị Dư Cẩm Tú,
một nạn nhân từng bị đụng
chìm tàu, bức xúc nói.•
Một chiếc “cumồi” không biển số đang chặn đầumột tàu cá vì
tranh giành ngư trường vào giữa tháng 12-2023. Ảnh: TRẦNVŨ