065-2016 - page 14

14
THỨBA
15-3-2016
Phóng sự - Chuyên đề
BứcảnhRéhahn
chụpbàXongtrên
sông Hoài được
đăng trên trang
du lịch của báo
LosAngelesTimes
(Mỹ) và ảnh bìa
trong cuốn sách
mangtên
Vietnam,
mosaicofcontrasts
(ViệtNam-Những
mảnhghéptương
phản).Tấmảnhnày
đượcbáoMỹbình
chọn làbứcảnh“cụbàđẹpnhất thếgiới”.
TẤNTÀI
T
rênchiếcghenhỏbêndòng sôngHoài, “cụbàđẹpnhất
thế giới” vẫn thầm lặng làm công việc củamình suốt
mấychụcnămqua làbơigheđưakháchngắmcảnh.Giá
cả luônniêmyết trênghe, ánhmắt hồnhậuvànụcười rạng
ngời làđặc sảncủachiếcghenhỏcủabàBùiThịXong (78
tuổi) ở xóm đỗ ghe gần chùaCầu (HộiAn, QuảngNam).
40nămgắn với bến sôngHoài
Ẩn đằng sau nụ cười và bàn tay gầy guộc, nhăn nheo ấy
là bao câu chuyện vềmột cuộc đời cơ cực, bần hàn nhưng
căng tràn niềm vui cuộc sống.
Trênchiếcghenhỏ tròng trànhbơidọcsôngHoài,bàXong
kểbà lớn lên trongmột giađìnhđôngconở thôn7, phường
CẩmNam (HộiAn) nên 13 tuổi đã theo cha lên thuyền ra
biển mưu sinh. Những năm tháng chiến tranh khốc liệt,
bà cùng gia đình chạy loạn lên thôn 2 thì gặp ôngĐỗ Tới
(chồng bà bây giờ).
Yêumến vẻ đẹp của người phụ nữ đã ngoài 30 tuổi, ông
Tới trốnquândịchđể hẹnngàyhòa bình sẽ cưới bà về làm
vợ.Năm1976, khi chiến tranhkết thúc thìôngbàcướinhau.
“Hồi đó, hơn30 tuổi đã tính làếnêncứnghĩ chạygiặcxong
sẽ về lại quê cũ. Vậymà ổng kiên quyết giữ lại cho bằng
được. Chắc do ổngmê tôi quá” - bà cười giòn tâm sự.
Để lo lắng chomái ấm và ba đứa con nhỏ, ôngTới theo
bạn thuyềnđi biển, cònbà rabếnđò chèoghe chởkhách ra
cảngmua cá. Khoảng bốn năm lại đây, cảng cá được quy
hoạch vào bờ, còn ông Tới sức khỏe cũng đã già yếu nên
hai vợ chồng bàn nhau ra chèo ghe chở du khách đi dọc
sôngHoài ngắm cảnh. Suốt gần 40 năm gắn với cái nắng,
cái gió của xứ biển nên làn da bà chắc giòn, nụ cười luôn
thường trực trênmôi.
Cứ 8 giờ sáng hằng ngày, hai ông bà lại chèo ghe lên
sông Hoài chờ khách. “Có ngày bơi 4-5 chuyến (50.000
đồng/chuyến), có ngày chẳng được chuyến nào. Cực thì
cũng có cực nhưng vui thì nhiều hơn vì chèo ghe thế này
mìnhđượcgặpngười nàyngười kiađể trò chuyện, khoevề
HộiAn củamình.Mình hãnh diện với công việc củamình
lắm” - bàXong nói.
Nói rồi bàXong kể về những ngày cơ cực của đờimình.
“Đứa con lớn của vợ chồng tôi kémmay mắn vì bị gù ở
lưngnênnaydùđãngoài 40 tuổi nhưng cứnhưđứa trẻmãi
khôngchịu lớn.Vợchồng tôi lochonó lắm,
mai này không biết khi tôi với ông ấy nằm
xuống thì lấy ai lo chonó”.Nhưng rồi bà lại
tự trấn anmình rằngmaymà hai vợ chồng
còn có sức khỏe.
Suốt buổi trò chuyện, lúc nào trên gương
mặtđầyvếtchânchimnhưngphúchậucủabà
luôn rạng rỡnụcười. “Sống trênđờiphảivui
vẻ, cóvui thìmới vượt quađượcnhữngkhó
khăn, cơ cực. Lầm lũi kiếm sống thì ai cũng
cựcnhưngcực rứacũngchưađáng làbaovì
cạnhmình còn có chồng, có con, có bà con chòm xóm, có
sức khỏe là sẽ vượt lên được hết” - bàXong lại cười tươi.
Cuộc hạnhngộ yêu thương
Cách đây năm năm (năm 2011), khi bơi ghe đưamột du
kháchngười Phápđi ngắm cảnh, bàđã có cuộchội ngộvới
nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle. Suốt 30
phút bơi thuyềndọc sông, Réhahnbị cuốnhút,mêmẩnvới
nụ cười duyêndáng và sự vui tính của bàXong.
Cuộc tròchuyện tùmùchữđượcchữmấtcủahaiconngười
xa lạ bỗng chốc trở nên gắn bó. “Réhahn bảo tôi không có
răng, rồi đưamáy ảnh lên chụp nhưng tôi ngại quá nên lấy
tay chemiệng” - bàXong lý giải về bức ảnh vừa đoạt giải.
Cụkể tiếpngàyđóhai vợchồngchỉ cóchiếcghecũ rách,
thường xuyên bị đục nước, cứ đi một quãng là phải cúi
xuống tát nước ra kẻo chìm. “Thấy hoàn cảnh của tôi như
vậy,Réhahnmới hỏi nguyệnvọng lớnnhất của tôi làgì.Tôi
cũng thật thànói:“Côchỉmongcóchiếcghemớiđể làmăn”.
Cứnghĩ làRéhahnhỏi chơi thôi, ai dèkhoảnghai tháng sau
thì có người bênCẩmKim gọi tôi đến nhận chiếc ghemới
do Réhahn đặt đóng. Tôi hạnh phúc lắm, có lẽ đó là món
quà lớnnhất trongđờimà vợ chồng tôi từngđược nhận”.
Sau lầnđó,Réhahncũng thườngxuyên lui tới thămchiếc
ghe củahai vợ chồnggià lái đòbên sôngHoài.Với ôngbà,
Réhahn trở thành đứa con thứ tư trong gia đình. “Mới đây,
Réhahn đưa bức ảnh đến và báo được giải to. Tôi quá bất
ngờ vì cứ nghĩ còn bao nhiêu người đẹp hơnmình, dễ chi
được như rứa” - nói rồi bà lại cười hồnhậu.
Lầnđầu tiên trongđời hai vợ chồngbàmới được ra khỏi
những conphố cổ, trầmmặc củaHộiAnđể raHàNội cùng
Réhahnnhậngiải. “Lầnđầu tiênvợ chồng tôi được đi chơi
xa, được đimáy bayvà cònđược nhậnhoa nữa.
Khi raĐại sứquánPháp cũngđúngvàongày8-3nênhọ
tặnghoacho tôivànói là“mónquàdànhchongườiđẹpnhất
thế giới”
.
Tôi cũng xúc động lắm bởi lần đầumới biết đến
ngàyQuốc tếphụnữ, có cảhoanữa, rồi lại cònđượcmệnh
danh làngười đẹpnhất, tôimừngnhưngcũnghơi thẹn” -bà
Xongnói rồi nhìn ôngTới cười ngượngngùng.
ÔngTới cũng chia sẻ thêm: “Ngày xưa tôi thương bà vì
tínhnết hiền lành, lúc nào cũng cười vui vẻ vớimọi người.
Trong xóm ai cũng thương và khen bà đẹp. Ngày con gái
răng bà ấy trắng lắm, giờ già nên răng rụng hết rồi”. Nói
rồi hai ông bà cùng kể về chuyến thăm thủ đô lần đầu tiên
trong đời mình, được đi nhiều nơi lắm, nơi nào cũng đẹp,
đường rộng lắm...Nhưngkhi được hỏi nếu có cơhội raHà
Nội hoặc một TP lớn nào khác để sinh sống ông bà có đi
không thì cả hai ông bà đều lắc đầu bảo lỡ yêuHộiAn rồi.
“Nổi tiếng thì cũngphải làmmới có ăn...”
Dù đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm nhưng bà Xong
khiến ai cũng phải ngưỡngmộ về vẻ đẹp củamình. Sự lạc
quan, nghị lực sống toát lênbởi nụ cười củabà.Nụ cười ấy
khiếnngười taphải địnhnghĩa lại hoàn toànvềcái đẹp.Con
người đẹp nhất là khi họ sống lạc quanvà luônmỉm cười.
Saukhinhậngiải thưởng, bàXong lại trởvềvới côngviệc
thường nhật mà mấy chục năm qua đã gắn bó. Dù không
nói được tiếngAnhnhưngkháchTây tìmđếnghecủabà rất
đông. “KháchTây thíchđi ghe tôi lắm.Trênghecó treogiá
đànghoàng, không cóvòi vĩnhđểxin thêm.
Xin tiềnkiểunhư rứanhỏnhenquá,họkhinh
mình rồi không đi ghe nữa. Có nhiều người
mìnhmời nhưng họ không đi thì thôi, mắc
chi mà bực bội” - bà nói. Với người nước
ngoài, ngônngữgiao tiếp của bà là ánhmắt
vànụ cười. Cònkhi gặpkháchdu lịch trong
nướchoặccóhướngdẫnviên thì chuyếnghe
dọc sông Hoài cũng có phần vui nhộn hơn
bởi cách nói chuyện rôm rả, đậm chất xứ
Quảng của bà.
Tuổi già, cứ trái gió trở trời lại đau. Nhưng với bà, ngày
nàocònmạnh, khôngđi chèoghe thìuổng.Có laođộngmới
khỏe,mới vui được. “Có người gặp tôi nói: “Chu choa sao
bà nổi tiếng rồi còn bơi đò chi vậy?”. Tôi nói nổi tiếng thì
cũng phải làmmới có ăn chứ. Tôi cũng tính chèo ghe cho
đến lúc nào không còn sức nữamới nghỉ. Có lao động vậy
mới vui” - bà nói. Từ ngày chèo ghe chưa có vị khách nào
phànnànhaygiậndỗi gì bà.
Cũng từ ngày nổi tiếng, du khách khi đi ngang ghe đều
ghé vào xin chụp chung với bà vài pô ảnh làm kỷ niệm.
Nhiều người còn đứng chờ cả tiếng đồng hồ để gặp bà cho
bằngđược.■
Ảnh1:
BàXongchèoghechởkháchvới
nụcười luônnởtrênmôi.
Ảnh2:
Dukháchthíchthúchụpảnh
“cụbàđẹpnhấtthếgiới”.
Ảnhtrongbài :TẤNTÀI
Sựlạcquan,nghịlựcsốngtoátlênbởinụcườicủabà.
“Cụbàđẹpnhấtthếgiới”
vẫnchèoghe
“KháchTâythíchđighe
tôi lắm.Trênghecótreo
giáđànghoàng,khôngcó
vòivĩnhđểxinthêm.Xin
tiềnkiểunhưrứanhỏnhen
quá,họkhinhmìnhrồi
khôngđighenữa.”
NhiếpảnhgiaRéhahnCroqueviellevà
bàBùiThịXong(nhânvậttrongtácphẩm
HiddenSmile
-Nụcườiẩngiấu)tại lễ
traotặngbứcảnhchoBảotàngPhụnữ
ViệtNamdịp8-3vừaqua.Ảnh:V.THỊNH
2
1
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook