294-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư19-12-2018
Thu đổi ngoại tệ không đúng tỉ giá: Phạt nặng
Đáng chú ý, dự thảo đã bổ sung quy định mới đối với hành vi thu đổi
ngoại tệ không đúng tỉ giá. Cụ thể, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 24, phạt
tiền 40-80 triệu đồng đối với tổ chức tín dụng, đại lý thu đổi ngoại tệ, mua
bán ngoại tệ không đúng tỉ giá quy định của NHNN; thu phí giao dịch
ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật. Mức phạt tương tự cũng
được áp dụng đối với các hành vi ủy quyền cho tổ chức kinh tế làm đại lý
chi trả ngoại tệ không đúng...
Một điểm mới tại dự thảo so với Nghị định 96 là đã bổ sung quy định
xử phạt trong việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài. Theo
đó, xử phạt 80-100 triệu đồng đối với hành vi mở, sử dụng tài khoản ngoại
tệ ở nước ngoài khi chưa được NHNN cấp giấy phép...
Đổi USD như
anh thợ điện
có thể chỉ bị
phạt cảnh cáo
Thay vì bị phạt 80-100 triệu đồng thì sắp tới,
hành vi mua bán trái phép ngoại tệ chỉ bị phạt
cảnh cáo hoặc 10-20 triệu đồng.
THÙY LINH-KIMPHỤNG
N
gân hàng Nhà nước (NHNN)
Việt Namvừa đưa ra lấy ý kiến
về dự thảo Nghị định sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định
96/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014
quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và NH.
Từ vụ đổi 100 USD
bị phạt 90 triệu đồng
Đây là động thái mới nhất của
NHNN sau sự kiện anh Nguyễn Cà
Rê (38 tuổi, thợ điện ở quận Ninh
Kiều) bị UBNDTPCầnThơ xử phạt
90 triệu đồng sau khi đổi 100USD tại
tiệmvàngThảoLực (Công tyTNHH
MTVSản xuất vàThươngmại Nhân
Đạt Jewelry Thảo Lực).
Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ
việc, ngày 26-10, trao đổi với báo chí
bên hành lang kỳ họp thứ 6Quốc hội
khóaXIV,ThốngđốcNHNNLêMinh
Hưng cho biết cơ quan này đã đề xuất
sửaNghị định 96. Theo đó, nghị định
này đã nằm trong kế hoạch sẽ báo
cáo Chính phủ sửa chữa một số nội
dung cho phù hợp trong năm 2018.
Theo NHNN, sau bốn năm thực
hiện, Nghị định 96 đã bộc lộ một số
bất cập như quy định về mức phạt
dựa trên hành vi vi phạm chưa phù
hợp thực tế, đặc biệt là đối với đối
tượng vi phạm là cá nhân. Nhiều quy
định pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ
và NH đã sửa đổi, bổ sung; quy định
pháp luật về đối tượng bị xử phạt vi
Tiệmvàng Thảo Lực ở Cần Thơ, nơi anh Cà Rê đến đổi 100USD. Ảnh: H.DƯƠNG
Nếu gom tất cả mức vi
phạm trong việc thu đổi
ngoại tệ để phạt 10-20
triệu đồng là không ổn,
mà phải có tiêu chí.
phạm hành chính và thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính có sự
thay đổi...
Theo dự thảo, hành vi mua bán
ngoại tệ với tổ chức không được
phép thu đổi ngoại tệ hoặc mua
bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau
sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
10-20 triệu đồng (Nghị định 96 là
80-100 triệu đồng).
Dự thảo đã sửa đổi mức phạt giảm
đáng kể so với Nghị định 96 đối với
các vi phạmvềmua bán vàngmiếng.
Hành vi mua bán vàng miếng với tổ
chứctíndụnghoặcdoanhnghiệpkhông
có giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền 10-20 triệu
đồng (hiện nay là 30-60 triệu đồng).
Ngoài ra, bổ sung quy định mà Nghị
định 96 không có là xử phạt 120-200
triệu đồng đối với hành vi kinh doanh,
mua bán vàng miếng thông qua các
đại lý ủy nhiệm.
Dự thảo giữ nguyên mức phạt
20-40 triệu đồng đối với các hành
vi không niêm yết tỉ giá mua bán
ngoại tệ tại địa điểm giao dịch; niêm
yết tỉ giá mua bán ngoại tệ nhưng
hình thức, nội dung niêm yết không
rõ ràng, gây nhầm lẫn. Tuy nhiên,
ngoài mức phạt, dự thảo đã bổ sung
một loạt hành vi sẽ bị xử phạt trong
hoạt động kinh doanh casino về việc
niêm yết, thông báo công khai tỉ giá
quy đổi giữa đồng Việt Nam, ngoại
tệ với đồng tiền quy ước...
Giảm tiền phạt nhưng vẫn
chưa phân hóa vi phạm
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh,
Đoàn Luật sư TP.HCM, dự thảo
giảm tiền phạt với hành vi mua bán
trái phép ngoại tệ là hợp lý bởi mức
phạt hiện nay là quá nặng. Ngoài ra,
người vi phạm sẽ không bị tịch thu
tang vật mà chỉ phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền. Hình thức cảnh cáo được
áp dụng đối với vi phạm hành chính
nhỏ, lần đầu, có nhiều tình tiết giảm
nhẹ được áp dụng là hợp lý với từng
trường hợp.
Tuy nhiên, dự thảo vẫn chưa phân
hóa mức độ vi phạm như số lượng
1 USD hay 1.000 USD, mệnh giá
ngoại tệ, vàng miếng để làm căn cứ
áp dụng các mức phạt khác nhau.
Vì vi phạm khi thu đổi 1 USD khác
với 100 USD hay 10.000 USD về
mức độ nghiêm trọng, cần phân hóa
để đảm bảo tính công bằng khi xử
lý. Bất cập này đã được chỉ ra tại
Nghị định 96 để tránh áp dụng cảm
tính nhưng chưa được khắc phục.
Đồng tình, TS Nguyễn Trí Hiếu,
chuyên gia tài chính NH, cho rằng
nếu gom tất cả mức vi phạm trong
việc thu đổi ngoại tệ để phạt 10-20
triệu đồng là không ổn mà phải
có tiêu chí. Thứ nhất là mức độ vi
phạm nhỏ thì số tiền phạt ít, còn
lớn thì tiền phạt phải lớn. Thứ hai
là phải lượng hóa được thiệt hại,
tức là xác định vi phạm đó ảnh
hưởng thế nào đến nền kinh tế để
xác định mức tiền phạt đúng.
Trong khi TS Cấn Văn Lực,
chuyên gia tài chính-NH, đánh giá
nhìn chung dự thảo đã đưa ra các
mức phạt khác nhau đối với các
đối tượng khác nhau. Cạnh đó, dự
thảo cũng đã hướng đến việc tăng
tính khả thi trong thực thi khi có
những mức phân cấp ủy quyền để
xử lý các vụ việc, chứ không ôm
đồm hay giao trách nhiệm cho một
cơ quan cụ thể nào.
Tuy nhiên, dự thảo cần quy
định rõ “địa chỉ” của các cơ quan
được phân cấp ủy quyền, vi phạm
nào thì giao cơ quan chức năng
cấp tỉnh, tương tự; vi phạm nào
thì thuộc cấp huyện, cấp xã. Tiếp
đó, cần mở rộng đối tượng là đại
lý được quyền thu đổi ngoại tệ và
công khai danh sách để người dân
dễ dàng nhận biết và đổi cho thuận
tiện. Ngoài ra, nên ban hành nghị
định sửa đổi sớm nhất có thể để
kịp thời điều chỉnh, tránh những
sự việc đáng tiếc như với anh Cà
Rê nêu trên.•
Liên tiếp trên hai số báo qua, chúng tôi đã có bài viết cho rằng
đề án của Bộ TT&TT về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên
mạng xã hội (MXH) tại Việt Nam là không cần thiết bởi nhiều
lý do.
Ngày 18-12,
Pháp Luật TP.HCM
đã mang các ý kiến này trao
đổi với đại diện đơn vị soạn thảo bộ quy tắc là ông Đỗ QuýVũ
(PhóViện trưởngViện Chiến lược thông tin và truyền thông, Bộ
TT&TT).
Theo ôngVũ, trong dự thảo đề án đã thể hiện quan điểm
không coi MXH là mạng ảo, mà đối xử với nó như xã hội, như
thực tế. Những điều diễn ra trênMXH với những thứ ở ngoài
đời thật về cơ bản tương đồng, chỉ khác là ở phương thức. Ở
ngoài xã hội, các hành vi của con người bị điều chỉnh bởi các
văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng cũng có hành vi được điều
chỉnh bằng các quy tắc, đạo đức, liên quan đến truyền thống tốt
đẹp, hay còn gọi là quy tắc “mềm”.
Ứng xử trênMXH cũng đã có các văn bản quy phạm pháp
luật có chế tài xử lý. Nhưng cho dù các quy định đó chặt chẽ và
đầy đủ đến đâu thì các hành vi xấu vẫn luôn tồn tại. Việc quản lý
nhà nước để đưa ra quy định luôn phải dựa vào thực tế, nhưng
thực tế trong mảng công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, các
quy định phải chạy theo. Không chỉ ởViệt Nammà nhiều quốc
gia khác để quản lý được MXH thì quy định đều phải chạy theo.
Vì thế, theo ôngVũ, cạnh những quy định “cứng” của pháp
luật thì cần phải có những quy định “mềm” để bổ sung. Đó là
những chuẩn mực về đạo đức, về ứng xử, để khuyến khích, thúc
đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng
đồng mạng nói riêng. Đó là những hướng dẫn để mọi cá nhân,
tổ chức tham gia MHX ứng xử một cách tôn trọng nhau hơn.
“Do đó bộ quy tắc này không mang tính chế tài đối với việc
đánh giá công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan
nhà nước, việc đánh giá này sẽ nằm trong các quy định khác về
đánh giá cán bộ, công chức, viên chức” - ôngVũ nói.
Cũng theo ôngVũ, thực tế MXH có nhiều mặt tích cực và
tiêu cực. Những cái xấu và tiêu cực trênMXH không bao giờ
triệt tiêu, xóa bỏ được mà chỉ nâng cao hiệu quả, giúp cho các
hành vi, các hoạt động trênMXH hướng đến điều tốt nhiều hơn
và tránh xa cái xấu. Hiện nay chưa có chế tài nào quy định việc
ứng xử trênMXH của công chức, viên chức, người lao động.
Do đó, việc đề xuất đề án này xuất phát từ mục tiêu quản lý cán
bộ, công chức, viên chức ở trênMHX và học tập kinh nghiệm
của các nước nhưAnh, Canada, Trung Quốc, Butan...
Phạm vi bộ quy tắc này mới chỉ mang tính chất khung và
hướng dẫn cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Do
vậy, công chức, viên chức, người lao động cần tuân thủ các quy
định của nhà cung cấp dịch vụMXH và chịu sự điều chỉnh ở rất
nhiều văn bản khác.
VIẾTTHỊNH
ghi
Bộ quy tắc ứngxử trênmạng xãhội sẽ không có chế tài?
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook