294-2018 - page 20

16
Quốc tế -
Thứ Tư 19-12-2018
Tiêu điểm
Quan chức Trung Quốc tuồn bí mật
tàu sân bay đối mặt án tử
Ông Sun Bo, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công
nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), có nguy cơ
lãnh án tử hình với cáo buộc tuồn các tài liệu mật
liên quan đến tàu sân bay Liêu Ninh cho nước ngoài.
Tờ
Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP)
ngày
18-12 dẫn thông báo của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ
luật Trung ương Trung Quốc cho biết ông Sun Bo
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ. Theo
nguồn tin của
SCMP
, ngoài cáo buộc nhận hối lộ,
ông Sun còn bị điều tra vì đã tuồn các thông tin
tuyệt mật của tàu sân bay Liêu Ninh cho tình báo
nước ngoài.
Ông Sun đã bị khai trừ khỏi đảng và bị bắt điều tra
hồi tháng 6 vì “vi phạm nghiêm trọng điều lệ đảng
và gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia”. Theo Cơ quan
chống tham nhũng Trung Quốc, “là một cán bộ cấp
cao và lãnh đạo của một cơ quan quốc doanh nhưng
ông Sun Bo lại lạm dụng quyền lực và bất trung với
đảng, đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ đảng và không
làm gì để sửa sai từ sau Đại hội đảng lần thứ 18”.
Trước khi bị bắt, ông Sun là quan chức chịu trách
nhiệm cao nhất trong các dự án đóng tàu sân bay
cho hải quân Trung Quốc tại CSIC. Hiện chưa rõ
mức độ mật của thông tin về tàu Liêu Ninh mà
ông Sun đã cung cấp cho các đặc vụ tình báo nước
ngoài. Một số nguồn thạo tin cho hay ông có nguy
cơ đối mặt án tử hình.
Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
được mua từ Ukraine năm 1988. Vốn là một tàu sân
bay cũ thuộc lớp Kuznetso, sau khi được kéo về
Trung Quốc, Liêu Ninh đã được CSIC đại tu trong
gần một thập niên trước khi hạ thủy vào năm 2012.
TRI TÚC
Mỹ, NATO chỏi nhau
chuyện Kosovo định
lập quân đội
Trong khi NATOphản đối quyết định “không đúng lúc” thì Mỹ lại
hoan nghênh “bước đi tích cực” lập quân đội của Kosovo.
THIÊNÂN
N
gày 17-12, theo đề nghị
của Serbia, Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc
(HĐBA LHQ) họp về quyết
định thành lập quân đội chính
quy, thường trực của Kosovo
- lãnh thổ đơn phương tuyên
bố độc lập khỏi Serbia từ năm
2008. Ngày 14-12, Nghị viện
Kosovo thông qua ba dự luật
chophépnângcấp lực lượngan
ninh Kosovo với 4.000 thành
viên hiện tại lên thành quân
đội chính quy với 5.000 binh
sĩ, 3.000 quân dự bị (trong đó
5% sẽ là người Serbia).
Tình hình Balkan
leo thang nguy hiểm
Cuộc họp của HĐBALHQ
cho thấy căng thẳng liên quan
tình hình Kosovo và Tây
Balkan đang leo thang nguy
hiểm. Theo
AP
, tại cuộc họp,
Tổng thống SerbiaAleksandar
Vucic cáo buộc Kosovo vi
phạm Nghị quyết 1999 của
LHQ, yêu cầu Kosovo trưng
giấy tờ chứng minh mình có
quyền chủ quyền để thành lập
quân đội. Trước cuộc họp, Thủ
tướng SerbiaAna Brnabic nói
nếu Kosovo không dừng lại
thì can thiệp quân sự là “một
trong những khả năng đang
được Serbia cân nhắc”. Ông
Nikola Selakovic, cố vấnTổng
thốngVucic, cho biết Serbia có
thể sẽ triển khai quân.
Không chỉ Serbia mà cả
Nga cũng lên án kế hoạch của
Kosovo, cảnh cáo việc này sẽ
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
choanninhBalkan.Đại sứNga
tại LHQVassilyNebenzia cáo
buộc Kosovo hành động vô
phápkhi quyết địnhchuyển lực
lượng an ninh Kosovo thành
quânđội, cảnhbáo“tìnhhìnhsẽ
bùng nổ”. Theo ôngNebenzia,
“lo ngại lớn nhất là khả năng
các đơn vị người Albania vũ
trang sẽ tấn công vào các khu
vực người Serbia ở phía Bắc
Kosovo nhằm thiết lập kiểm
soát toàn bộ lãnh thổ bằng vũ
lực”. Ông Nebenzia cảnh báo
“viễn cảnh này có thể dẫn tới
đổ máu và là một thảm họa
thật sự, đưa Balkan quay lại
thời điểm hỗn loạn, hủy hoại
mọi nỗ lực ổn định khu vực”.
ÔngNebenzia lo các lực lượng
“Bất kể chuyện gì
xảy ra ở HĐBA,
bất kể lo ngại của
cá nhân hay quốc
gia nào, chuyện lập
quân đội Kosovo là
hành động không
thể đảo ngược” -
lãnh đạo Kosovo
Hashim Thaci.
Liệu Serbia có can thiệp quân sự
vào Kosovo?
Serbia có lực lượng quân đội mạnh với 28.000 binh sĩ. Theo
TASS
, mọi sự can thiệp quân sự của Serbia vào Kosovo đồng
nghĩa đối đầu trực tiếp với hàng ngàn binh sĩ gìn giữ hòa
bình của NATO, bao gồm cả lính Mỹ - lực lượng đã đồn trú
ở Kosovo từ năm 1999. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích
Balkan, chuyện này sẽ không xảy ra khi Serbia đang rất mong
muốn được gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Kosovo vốn làmột tỉnh của Serbia và được LHQ cùngNATO
kiểm soát sau khi NATO can thiệp vào cuộc giao tranh giữa
người thiểu số Serbia và phe ly khai đa số gốc Albania năm
1999. Đến năm 2008, các lãnh đạo người Albania ở Kosovo
tuyênbốđộc lập, đến nay đã được 116 nước côngnhận.Trong
số các nước không công nhận, ngoài Serbia còn cóNga,Trung
Quốc…Với quyền phủ quyết củamình tại HĐBA LHQ, Nga đã
phong tỏa Kosovo trở thành thành viên của LHQ.
10 năm là thời gian tối thiểu
Kosovo cần có để lậpquân đội,
theo dự đoán của nhiều nhà
ngoại giao khu vực. Đại sứ Mỹ
tại Kosovo Kosnett cũng nhận
địnhđâylàmộttiếntrìnhlâudài.
Thành viên
lực lượng
an ninh
Kosovo tại
thủ phủ
Pristina
(Kosovo)
ngày
14-12.
Ảnh: AP
4
người mang quốc tịch Việt Nam gồm Van Tu Nguyen
(30 tuổi), Duong Tuan Dat (27 tuổi), Nguyen Thi Thu
Huong (31 tuổi) và Tran Thi Phuong Thao (29 tuổi) bị
Singapore kết tội trộm 1.400 món đồ tại các cửa hiệu
thuộc chuỗi thương hiệu thời trang nổi tiếng Nhật với
tổng trị giá hàng bị trộm lên tới 32.500 USD. Mỗi người
chịu án một năm 11 tháng tù, riêng Tran Thi Phuong
Thao bị phạt một năm 10 tháng tù,
Channel News Asia
đưa tin.
TRI TÚC
Israel phát triển tên lửa bao trùm
toàn bộ Trung Đông
Phát biểu trong chuyến thăm Tập đoàn Công
nghiệp hàng không Israel (IAI) ngày 17-12, Thủ
tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Tập
đoàn IAI đang tích cực phát triển các tên lửa phòng
thủ cũng như những loại vũ khí mới với khả năng
đặc biệt mà không nước nào có. Đặc biệt, theo ông
Netanyahu, “các tên lửa này có thể vươn tới bất cứ
vị trí nào trong khu vực Trung Đông và có thể tấn
công bất cứ mục tiêu nào”. Ông Netanyahu nhấn
mạnh đây là sức mạnh phòng thủ của Israel và có
vai trò rất quan trọng với Israel trong nhiều lĩnh vực.
Ông Netanyahu cũng tiết lộ Israel đang đẩy mạnh
hoạt động trong lĩnh vực khoa học vũ trụ thông
qua việc phóng các vệ tinh siêu nhỏ. Tuyên bố trên
của thủ tướng Israel gây chú ý vì được đưa ra trong
bối cảnh tình hình căng thẳng trên toàn bộ khu vực
Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
THÁI LAI
Ông Sun
Bo, phó
tổng giám
đốc Tập
đoàn Công
nghiệp
đóng tàu
TrungQuốc
(CSIC), có
nguy cơ
lãnh án
tử hình.
Ảnh: SCMP
quốc tế hiện diện ở khu vực sẽ
không kịp hoặc không đủ sức
ngăn chặn “viễn cảnh chớp
nhoáng này”.
Phầnmình, lãnhđạoKosovo
HashimThaci nói rằngKosovo
là một nước có chủ quyền và
hoàn toàn có quyền thành lập
quân đội của riêng mình. Ông
Thaci chỉ trích: “Vấn đề láng
giềng phía Bắc của chúng tôi
gặp phải hôm nay không phải
chuyện quân đội của Kosovo,
mà là Kosovo tồn tại như một
nước độc lập có chủ quyền”.
Theo ông Thaci, Kosovo đã
phải chờ đến năm năm với hy
vọngcósựthốngnhấttừSerbia.
Trước cuộc họpHĐBAmột
ngày, ôngThaci nói quyết định
thành lập quân đội là “không
thể đảo ngược”. Theo lời ông
Thaci,“quânđộiKosovokhông
vàsẽkhôngbaogiờlàđedọavới
bất cứ ai” với nhiệm vụ chính
là phản ứng khủng hoảng, bảo
vệ dân sự, tháomìn trong cuộc
xung đột thập niên 1990. Ông
Thaci cũng cho biết Kosovo
sẽ hợp tác rất chặt với NATO
trong quá trình thành lập với
mục tiêu cho ra một lực lượng
chuyên nghiệp, đa tộc người.
NATO phản đối,
Mỹ ủng hộ
Tổ n g Thư ký NATO
Jens Stoltenberg lấy làm tiếc
Kosovo vẫn ra quyết định
“khôngđúnglúc”nàydùNATO
trước đó đã bày tỏ quan ngại.
Trước khi Nghị viện Kosovo
bỏ phiếu, ông Stoltenberg đã
cảnh báo hành động đi ngược
lại lời khuyên nhiều nước
NATOcủaKosovo sẽ tác động
tiêu cực với viễn cảnhKosovo
hòa nhập nhóm châu Âu-Đại
Tây Dương. Ông Stoltenberg
cũng cảnh cáo NATO sẽ “cân
nhắc lại mức độ gắn bó của
quân đội NATOvới lực lượng
an ninh Kosovo”.
Cảnh báo quyết định của
Kosovo có thể gâymất ổn định
khu vực, vô hiệu hóa các nỗ
lực giảmcăng thẳng hàng thập
niên qua, ông Stoltenberg đề
nghị Kosovo và Serbia “bình
tĩnh và kiềm chế, tránh mọi
phát ngônhayhànhđộngkhiêu
khích”, rằng “đối thoại là cách
duy nhất mang lại hòa bình và
ổn định lâu dài cho khu vực”.
Trong khi NATO nói quyết
địnhKosovo“khôngđúng lúc”
thì Mỹ lại ủng hộ. Nói với đài
RTK (Kosovo), Đại sứMỹ tại
Kosovo Philip Kosnett cho
rằng đây là bước đi tích cực và
chuyện một nước độc lập, có
chủ quyền như Kosovo trang
bị khả năng tự vệ là điều bình
thường. Ông Kosnett khẳng
định “Mỹ luôn ủng hộ phát
triển lực lượng anninhKosovo
thành quân đội Kosovo”. Ông
Kosnett cũngnói đãbànvới các
lãnh đạo Kosovo chuyện đưa
quân đội tương lai phối hợp
thực hiện các chiến dịch gìn
giữ hòa bình ngoài lãnh thổ.
Tổng thốngSerbiaVuciccho
rằng Kosovo đi tới quyết định
này là vì có sự khuyến khích
của Mỹ, Anh, Đức.•.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook