294-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư19-12-2018
YẾNCHÂU-MINHCHUNG
H
ôm qua, 18-12, TAND Cấp
cao tại TP.HCM đã cho các
bị cáo trong vụ gây thiệt hại
6.126 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây
dựng Việt Nam - VNCB (nay gọi
là CB Bank) nói lời sau cùng. Tòa
tuyên bố nghị án kéo dài và dự
kiến sẽ tuyên án vào ngày 26-12.
Tiền thu hồi có phải là
vật chứng?
Trước đó, trong phần tranh
luận, đại diện của CB Bank cho
rằng việc tăng vốn điều lệ bằng số
tiền 4.500 tỉ đồng không phải là
một giao dịch dân sự đơn thuần.
Vì vậy, nếu áp dụng thêm BLDS
làm cơ sở để thu hồi số tiền này
từ CB Bank trả lại cho ông Danh
như phán quyết của cấp sơ thẩm là
chưa đủ cơ sở vững chắc... Cạnh
đó, luật sư (LS) của CB Bank còn
nhận định rằng việc thu hồi tài sản
của các tổ chức, cá nhân đã vay
từ ba ngân hàng khi thi hành án
sẽ gây khó khăn hơn rất nhiều so
với việc thu trực tiếp từ ba ngân
hàng này...
LS của Ngân hàng BIDV cho
rằng ông Danh là chủ tịch HĐQT
của cả VNCB và Tập đoàn Thiên
Thanh. Ông Danh đã chủ động
chỉ đạo các lãnh đạo và nhân viên
thực hiện hành vi cố ý làm trái...,
gây thiệt hại cho chính ngân hàng
của mình là VNCB. Giữa hành vi
vi phạm của ông Danh và hậu quả
thiệt hại của VNCB có mối quan
hệ nhân quả; BIDV không có lỗi
trong hành vi phạm tội của bị cáo.
Theo LS, luật quy định người
phạm tội phải bồi thường thiệt hại
do hành vi phạm tội gây ra. Do vậy,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại
là do ông Danh, việc án sơ thẩm
quyết định thu hồi số tiền này từ
BIDV là không đúng đối tượng,
hoàn toàn không có căn cứ pháp
lý và không thỏa đáng. 
CácLScủaAgribankvàOceanBank
đều cho rằng quá trình thẩm định,
cho vay, giải ngân và tất toán các
khoản vay giữa hai đơn vị này và
(PL)- Hôm qua, 18-12, vụ án dùng nhục hình khiến
một phạm nhân chết xảy ra tại trại giam Long Hòa (Tổng
cục VIII, Bộ Công an) dự kiến sẽ tiếp tục phần tranh luận
sau khi đã kết thúc phần xét hỏi vào chiều 11-12. Tuy
nhiên, phiên tòa đã không diễn ra như dự kiến vì thẩm phán
bận đi tập huấn. Tòa ấn định ngày xử tiếp theo là 21-12. 
Tối hôm trước, cha mẹ bị hại chưa thành niên (đã mất)
khi hay tin tòa dời ngày xử đã phải hủy chuyến xe mà họ
đã thuê 5 triệu đồng. Để đến được tòa kịp giờ xét xử vào
7 giờ 30 sáng, họ phải lên xe từ 1 giờ sáng. Tại phiên tòa
ngày 11-12 vừa qua, cha mẹ của bị hại yêu cầu phía bị cáo
và trại giam bồi thường 199 triệu đồng.
Sau phiên tòa, đại diện trại giam đã về tận nhà của cha
mẹ bị hại ở thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, Bình
Phước bồi thường đủ 199 triệu đồng.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, ba bị cáo
là các quản giáo trại giam Long Hòa gồm Nguyễn Phước
Thuận, Nguyễn Minh Huân và chiến sĩ nghĩa vụ công an
Châu Minh Nhựt đã dùng nhục hình đối với năm phạm
nhân lứa tuổi 16-17 vừa nhập trại được ba ngày. Cả ba
dùng gậy cao su đánh vào mông và đùi năm phạm nhân
này. Sau đó phạm nhân Lại Quốc Huy đã chết do tinh thần
suy sụp, mệt mỏi, bị bỏ đói và khát.
Tháng 8-2018, TAND huyện Bến Lức, Long An xử sơ
thẩm đã tuyên phạt quản giáo Thuận ba năm sáu tháng tù,
quản giáo Huân hai năm sáu tháng tù, Nhựt hai năm tù về
tội dùng nhục hình.
PHƯƠNG LOAN 
Các bị cáo tại phiên xử ngày 18-12. Ảnh: MINHCHUNG
Phạm Công Danh xin giảm nhẹ cho
bà mẹ đơn thân
Nói lời sau cùng, PhạmCông Danh bày tỏ thông qua các LS bảo vệ cho
mình, bị cáo được biết có nhiều nhà đầu tư vẫn mong muốn rót vốn vào
Thiên Thanh để vừa khôi phục Thiên Thanh, vừa khắc phục hậu quả đã
xảy ra. Bị cáo mong HĐXX tạo điều kiện cho bản thân bị cáo và Tập đoàn
Thiên Thanh có cơ chế, có điều kiện để khắc phục hậu quả...
Ngoài ra, bị cáo Danh mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các
bị cáo khác bởi họ tin tưởng ông nên đã lâm vào con đường tội lỗi. Ông
Danh cũng mong HĐXX quan tâm đến một bị cáo (Nguyễn Thị Kim Vân,
người bị VKS kháng nghị không cho hưởng án treo - PV) đã ly hôn, là bà
mẹ đơn thân…
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Về việc không cho bốn bị cáo hưởng án treo, VKS nói sau khi nghe các
bị cáo trình bày hoàn cảnh gia đình, các tình tiết giảm nhẹ, VKS rất đồng
cảm với các bị cáo. Mặc dù các bị cáo phạm tội, không hưởng lợi nhưng
các bị cáo đã thành niên nên buộc phải hiểu và phải chịu trách nhiệm
trước những hành vi của mình. VKS xác định các bị cáo không đủ điều
kiện hưởng án treo và đã nêu rõ trong kháng nghị nhưng không có nghĩa
VKS đề nghị cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội, vì theo quy định ngoài án
treo còn có các hình phạt khác, HĐXX sẽ cân nhắc.
VKS cho rằng hậu quả của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo
phải liên đới chịu trách nhiệm.“Hình phạt cấp sơ thẩm đã tuyên là tương
xứng với hành vi phạm tội nên không có cơ sở xem xét” - VKS nói.
Số tiền 4.500 tỉ đồng
phần lớn từ quan hệ tín
dụng trái pháp luật, số
tiền này không phải là
tiền của cá nhân ông
Danh có năng lực tài
chính đưa vào mà nó có
nguồn gốc bất hợp pháp.
Phạm Công Danh: “Bị cáo
dám làm, dám chịu”
Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, PhạmCông Danh xin giảmnhẹ hình phạt cho các bị cáo khác
bởi “họ đã tin tưởng tôi mà lâmvào con đường tù tội”.
các pháp nhân, cá nhân do ông
Danh lập ra là đúng quy định
của pháp luật, đúng với nghiệp
vụ ngân hàng. Các giao dịch này
là hợp pháp, ngay tình, phù hợp
với quy định của BLDS 2015 nên
không thể xem là vật chứng, vì vậy
không có cơ sở để thu hồi tiền từ
Agribank và OceanBank… 
Đối đáp, VKS cho rằng án sơ
thẩm nhận định có mâu thuẫn,
không nhất quán. Cùng số tiền
2.371 tỉ đồng nhưng án sơ thẩm
nhận định vừa là vật chứng (do
hành vi phạm tội của ông Danh
và đồng phạm), vừa là tài sản của
cá nhân ông Danh. Mặt khác, theo
VKS, số tiền 4.500 tỉ đồng không
phải là công cụ, phương tiện phạm
tội, không phải là đối tượng phạm
tội nên không có cơ sở để thu hồi.
VKS: “Nhà nước mất
thêm 4.500 tỉ”
Theo VKS, nhóm đầu tư mới
phải cam kết tái cơ cấu ngân hàng
trên cơ sở năng lực tài chính.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn
bản cam kết VNCB tăng vốn điều
lệ theo phương án chào bán cổ
phần, trong đó chỉ đạo việc tăng
vốn điều lệ phải đảm bảo không
dùng vốn ủy thác, vốn huy động,
vốn vay của các tổ chức, cá nhân
mua cổ phần của VNCB. Do đó,
không thể xem việc Ngân hàng
Nhà nước yêu cầu nhóm đầu tư
mới tăng vốn điều lệ theo cam
kết là chấp nhận việc ông Danh
được sử dụng tiền cho vay do
chính VNCB bảo lãnh để tăng
vốn điều lệ.
Số tiền 4.500 tỉ đồng phần lớn
từ quan hệ tín dụng trái pháp
luật, số tiền này không phải là
tiền của cá nhân ông Danh có
năng lực tài chính đưa vào mà
nó có nguồn gốc bất hợp pháp.
Án sơ thẩm cho rằng số tiền này
là của Danh khi chỉ căn cứ vào
việc các cá nhân góp vốn có tiền
mà không xem xét nguồn gốc số
tiền là không có cơ sở.
Số tiền tăng vốn điều lệ sau khi
chuyển vào VNCB đã hòa chung
vào nguồn tiền của VNCB và có
cơ sở ông Danh là người chỉ đạo
sử dụng số tiền 4.500 tỉ đồng. Số
tiền này án sơ thẩm thu hồi trả
lại cho ông Danh trong khi ông
Danh đã sử dụng là ông Danh
được hưởng hai lần, đồng nghĩa
với việc Nhà nước mất thêm
4.500 tỉ đồng.
Xin thu hồi tiền đã
trả cho bà Phấn 
SaukhiVKSphát biểu, bị cáoPhạm
Công Danh xin có ý kiến. Bị cáo
cám ơn HĐXX đã cho tất cả LS
và các bị cáo có cơ hội trình bày
để làm rõ sự thật vụ án.
Đối với ý kiến về số tiền 194 tỉ
đồng, theo ông Danh, tất cả khoản
tiền có người nhận, án sơ thẩm đã
ghi nhận, sự việc đã rất rõ. Ông
cho rằng mình đưa ra khoản tiền
mặc dù không nằm trong phạm vi
xét xử nhưng đây là cơ hội cuối
cùng, thậm chí một số tài sản của
ông cũng không phải vật chứng,
không liên quan tới vụ án nhưng
vẫn bị thu hồi. Trong khi đó vợ
con ông đi ở nhà thuê nhưng ông
cam chịu, dám làm thì dám chịu.
Cạnh đó, theo bị cáo, số tiền hơn
3.600 tỉ đồng (tiền trả cho bà Phấn)
không nằm trong vụ án này nhưng
đây là số tiền thật, có chứng từ,
hoàn toàn có cơ sở để thu hồi. Và
nếu thu hồi được thì ông và các bị
cáo sẽ được giảm nhẹ hình phạt,
bởi mục đích cuối cùng trong các
vụ án kinh tế là thu hồi được tài
sản, khắc phục hậu quả.
Đối đáp, LS của ông Danh cho
rằng nếuVKS cho rằng số tiền 4.500
tỉ đồng không phải là của ông Danh
mà có từ các giao dịch bất hợp pháp
thì đề nghị VKS nêu hướng xử lý.
LS của ông Danh còn cho rằng CB
Bank không tất toán chờ kết quả
của CQĐT, chứ không có câu chữ
nào nói là hành vi góp vốn này bất
hợp pháp...•
Dời ngày xử vụ dùng nhục hình vì thẩm phán bận tập huấn
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook