294-2018 - page 9

9
Họ đã nói
ANNHIÊN
C
ác vụ gây rối, hành hung
nhân viên hàng không gần
đây tại Cảng hàng không
(CHK) ThọXuân (ThanhHóa)
và Tân Sơn Nhất (TP.HCM)
khiến dư luận không khỏi lo
ngại về vai trò và phản ứng
của lực lượng kiểm soát an
ninh hàng không (ANHK).
Liên quan vấn đề này, ngày
15-12, tại lễ khánh thành nhà
ga mới tại CHK quốc tế Phú
Quốc (KiênGiang),Thứ trưởng
Bộ GTVT Lê Đình Thọ lưu ý
Tổng Công ty CHKViệt Nam
(ACV) cần sớm triển khai đề
án thành lập Công ty TNHH
MTV ANHK nhằm chuyên
nghiệp hóa hoạt động an ninh
tại các CHK cả nước.
Chuyên môn không
đồng đều
Ngày 23-11, PhạmHữuAn,
LêVăn Nhị và Lê Trung Dũng
đến CHKThọXuân tiễn người
nhà đi chuyến bay VN1271
chặng Thanh Hóa-TP.HCM.
Ba người này nhờ chị Lê Thị
Giang, nhân viên hàng không,
chụp ảnh kỷ niệm với người
nhà, sau đó có ý muốn chụp
chung với chị Giang nhưng
chị Giang từ chối vì lý do
công việc. Do không được
đáp ứng yêu cầu, ba người đã
to tiếng chửi bới, hành hung
chị Giang. Một đại diện của
hãng hàng không VietJet Air
ra can ngăn thì bị Lê Văn Nhị
tát và đạp vào người. Qua vụ
việc này, dư luận cho rằng lực
lượng kiểm soátANHK ở gần
đó nhưng phản ứng chậm và
tỏ ra hoài nghi năng lực của
lực lượng này.
Hai ngày sau, tại ga đi quốc
nội sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất, một vị khách đến trễ
chuyến bay cũng đã văng tục
chửi bới, chụp chiếc cặp định
đánh nhân viên hàng không.
Lực lượngANHKđã can thiệp
kịp thời, khống chế và bàn
giao Đồn công an Tân Sơn
Nhất xử lý.
Qua hai vụ việc này cho thấy
chất lượngANHKkhông đồng
đều tại các sân bay.
Cần chuyên nghiệp hóa
Một cán bộ ANHK cho
hay hiện lực lượng kiểm soát
ANHK vẫn còn kiêm nhiệm
một số công việc khác nên
các hoạt động của lực lượng
này vẫn chưa thật sự chuyên
nghiệp, chất lượng chuyên
An ninh hàng không cần
phải chuyên nghiệp hơn
Lực lượng an ninh hàng không vẫn còn kiêmnhiệmmột số công việc khác
nên hoạt động chưa chuyên nghiệp.
Mô hình lực lượng an ninh hàng khôngmới sẽ loại bớt công việc kiêmnhiệmđể hoạt động
hiệu quả hơn. Ảnh: P.ĐIỀN
Theo hướng mới này,
lực lượng ANHK sẽ
tách ra hoạt động
độc lập, tập trung
cao hơn cho các công
việc chuyên môn về
đảm bảo ANHK.
Vấnđềkhôngphảiđẻranhiều
tổ chức, cơ quan quản lý ANHK
mà việc tổ chức phải tinh gọn,
xuyên suốt, chuyên biệt. Lực
lượng ANHK là bộmặt quốc gia
nên hoạt động phải nhanh, kịp
thời, linh hoạt nhưng phải văn
minh, lịch sự.
TS
NGÔ HỮU PHƯỚC,
Phó trưởng khoa Luật quốc tế,
Trường ĐH Luật TP. HCM
Lực lượng an ninh hàng không
có quyền gì?
Điều 29 Nghị định 92/2015/NĐ-CP về ANHK yêu cầu đối với
lực lượng kiểm soát ANHK phải có hệ thống tổ chức độc lập.
Người đứngđầucácbộphận thuộchệ thốngkhôngkiêmnhiệm
công việc khác. Nhân viên kiểm soát ANHK được tuyển dụng,
đào tạo, huấn luyện, cấp giấy phép theo quy định.
Lực lượng kiểm soát ANHK thực hiện các nhiệm vụ kiểm
soát ANHK theo thẩm quyền. Đối phó ban đầu với hành vi can
thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại
cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ uy hiếp
ANHK, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân
dụng… Lực lượng ANHK được trang bị, sử dụng vũ khí, công
cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
môn chưa cao. “Để nâng cao
tính linh hoạt, phản ứng nhanh
đối với các hành vi gây rối,
lực lượng ANHK cần phải
hoạt động độc lập, đảm bảo
hiệu quả xử lý nhanh các tình
huống bất ngờ nhưng vẫn giữ
hình ảnh thân thiện trong mắt
hành khách” - vị cán bộ nói.
Nói rõ hơn về tính chưa
chuyên nghiệp của lực lượng
ANHK, ông Hoàng Văn Thư,
Giám đốc CHK quốc tế Vinh,
nhìn nhận: Hiện ANHK vẫn
kiêm nhiệm một số việc như
soi chiếu, tuần tra, phòng cháy
chữa cháy... Việc kiêm nhiệm
như vậy sẽ khiến nhân viên an
ninh bị sao lãng thay vì chú
tâm vào chuyên môn được
phân nhiệm.
ÔngThư cũng cho biếtACV
đang lập đề án thành lập Công
ty TNHHMTVANHK. Theo
hướng mới này, lực lượng
ANHK sẽ tách ra hoạt động
độc lập, tập trung cao hơn cho
các công việc chuyên môn về
đảm bảo ANHK. 
Trao đổi với PV
Pháp Luật
TP.HCM
, một lãnh đạo ACV
cho biết đề án này đang được
hoàn thiện để trình Cục Hàng
khôngViệt NamvàVụQuản lý
doanh nghiệp, Bộ GTVT thẩm
định. Theo đó, mô hình hoạt
động lực lượngANHK sẽ độc
lập, chuyên nghiệp thay vì mô
hình hoạt động như hiện nay.
“Hiện đề án thành lập Công
ty TNHH MTVANHK đang
trong giai đoạn nước rút để sớm
triển khai hoạt động. Khi thành
lập, công ty sẽ hoạt động độc
lập, trực thuộcACV, hạn chế sự
can thiệp của các bộ phận sân
bay khác. Lúc đó công ty sẽ ký
kết dịch vụ đảmbảoANHK tại
21 sân bay, CHK cả nước…”
- vị lãnh đạo ACV cho biết.
Làm đúng công việc
phân nhiệm
Về việc sắp xếp lại lực lượng
ANHK, TS Ngô Hữu Phước,
PhóTrưởng khoa Luật quốc tế,
giảng dạy bộmôn Hàng không
dân dụng quốc tế, Trường ĐH
Luật TP.HCM, nhận định việc
tổ chức lại lực lượng ANHK
thực chất là sắp xếp lại đội
ngũ nhân sự an ninh để hoạt
động chuyên môn hóa cao
hơn. Khi đó các bộ phận an
ninh sân bay sẽ đảm nhiệm
công việc chuyên môn được
giao tốt hơn. Chẳng hạn bộ
phận an ninh soi chiếu sẽ tập
trung kiểm tra hàng hóa, bưu
kiện; bộ phận an ninh trật tự
là lực lượng phản ứng nhanh
để xử lý các tình huống xung
đột kịp thời; bộ phận an ninh
trên các chuyến bay thì tập
trung theo dõi, giám sát liên
quan các chuyến bay...
“Các bộ phận này được
cơ cấu lại thành các đơn vị,
không làmcác nhiệmvụ chồng
lấn lên nhau như hiện nay sẽ
làm sao lãng nhiệm vụ chính
của lực lượng ANHK” - ông
Phước nói.•
FastGo đang hoạt động “chui”?
(PL)- Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và kinh tế
số (Bộ Công Thương) vừa cho biết Công ty Cổ phần
FastGo Việt Nam (ứng dụng gọi xe FastGo) mới chỉ
thông báo hoạt động đến Cục Thương mại điện tử
về việc có tồn tại website của công ty nhằm quảng
cáo và bán các sản phẩm. Đối với việc đăng ký hoạt
động sàn giao dịch điện tử, vị lãnh đạo khẳng định
doanh nghiệp này chưa gửi hồ sơ lên Cục. “Nên việc
FastGo thu hút tài xế cũng như hoạt động như một
sàn thương mại về vận tải là trái pháp luật...” - vị lãnh
đạo này khẳng định.
Theo vị lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và kinh
tế số, muốn Bộ Công Thương cấp phép cho hoạt động
sàn thương mại điện tử, FastGo phải được Bộ GTVT
cho phép tham gia đề án thí điểm ứng dụng công
nghệ trong vận tải hàng hóa, hành khách theo Quyết
định 24/2016.
Tuy nhiên, trong văn bản trả lời Sở GTVT TP Đà
Nẵng về đề nghị hướng dẫn liên quan đến ứng dụng
gọi xe FastGo trên địa bàn TP Đà Nẵng, Bộ GTVT
khẳng định chưa nhận được đề xuất của Công ty Cổ
phần FastGo Việt Nam có ứng dụng gọi xe FastGo.
“Điều này có thể khẳng định phần mềm gọi xe
FastGo không thuộc đối tượng tham gia thí điểm theo
Quyết định 24/2016…” - Bộ GTVT thông tin.
Ứng dụng gọi xe FastGo ra mắt thị trường Hà Nội
và TP.HCM giữa năm nay. Theo số liệu mà FastGo
công bố, hiện có 30.000 taxi và xe kinh doanh đăng
ký tham gia.
V.LONG - T.PHƯƠNG
Đà Nẵng “mổ xẻ” trận ngập lịch sử
9-12
(PL)- Sáng 18-12, phiên thảo luận chung tại kỳ
họp thứ 9, HĐND TP Đà Nẵng nóng lên với vấn đề
rác thải, thoát nước đô thị, đặc biệt là trận ngập lụt
lịch sử ngày 9-12. Ông Nguyễn Thành Tiến, Trưởng
ban Đô thị HĐND TP, cho hay Đà Nẵng đã đầu tư
các dự án như dự án thoát nước vệ sinh môi trường
giai đoạn 1998-2008, kinh phí 15 triệu USD; dự
án hạ tầng ưu tiên giai đoạn 2008-2013, khoảng 70
triệu USD; dự án phát triển bền vững 2013-2019,
khoảng 143 triệu USD.
“Nhiều tuyến thoát nước chủ lực hoàn thành, cơ
bản giải quyết tốt thoát nước cho TP. Tuy nhiên, đến
nay hệ thống đã lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển
của đô thị, thiếu khả năng thích ứng với thời tiết cực
đoan như đợt mưa ngày 9-12” - ông Tiến nói.
Qua giám sát, ông Tiến nhận định nguyên nhân là
do tính toán quy hoạch thoát nước của TP chưa dự
báo hết thời tiết cực đoan, sự phát triển của đô thị.
Quá trình phát triển đô thị làm giảm đi số lượng hồ
điều tiết tự nhiên trong TP từ 42 hồ còn 30 hồ, diện
tích còn gần 200 ha. Qua đó ông Tiến đề ra nhiều
giải pháp, trong đó có việc cần xem xét, đánh giá
cẩn trọng hệ thống thoát nước ven biển phía Đông
TP. “Bố trí sát biển gây ô nhiễm biển, nên chăng cần
nghiên cứu bố trí ven sông Hàn để dễ dàng ứng phó
khi có sự cố thoát nước” - ông Tiến đề nghị.
Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng Tô Văn Hùng
cho hay một trong những nguyên nhân khiến nước
thoát chậm là rác thải gây tắc nghẽn. “Trận ngập lịch
sử tại Đà Nẵng ngày 9-12, riêng một hãng bảo hiểm
ô tô tại TP phải đền bù 280 ô tô, thiệt hại rất lớn” -
ông Hùng cho biết.
Phát biểu về tình trạng ngập lụt vừa qua, ông
Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng,
cho hay với lượng mưa trên 600 mm và kéo dài
trong ngày 9-12 thì không có cống rãnh đô thị nào
thoát nhanh được. “Vừa rồi tôi đi kiểm tra, thấy rằng
chỗ có máy bơm thì không có nước về. Chỗ nước về
thì không có máy bơm. Tính đồng bộ chưa đảm bảo”
- ông Trung nói.
Theo ông Trung, mỗi năm TP bố trí 83 tỉ đồng
cho công tác nạo vét cống nhưng đề nghị UBND
TP kiểm tra xem có nạo vét hết không. “Đề nghị
UBND TP rà soát lại hệ thống thoát nước, phân
kỳ đầu tư đồng bộ. Ngân sách thì điều chỉnh, thảo
luận trong đợt này để bố trí vốn cho mùa mưa đến.
Thống nhất giữ quỹ dự phòng để ưu tiên đầu tư” -
ông Trung kết luận.
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook