032-2017 - page 3

CHỦNHẬT 12-2-2017
3
TUẦN THỜI SỰ
Luật&Đời
Bàn tròn
Chỗngồi luậtsưvàchuyện
“bằngvaiphải lứa”
Tuần qua, giới hành nghề luật và những người
quan tâm đến công tác tố tụng phấn khởi trước tin
sắp tới luật sư (LS) sẽ ngồi ngang bằng với kiểm sát
viên (KSV). Điều này đã được quy định trong dự
thảo thông tư hướng dẫn hình thức bố trí phòng xử
ánmà chánh án TANDTối cao sẽ ban hành naymai.
Trước đó, câu chuyện vị trí chỗ ngồi của KSV và
LS cùng việc thay đổi vànhmóng ngựa thành bục
khai báo đã thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều
cơ quan trung ương khi góp ý về dự thảo thông tư
này. Bởi ý nghĩa của nó đã vượt qua khuôn khổ về
mặt hình thức liên quan chỗ ngồi của các chủ thể tố
tụng, trở thành vấn đề thuộc về nhận thức của các
nhà làm luật và hành nghề luật. Đó là quan điểm về
sự bình đẳng trong thực hiện chức năng buộc tội và
gỡ tội, là hiện thực hóa chủ trương cải cách tư pháp
của Đảng được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và
BLTTHS 2015.
Quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế
cũng đặt ra yêu cầu phải xây dựng hệ thống pháp
luật tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật
của các nước có nền tư pháp tiến bộ. Trong đó, các
mô hình tố tụng hình sự truyền thống và giao thoa
trên thế giới đều thể hiện vị trí chỗ ngồi ngang
bằng nhau giữa công tố và người bào chữa. Sẽ còn
những bước đi cần thiết theo quy trình xây dựng
và ban hành thông tư của chánh án TANDTối cao
nhưng chủ trương cải cách tư pháp nhấnmạnh vị trí
trung tâm của tòa án, nâng cao vai trò của LS trong
thực hiện chức năng xã hội cao quý. Điều này góp
phần hướng đến việc tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, dân chủ hóa hoạt động tư pháp.
Có ý kiến băn khoăn sự thay đổi về vị trí chỗ ngồi
có thể dẫn đến ảnh hưởng địa vị pháp lý, làmmất
thế cân bằng và suy giảm vai trò của KSV hiện nay
(vừa thực hành quyền công tố vừa kiểm sát hoạt
động tư pháp). Tuy nhiên, trong những năm vừa qua,
tôi và nhiều LS khác đều cảm nhận bước chuyển thật
sự lớn lao từ phía các cơ quan và người tiến hành tố
tụng. Không chỉ sự thay đổi về chỗ ngồi ngang nhau
của hai chủ thể buộc tội và gỡ tội mà đã có bước
chuyển thật sự trong nhận thức và chất lượng tranh
tụng của các công tố viên.
Trongmắt người dân và dư luận xã hội, sự công
bằng, phân định sòng phẳng về vị trí, vai trò của LS
trong tố tụng và đời sống đã được nhìn nhận và có
nhiều thay đổi. Thông qua những phiên tòa tranh
tụng dân chủ, cả hai chủ thể thực hiện chức năng
buộc tội và gỡ tội đã cùng trưởng thành lên.
Thực tiễn đó cho thấy vị trí chỗ ngồi của KSV và
LS, cũng như sự thay đổi mạnhmẽ về hình thức bố
trí phòng xử án bây giờ không còn là chuyện nhỏ.
Đây chính là sự phản ánh chiều sâu của nhận thức
và quan điểm về cải cách tư pháp từ lãnh đạo Đảng,
Nhà nước đến các cơ quan pháp luật tối cao và
những người hành nghề luật.
Việc bố trí phòng xử án theo tinh thầnmới của dự
thảo thông tư sẽ thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của
HĐXX, nơi tòa án thực hiện quyền tư pháp. Nó thể
hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, bảo đảm
quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sựmột cách công bằng,
bình đẳng.
Vấn đề cốt lõi là chất lượng của tranh tụng, là xây
dựng và thực thi cơ chế tranh tụng dân chủ và phán
quyết của tòa phải xuất phát từ kết quả tranh tụng
chứ không phải chỗ ngồi thấp hay cao. Bước chuyển
đổi này đến lượt mình sẽ tạo điều kiện cho việc hành
nghề của LS được thuận lợi, nâng cao được trách
nhiệm xã hội của LS trong quá trình tham gia tố tụng
và trong đời sống.
LS-TS
PHANTRUNGHOÀI
,
Phó Chủ tịch
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Nhữngvụtấncôngmạngđìnhđám
trongnăm2016
Đúng như dự
báocủacácchuyên
giabảomậtBkav,
năm2016đãghi
nhận sựbùngnổ
củamãđộc tống
tiền(ransomware),
virus lây lanqua
USB,vấnnạn tin
nhắnrácvànhững
cuộc tấncôngcó
chủđích(APT)cả
trong lẫn ngoài
nước.
Theo thốngkê
củaTrung tâmỨng cứukhẩn cấpmáy tínhViệtNam
(VNCERT -BộTT&TT), năm2016đãghi nhận tổng
cộng khoảng 134.375 sự cố tấn côngmạng ở cả ba
loại hình phishing (lừa đảo), malware (mã độc) và
deface (tấn công thayđổi giaodiện), số lượngvụ tấn
côngmạngnhiềuhơngấp4,2 lần. Tương tự, báo cáo
củaBkav cho thấy cóđến16% lượng email đượcgửi
trong năm 2016 là chứa ransomware, nhiều gấp 20
lần so với năm2015.
Cókhánhiều cuộc tấn côngmạngđìnhđámxảy ra
trongnăm2016, trongđóphải kể đếnviệc tin tặc tấn
côngvàohệ thốngphát thanhvàmànhìnhhiển thị thông
tinchuyếnbay tại sânbayNộiBài,TânSơnNhất vào
chiều29-7-2016, hiển thị nội dungkíchđộng, xuyên
tạcvềbiểnĐông.Cũng trong thờiđiểmnày, trangweb
của hãng hàng khôngVietnamAirlines cũng bị thay
đổinộidung, làm
ròrỉ thông tincủa
400.000 khách
hàng thân thiết.
Sựcốkhônggây
ảnh hưởng đến
hệ thống kiểm
soát an toànbay
nhưng đã khiến
hơn 100 chuyến
baybịảnhhưởng.
Cũng trong
tháng 8-2016,
vụkháchhàngNa
Hươngbị tin tặc
rút 500 triệu đồng trong tài khoảnVietcombankmà
không cầnmãxác thựcOTPgửi vềđiện thoại đãgây
xônxaocộngđồngmạng.Nguyênnhânbanđầuđược
xác địnhdongười dùng truy cậpnhầmvào các trang
webgiảmạocógiaodiệngiốnghệtVietcombankvàbị
đánh cắp thông tin. Các đối tượng lừa đảođã chuyển
tiền từ tài khoảnkháchhàng tới nhiều tài khoản trung
gian tại ba ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau
đó tiếnhành rút 200 triệuđồngquaATMởMalaysia.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Vietcombank đã kịp
thời giữ lại 300 triệu đồng.
Không riênggìVietcombank, trướcđónhiềungười
dùngBIDV,HSBCvàTPBankcũngbịđánhcắp thông
tin thẻ tín dụng, sử dụng để quảng cáo fanpage, đặt
phòngquaAgoda, chạy các dịchvụFacebookvới số
tiền lênđếnhàngchục triệuđồng…
MINHHOÀNG
Các loạitàikhoảnthẻtíndụngđang làđíchnhắmcủahacker.Ảnh: INTERNET
Ông
NGÔTUẤNANH
,
PhóChủ tịch phụ trách an ninh
mạng củaBkav:
Cáccuộctấn
côngsẽtăng
trongnăm
2017
Với thực trạng nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã bị
nhiễmmã độc giánđiệpnằmvùng, năm2017 sẽ còn
tiếp tục chứng kiến nhiều cuộc tấn công có chủ đích
(APT) với quy mô từ nhỏ tới lớn. Mã độc mã hóa
tống tiền tiếp tục bùng nổ, xuất hiện nhiều hình thức
phát tán tinhvi và biến thểmới.Mã độc trêndi động
tiếp tục tăngvới nhiềudòngmãđộckhai thác lỗhổng
nhằmchiếmquyền root, kiểm soát toànbộđiện thoại.
Bên cạnh đó, nhiều lỗ hổng nguy hiểm trên nền tảng
Linuxđượcphát hiện sẽđặt các thiết bị chạy trênnền
tảngnày trước nguy cơbị tấn công. Sựbùngnổ thiết
bịkếtnối Internet (IoT)như routerWi-Fi, camera IP...
khiếnanninh trêncác thiết bị này thànhvấnđềnóng.
IoT có thể sẽ là đíchnhắm của hacker trongnăm tới.
Ông
VÕĐỖTHẮNG
,
Giámđốc
Trung tâmAnninhmạngAthena:
Nêndừngsử
dụngcácphần
mềm“bẻkhóa”
VN làmột trongnhữngquốcgia sửdụngứngdụng
“bẻ khóa” (không bản quyền) mật độ lớn, việc này
xuất hiện từcơquan, đơnvị, doanhnghiệpđếnngười
dùng cá nhân.Gắnvới việc này là số lượngmáy tính
cómã độc rất nhiềudoviệc bẻ khóa đãmở cổng cho
mãđộc.Bêncạnhđó, nhiềudoanhnghiệpkhôngxem
CNTTbảomật làvấnđềquan trọng.Chonênhệ thống
thông tincủanhiềuđơnvịđã lỗi thờivàsẽ làmục tiêu
tấn công cho các hacker.
Riêng với người dùng cá nhân thì ngày nay mỗi
người dùngđềucó thiết bị di động,máy tính, sửdụng
mạngxãhội để traođổi thông tinnênmứcđộphát tán
mã độc sẽ nhanh hơn rất nhiều. Ý thức người dùng
về tôn trọng bản quyền chưa được cao. Nhiều người
có tư duy rằng ta nên sử dụng phầnmềm “bẻ khóa”
trước, nếukhôngcó thì tínhđếnviệcmuabảnquyền.
ThS
PHẠMĐÌNHTHẮNG
,
Giám đốc Trung tâmĐào tạo
bảomật TườngLửa:
Ngườidùngnên
cógiảipháp
đềphòng
Một vấn đề chung là thị trườngVN là thị trường
tốt cho các hacker.Vì hiện nay phân khúc nào cũng
tồn tại vấn đề. Từ nhỏ như các doanh nghiệp start-
up hoặc các cá nhân bán hàng nhỏ với các trang bị
đơn giản nhưmột website bán hàng, một page trên
Facebook haymột địa chỉ email. Họ vận hành trên
máy tính cá nhân, nơi có hoặc không trang bị phần
mềm chống virus và tiếp xúc thường xuyên với các
môi trường nhạy cảm có thể ẩn chứa mã độc như
Internet hay kết nối USB drive; cho đến các doanh
nghiệp lớn bị tấn công cả hệ thống với các tấn công
APT chuyên nghiệp.
Điểmchungchocảdoanhnghiệpvàngười dùngở
chỗ thông tin là quan trọng nhất. Mọi phương thức
phòng, chốngđều có thể có trườnghợpxấunhất.Vì
vậycần sao lưu thông tin saochohiệuquảvàan toàn
nhất nhằm hạn chế rủi ro theo cách ít thiệt hại nhất.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook