294-2018 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư19-12-2018
PHƯƠNGMINH
S
ở hữu bề dày lịch sử 60
năm, với một thương
hiệu đi vào lòng người,
DiêmThống Nhất từng đứng
ở đỉnh cao danh vọng. Nhưng
có thời điểm thương hiệu này
lao dốc không phanh, buộc
công ty phải tìm kiếm lối đi
để bắt kịp nhanh xu thế tiêu
dùng mới.
Bật lửa hạ đo ván
hộp quẹt diêm
Chị ThanhHằng, một người
thuộc thế hệ 9x ở quận 3,
TP.HCM, tỏ vẻ ngạc nhiên
khi được hỏi có biết về hộp
quẹt diêm Thống Nhất. “Tôi
không biết nhiều về loại quẹt
diêm bằng gỗ, vì chỉ quen sử
dụng hộp quẹt gas” - chị Hằng
nói. Trong khi đó, chú Thanh
Phương (quận 1, TP.HCM),
người đã sống trong giai đoạn
bao cấp, vẫn nhớ như in về
chiếc hộp quẹt diêmnhỏ nhắn,
sử dụng đa mục đích, nhất là
dùng đểmồi bếp dầu nấu cơm.
“Nhưng bây giờ tôi không
còn sử dụng hộp quẹt diêm
nữa vì dùng quẹt gas nhanh
hơn” - chú Phương cho biết.
Hai thế hệ khác biệt về trải
nghiệm nhưng giờ đều chung
một lối sống. Đó là họ sử dụng
các vật dụng tiện ích hiện đại,
bỏ lại sau lưng món đồ “hoài
niệm” như quẹt diêm truyền
thống.
Nhu cầu khách hàng thay
đổi, đồng nghĩa đặt Diêm
Thống Nhất vào tình thế đối
mặt với rủi ro kinh doanh, bất
chấp một công ty có bề dày
lịch sử ra sao. Trong một tổng
kết về thành tựu xây dựng các
nhà máy để phục vụ kinh tế
miền Bắc, Bộ Công Thương
từngnhấnmạnh: “DiêmThống
Nhất là một trong bảy nhà
Hộp quẹt diêmngày càng lép vế trên thị trường trước các loại hộp quẹt gas. Trong ảnh: Dây chuyền
bơmgas cho bật lửa tại DiêmThốngNhất. Ảnh: TL
Bám sát thị hiếu mới của
người tiêu dùng
TSVõTríThành, nguyên PhóViện trưởngViệnNghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, nhìn nhận các doanh nghiệp
Việt luôn gặp những thách thức, khó khăn trong xu thế
hội nhập nền kinh tế toàn cầu. “Cần phải hiểu rằng người
mua quyết định thị trường, họ có nhu cầu và sẵn sàng sử
dụng các sản phẩm thay thế, do đó các doanh nghiệp cần
đổi mới sản phẩm theo thị hiếu tiêu dùng”- ôngThành nói.
Còn đại diện Công ty Chứng khoán thương mại và công
nghiệpViệt Nam (VICS) nhận xét ở thời điểmnày, sản phẩm
của Diêm Thống Nhất được khách hàng đánh giá cao. Với
lợi thế là một công ty được hình thành lâu năm, có khách
hàng truyền thống, thời gian thực hiện các đơn hàng nhanh
chóng… được xem là một trong những cơ sở để đánh giá
được năng lực cạnh tranh của Thống Nhất trong thời điểm
hiện tại cũng như trong tương lai.
Ngay cả thị trường
xuất khẩu, vốn là
bệ đỡ tốt cho diêm
truyền thống, cũng
đang giảm dần.
Sự cạnh tranh giúp tạo làn sóng đổi mới cho các doanh nghiệp nhà nước một thời
vốn nhận quá nhiều ưu đãi.
Những
thương hiệu
vang bóng
tái sinh -
Bài 3
Diêm Thống Nhất “lột xác”
để tỏa sáng
máy tầm cỡ lớn nhất vào thập
niên 1950”.
Và suốt từ giai đoạn đó
đến năm 2014, Diêm Thống
Nhất vẫn trung thành sản xuất
hộp quẹt diêm truyền thống.
Trong khi đó, tiện ích cuộc
sống người dân ngày càng
nâng cấp, từ bếp dầu chuyển
qua bếp gas, bếp điện từ và
các sản phẩm quẹt gas cũng
tràn ngập với giá thành rẻ, tiện
dụng, dễ dàng sử dụng.
Hệ quả dễ nhìn thấy: Nếu
như năm 2008, Thống Nhất
còn tiêu thụ được 180 triệu
bao diêm thì đến năm 2016
chỉ còn 111 triệu bao và năm
2017 giảm còn 103 triệu bao.
Không thay đổi
là “chết”
Rất thẳng thắn, ôngNguyễn
Hưng, Tổng Giám đốc Diêm
ThốngNhất, đã chỉ rađiểmyếu
của diêm truyền thống đang ở
chu kỳ suy thoái do tính thiết
yếu của sản phẩm ngày càng
kém đi, lại bị lấn át bởi sản
phẩm thay thế là bật lửa gas
các loại.
Ông Hưng cũng dự đoán
lượng diêm tiêu thụ sẽ ngày
càng giảm theo xu hướng tiêu
dùng hiện đại. Ngoài ra, các
nguồn nguyên liệu đầu vào
nhưgỗ thànhhình lênquediêm
có nguồn cung ngày càng hạn
hẹp, giá có xu hướng gia tăng.
Chưa kể diêm là sản phẩm tiêu
dùng thông thường nhưng tính
thương mại kém, giá trị thấp
và có nhiều sản phẩm thay thế,
mức độ cạnh tranh cao. Ngay
cả thị trường xuất khẩu vốn là
bệđỡ tốt chodiêmtruyền thống
cũng đang giảm dần.
TSNguyễnTríHiếu, chuyên
gia kinh tế, cho rằng thách thức
củaDiêmThốngNhất là chậm
chuyển đổi, chủ quan với ngôi
vị hàng đầu trên thị trường về
hộp quẹt diêm và nhận thức
xu hướng quá chậm chạp để
xoay chuyển tình thế.
Thêm nữa, chính bệ đỡ
bao cấp là nền tảng bao bọc
Diêm Thống Nhất một mình
một chợ ở thị trường. Nhà
nước đã làm thay mọi thứ từ
cung cấp nguồn nguyên liệu
đầu vào, phân phối, bán hàng,
định giá và đặc biệt không chịu
áp lực cạnh tranh với đối thủ
nào đã khiến công ty trở nên
chậm thay đổi.
“Khi đối diện với các dòng
sảnphẩmcótínhtiệndụng,phục
vụ tối đa lợi ích cho người tiêu
dùng, tính tất yếu, việc bám trụ
vào các mô hình kinh doanh
truyền thống sẽ dẫn đến doanh
thu và lợi nhuận suy giảm.
Để tăng năng lực cạnh tranh,
không con đường nào khác là
phải thay đổi cách vận hành,
tạo ra các tiện ích hấp dẫn thu
hút khách hàng” - ông Hiếu
nhấn mạnh.
Dùng sở đoản
tấn công thị trường
Bị dồn vào chân tường, ban
lãnh đạo Diêm Thống Nhất
nhìn nhận không thay đổi sẽ
phá sản. Năm 2014, mặc dù
khởi độngkhá chậmvàvẫngiữ
lại diêm truyền thống nhưng
công ty đã đi theo xu hướng
của thị trường là sản xuất quẹt
gas. Đặc biệt công ty đa dạng
hóa các sản phẩm, bao gồmcả
cung cấp các sản phẩmbật lửa
châm nến cốc, các sản phẩm
quẹt gas phục vụ quảng cáo.
Theo ông Nguyễn Hưng,
Tổng Giám đốc Diêm Thống
Nhất, chiến lược sản xuất hộp
quẹt gas đượcđịnhvị bằngchất
lượng, sự an toàn, giá hợp lý để
cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường. Diêm
Thống Nhất sử dụng đúng
thương hiệu đã làmnên huyền
thoại của diêmtruyền thống để
phát triển thị trường.
Cách tiếp cận này khá đúng
đắn vì hiện nay hầu như hộp
quẹt gas chưa có thương hiệu.
Mọi người có xu hướng mua
hàng bán sẵn tại bất kỳ điểm
nào mà không quan tâm đến
nguồn gốc sản phẩm nên dễ
gặp sản phẩm chất lượng
không tốt, sử dụng vài ngày
là hỏng.
“Chúng tôi tập trung phát
triển tối ưu chất lượng với kiểu
dáng độc đáo, có độ đánh lửa
êmnhẹ và độ nhạy gấp hai lần
bật lửa thường” - ông Hưng
cho biết.
Cuộc xoay chuyển chiến
lược đãmang lại hiệu quả lớn.
Ví dụ năm2014, DiêmThống
Nhất ra mắt sản phẩm bật lửa
an toàn Thống Nhất và ngay
lập tức đạt sản lượng tiêu thụ
là 1,65 triệu chiếc. Đến năm
2017, Diêm Thống Nhất bán
được gần 10 triệu bật lửa và
năm 2018 đạt kế hoạch lượng
tiêu thụ 18 triệu chiếc.
“Chính sự cạnh tranh giúp
tạo làn sóng đổi mới cho các
doanh nghiệp nhà nước một
thời vốn nhận quá nhiều ưu
đãi. Sức ép tồn tại, đồng thời
cũng sở hữumột nền tảng kinh
doanhkhátốttrướcđâynhưnhà
xưởng, đất đai…đã giúpDiêm
Thống Nhất có những chuyển
động dù còn chậm nhưng tích
cực” - ông Hiếu phân tích.•
Ngày 18-12, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư
TP.HCM phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Nhật
Bản tại TP.HCM (JCCH) tổ chức hội nghị bàn tròn giữa
chính quyền TP và cộng đồng DN Nhật Bản. Đại diện JCCH
nhận xét môi trường đầu tư của TP có sự cải thiện đáng kể,
thông thoáng hơn, minh bạch hơn giúp giảm chi phí, thời
gian cho DN.
“Đặc biệt, thời gian gần đây hiệp hội không còn nhận
được ý kiến phàn nàn về việc phải tốn chi phí không chính
thức khi làm thủ tục thuế, hải quan. Trong khi trước đây vấn
đề này được đề cập khá nhiều, do loại phí này ảnh hưởng
trực tiếp đến chi phí đầu vào của DN. Việc Cục Hải quan
TP.HCM yêu cầu hiệp hội làm việc trực tiếp với Cục nếu xảy
ra tình trạng lót tay khi thực hiện các thủ tục hải quan đã gây
hiệu ứng tích cực” - vị đại diện JCCH cho hay.
Tuy vậy, theo nhận định của một số công ty Nhật Bản,
dù môi trường đầu tư đã được cải thiện nhưng thủ tục hành
chính vẫn còn phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề mới. Ví dụ
năm 2018 có 16 nội dung phát sinh mới, phần lớn liên quan
đến thuế, hải quan.
“Hiện nay nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang chuyển dịch
đầu tư từ một số nước vào Việt Nam. Tuy nhiên, để đón làn
sóng đầu tư này đòi hỏi Việt Nam cần hoàn thiện môi trường
đầu tư hơn nữa. Chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ nhiều
hơn nữa của lãnh đạo TP, các sở, ngành” - đại diện một công
ty Nhật bày tỏ.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM, nhấn mạnh: “Phương châm của TP trong
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là năm sau tốt hơn
năm trước. Theo đó, dựa trên những ý kiến đóng góp, đề
xuất của cộng đồng DN…, lãnh đạo TP sẽ đề ra các giải
pháp, chính sách phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động
của các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và cho các nhà đầu tư
nước ngoài nói chung”.
Ông Liêm cũng mong muốn các DN Nhật Bản sẽ tiếp tục
tin tưởng, chọn lựa TP là điểm đến đầu tư hấp dẫn, mở rộng
sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Theo thống kê, tính đến tháng 11-2018, Nhật Bản hiện là
nhà đầu tư lớn thứ năm của TP với 1.247 dự án còn hiệu lực,
tổng vốn đầu tư đạt gần 4,2 tỉ USD. So với năm 2017, TP đã
có thêm hơn 200 dự án đăng ký mới và hơn 200 triệu USD
vốn đầu tư gia tăng từ Nhật Bản.
TÚ UYÊN
Nhàđầu tưNhật không cònphànnànvề phí bôi trơn
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook