180-2018 - page 20

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
Thứ Tư8-8-2018
Tiêu điểm
Ông Trump buộc thế giới chọn
Mỹ hoặc Iran
Tổng thống Mỹ nhắc lại quan điểm “bất cứ ai
làm ăn với Iran sẽ không thể làm ăn với Mỹ” khi
EU tìm đến các giải pháp chống lại lệnh trừng phạt
mới của Mỹ với Iran.
Các doanh nghiệp EU vẫn có quyền tiếp tục giao
thương với Iran bất chấp các lệnh trừng phạt mới
nhất của Mỹ. Theo đó, EU đã ban hành “đạo luật
ngăn chặn”, được đưa ra nhằm cho phép các doanh
nghiệp EU tiến hành khởi kiện chính quyền Trump
nếu họ bị gặp bất lợi từ lệnh trừng phạt mới nhất
của Mỹ nhắm vào Iran. EU cũng khuyến khích các
nước thành viên tiếp tục các giao dịch với Tehran.
Trong khi đó, Tổng thống Trump nhấn mạnh:
“Bất cứ ai làm ăn với Iran sẽ không làm ăn với Mỹ.
Tôi chỉ yêu cầu hòa bình cho thế giới, không yêu
cầu gì hơn”.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng lên án các
biện pháp trừng phạt của Mỹ, cho rằng đây chỉ là
cuộc chiến tâm lý nhằm khoét sâu những chia rẽ
giữa người Iran với nhau. Ông Rouhani cũng cáo
buộc chính quyền Tổng thống Trump đang lợi dụng
Iran làm đòn bẩy chính trị trước thềm bầu cử Quốc
hội giữa kỳ tại Mỹ tháng 11 tới.
TRẦN QUANG
Apple, Facebook,
YouTube vào cuộc
chiến thông tin
Những tập đoàn Internet lớn nhất thế giới đã cùng nhau chiến đấu
chống lại nạn tin giả, tin kích động tại nhiều khu vực trên thế giới.
THUTHẢO
Đ
iểm nóng nhất hiện nay
có lẽ là Mỹ - quốc gia
đang chuẩn bị bước vào
cuộcbầucửgiữakỳdựkiếnvào
tháng 11 năm nay. Hôm 6-8,
ba “ông lớn” gồm Facebook,
YouTube vàApple đã cùng tấn
công các trang thông tin của
Alex Jones - “ông trùm thuyết
âmmưu” đã sáng lập website
Infowars vào năm 1999.
Không khoan nhượng
tin giả, kích động,
thù địch
AlexJonesvàcáctrangthông
tin của ông ấy cũng được
Vox
đánhgiá đi đầu trongviệc cung
cấp các thông tin đậm chất
thuyết âmmưu có tính chất bạo
lực và thỉnh thoảng phân biệt
chủng tộc (bài trừ Do Thái).
Điển hình, hãng tin
CNN
cho
biếtAlex Jones từng lên tiếng
cho rằng vụ thảm sát khiến 26
người chết, trong đó có 20 trẻ
emcủaTrườngTiểuhọcSandy
Hook ở bang Connecticut vào
năm2012 chỉ là “tin vịt”. Trên
Infowars,Alex Jones đã nhiều
lần đưa ra giả thuyết chính
quyềnMỹ đã dàn dựng vụ tấn
côngkhủngbốđầu tiên trênđất
Mỹ vào ngày 11-9-2001. Jones
từng dính vào các vụ kiện tụng
cáo buộc “đưa thông tin sai,
độc ác và nguy hiểm”.
Tuynhiên, “thuyết âmmưu”
không phải là lý do khiếnAlex
Jones bị “cấm cửa” mà vấn đề
nằm ở chỗ Jones và Infowars
“chủ đích cổ súy, ủng hộ hoặc
xúi giục thù hận hay bạo lực
chống lại một nhómngười hay
các cá nhân đặc thù”. Cụ thể,
Facebook lýgiải tài khoảnAlex
Jones“cổđộngbạolực,viphạm
chính sách Facebook, sử dụng
những ngôn từ vô nhân đạo
để mô tả nhóm người chuyển
giới, người theo Hồi giáo và
dân nhập cư”.
YouTube “đóng cửa” kênh
AlexJones,tuyênbố“khingười
dùng vi phạm các chính sách
sử dụng nhiều lần, như chính
sách chống tin kích động, thù
địch, quấy rối hoặc các quy
định chống lừa đảo, chúng tôi
sẽ chấm dứt quyền sử dụng
những tài khoản của họ”.
BBC
dẫn lại tuyên bố của
Apple rằng hãng này “không
Trang Infowars nhận được
khoảng 10 triệu lượt truy cập
mỗi tháng và kênh Alex Jones
trênYouTube có 2,4 triệungười
đăng ký với 17 triệu lượt xem
trong 30 ngày.
(Theo thống kê của Vox)
Trong môi trường
Internet phẳng và
mở, giới hạn phân
định tự do ngôn
luận và thông tin
độc hại dường như
rất mong manh.
Alex Jones
với trang
Infowars
ủng hộ
ứng viên
Donald
Trump,
thường
xuyên
chỉ trích
Hillary
Clinton
trong
bầu cửMỹ
năm2016.
Ảnh:
NYMAG
khoan nhượng thông tin kích
động, thù địch”. “Chúng tôi có
những hướng dẫn rất rõ ràng
rằng những người tạo ra hay
phát triển (thông tin) phải tuân
thủ (các quy định) để đảmbảo
một môi trường an toàn cho
tất cả người dùng của chúng
tôi” - Apple tuyên bố.
Hãng âm nhạc trực tuyến
Spotify đã xóa bỏ các chương
trình của Alex Jones trong hệ
thống, tuyên bố “chúng tôi rất
xemtrọngcácbáocáovề thông
tin kích động, thù địch. Do vi
phạmnhiều lần các chính sách
liên quan nội dung bị cấm, các
chương trình của Alex Jones
đãmất quyền tiếp cận nền tảng
của Spotify”.
Cuộc tranh luận về
tự do ngôn luận
Việc các “ông lớn”, không
biết vô tình hay hữu ý, cùng
nhau tấn công Alex Jones và
Infowars đã khiến cuộc tranh
luận về tự do ngôn luận ở Mỹ
xảyra.ĐộngtháicủaFacebook,
YouTube và Apple với Alex
Jones và Infowars không có
dấu hiệu phạm pháp, thậm
chí được nhiều người ủng
hộ mạnh mẽ. Các tập đoàn
Internet, nhất là Facebook,
đang chịu sự giám sát gắt gao
của các nhà lập pháp Mỹ lẫn
Liên minh châu Âu (EU) sau
vụ bê bối rò rỉ thông tin, cũng
như các chỉ trích liên quan đến
tin giả, tin kích động thù địch.
Thậm chí Đức là quốc gia đi
đầu EU đã ban hành các quy
định buộc Facebook phải kiểm
duyệt thông tin, đảm bảo môi
trườngmạngxãhội lànhmạnh.
Giá cổ phiếu Facebook mới
đây rớt thê thảm càng khiến
Facebook và những nhà cung
cấp các nền tảng thông tin trực
tuyến trở nên thận trọng. Chỉ
riêng tại Đức đã có hàng ngàn
nhân viên Facebook tham gia
quá trình kiểm duyệt, xóa bỏ
tin giả, tin kích động, thù địch.
Tại Mỹ, làn sóng tin giả, tin
kíchđộng,thùđịchtrởnênnóng
hơn bao giờ hết kể từ cuộc bầu
cử 2016. Thống kê của statista.
comcho thấynăm2017 cóđến
42% tổng lượng thông tin giả
được ghi nhận lan truyền qua
kênh mạng xã hội, chiếm tỉ lệ
cao nhất trong các kênh thông
tin. Hơnmột nửa số người dân
Mỹ được khảo sát cho biết họ
xác định thông tin giả là một
vấn đề nghiêm trọng. Chính
cựu tổng thống Mỹ Barack
Obama từng nói mối đe dọa
đối với nền dân chủ Mỹ hiện
nay không phải là báo chí hay
các cường quốc bên ngoài mà
chính là việc người Mỹ không
chia sẻmột sự hiểu biết chung
về “sự thật”.
Infowarsđãkhôngđưarabình
luận về lệnh cấm của các “gã
khổng lồ”nhưngAlex Jones đã
viết trênTwitter khuyến khích
người dùng nên truy cập trực
tiếpvàowebsite Infowars (thay
vì thông qua các nền tảng khác
như Facebook).
CácnhómngườihâmmộAlex
Jones cho rằng các “ông lớn”
đang thông đồng và can thiệp
bầu cử (sắp tới), đồng thời đẩy
quyền tự do ngôn luận đối mặt
tình trạng rủi ro.Wikileaks cho
rằng lệnh cấmnhắmvào Jones
và Infowars là bằng chứng của
“vấn đề chống lại sự thật mang
tính toàn cầu”. Thượng nghị sĩ
Ted Cruz cũng lên tiếng bênh
vực quyền tự do ngôn luận của
Jones, cho rằng luật chống độc
quyền cần được áp dụng để xử
lý các tập đoàn như Facebook.
Ông cho rằng những ai “cấm
cửa” Alex Jones cũng có thể
làm điều tương tự với những
cá nhân, đoàn thể khác.
Việcmột loạt “gã khổng lồ”
Internet tấn công Alex Jones
và Infowars không phải là dấu
hiệu kết thúc của cuộc chiến
chống thông tin độc hại mà
dường như chỉ mới bắt đầu
giữa hai phe giằng covề cái gọi
là “sự thật”. Trongmôi trường
Internet phẳng vàmở, giới hạn
phân định tự do ngôn luận và
thông tin độc hại dường như
rất mong manh.•
1
tỉ USD vừa được Quốc hội Mỹ duyệt cho Bộ Quốc
phòng Mỹ phát triển các thiết bị ngầm không người
lái dưới nước (xe, máy bay, tàu ngầm). Khoản 1 tỉ USD
này nằm trong ngân sách quốc phòng tài khóa 2019,
716 tỉ USD, lớn nhất trong lịch sửMỹ. 23 nhà thầu quốc
phòng đang có cơ hội nhận thầu phát triển các thiết
bị này.
ĐĂNG KHOA
l
Venezuela tìm ra chủ mưu vụ ám sát tổng
thống.
Thông tin này được Tổng chưởng lý
Venezuela, ông Tarek William Saab, xác nhận
vào hôm qua (7-8).
CNN
dẫn lời vị này nói rằng:
“Chúng tôi tìm ra nơi mà họ đã ở suốt vài ngày
trước vụ tấn công, xác định danh tính những người
chế tạo thiết bị nổ, chuẩn bị vũ khí và mối quan
hệ của họ với nước ngoài”. Bốn công tố viên
Venezuela đã tìm ra địa điểm đặt bộ điều khiển
máy bay không người lái gắn thuốc nổ, đồng thời
bắt giữ hai nghi phạm trực tiếp điều khiển thiết bị
này.
l
Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak sắp bị
khởi tố.
Theo
Reuters
, quá trình khởi tố bắt đầu từ
hôm nay (8-8) liên quan đến vụ bê bối tham nhũng
tại quỹ đầu tư nhà nước 1MDB của Malaysia.
Hôm qua, Văn phòng Ủy ban Chống tham nhũng
Malaysia (MACC) đã thẩm vấn ông Najib Razak
liên quan cáo buộc lạm dụng quyền lực và vi phạm
sự ủy thác liên quan đến cáo buộc chuyển 42 triệu
ringgit (hơn 10,2 triệu đồng) từ Công ty SRC
International vào tài khoản cá nhân của mình.
THÙYANH
Tổng thốngMỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook