148-2019 - page 20

16
• Nhật Bản
: Tờ
Kyodo News
hôm 1-7 cho biết cảnh
sát đã tiến hành bắt giữ một người Việt tên Ton That
Duong, 25 tuổi, với cáo buộc đâm trọng thương hai
người tại căn hộ gần nhà ga TP Kuki, tỉnh Saitama.
Trước đó, vào tối 29-6, họ nhận được cuộc gọi khẩn cấp
và phát hiện hai nam giới với nhiều vết đâm trên cơ thể
tại hiện trường. Một nạn nhân được cho là người Việt đã
tử vong trên đường đi cấp cứu.
Mỹ
: Tập đoàn công nghệ Facebook ngày 1-7 đã phải
sơ tán khẩn cấp bốn tòa nhà ở Thung lũng Silicon sau
khi một bưu kiện nghi chứa chất độc thần kinh sarin
được gửi tới cơ sở thư tín của tập đoàn này, hãng tin
CNN
cho biết. Ít nhất hai nhân viên bị nghi ngờ đã bị
phơi nhiễm với chất độc và được cách ly tuy chưa biểu
hiện bất kỳ triệu chứng nào. Được biết sarin là một hợp
chất cực độc, có thể phá vỡ hệ thần kinh của con người
và được sử dụng làm vũ khí hóa học. Năm 1995, tại
Nhật Bản đã xảy ra một vụ khủng bố bằng sarin khiến
12 người thiệt mạng.
Campuchia
: Theo tờ
The Khmer Times
ngày 1-7,
một bé gái hai tuổi thiệt mạng tại khu vực nuôi cá sấu
của một gia đình ở TP Siem Reap trong khi người mẹ
bận chăm sóc em bé mới sinh. Cảnh sát cho hay vụ việc
xảy ra vào khoảng 10 giờ ngày 30-6 lúc người cha tìm
thấy hộp sọ của con sau khi không thấy con quay vào
nhà. Được biết gia đình xây hàng rào quanh khu vực
nuôi cá sấu nhưng khoảng cách giữa các thanh chắn quá
thưa nên trẻ con vẫn chui qua được.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
Thứ Tư 3-7-2019
Hong Kong căng thẳng
chưa từng có vì bạo lực
Kể từ sau sự xuất hiện của dự luật dẫn độ tội phạmvề Trung Quốc đại lục, không khí chính trị-xã hội
của Hong Kong đã thay đổi mạnhmẽ vì nguy cơ bạo lực ngày càng leo thang.
VĨ CƯỜNG
T
rái ngược với sự ôn
hòa cùng tinh thần hòa
bình của phong trào
Dù vàng năm 2014, những
cuộc biểu tình gần đây ở
Hong Kong đã bắt đầu có
xu hướng cực đoan hóa và
biến thành những cuộc bạo
động. Sự thay đổi này, theo
nhận định của chuyên gia
châu Á James Griffiths, cho
thấy một sự chia rẽ đang lớn
dần lên trong nội bộ phong
trào biểu tình ở Hong Kong.
Chính quyền Hong
Kong “đau lòng”
Hôm 1-7, trong khi một
đoàn biểu tình ôn hòa tuần
hành ngang qua trụ sở Hội
đồng Lập pháp Hong Kong
nhân dịp kỷ niệm 22 năm
ngày đặc khu này được Anh
trao trả lại cho Trung Quốc
(TQ), một nhóm đã tách khỏi
đoàn, tiến hành bao vây, xâm
nhập và đập phá cơ quan này.
“Chúng tôi phải cho chính
quyền (Hong Kong) thấy
rằng chúng tôi sẽ không chỉ
khoanh tay ngồi nhìn” - Joey,
một người biểu tình 26 tuổi,
nói. Cuộc bạo động kết thúc
khi cảnh sát HongKong giành
lại được cơ quan lập pháp và
các khu vực xung quanh sau
nhiều giờ bị một số người
biểu tình cố thủ trong tòa
nhà tấn công bằng gạch đá.
Cảnh sát trưởng Stephen Lo
phê phán những hành động
bạo lực xảy ra vào đêm 1-7
đã vượt xa tất cả giới hạn của
một cuộc biểu tình ôn hòa.
Xuất hiện tại buổi họp
báo sáng 2-7 tại trụ sở cảnh
sát Hong Kong sau 12 ngày
vắng mặt trước công chúng,
Trưởng đặc khu Carrie Lam
đã lên án vụ việc và gọi đó
là cơn bão “bạo lực khủng
khiếp” tại trụ sở hội đồng
lập pháp. Bà Lam cho biết
bản thân bà “bị sốc và rất
đau lòng”.
Bà Lam khẳng định chính
quyền Hong Kong sẽ chống
lại hành vi phạm luật đến
cùng. Tuy nhiên, vị này đồng
thời nhấn mạnh chính quyền
Hong Kong sẵn sàng tiếp
xúc và lắng nghe tiếng nói
của người dân từ mọi thành
phần, trong đó có giới trẻ. Bà
Lam cũng bác bỏ cáo buộc
rằng chính quyền đã không
có phản hồi gì trước yêu cầu
của những người biểu tình
phản đối dự luật dẫn độ gây
tranh cãi.
“Việc chúng tôi không đáp
ứng mọi yêu cầu (của nhiều
người biểu tình) đều có lý
do. Dự luật dẫn độ sẽ hết
thời hạn. Nói cách khác, dự
luật sẽ chính thức biến mất
kể từ tháng 7-2020, khi hội
đồng lập pháp hiện nay hết
nhiệm kỳ. Đó là phản ứng
rất tích cực của chính quyền
Hong Kong với những yêu
cầu từ phía người dân Hong
Kong” - bà Lam cho biết.
Dư luận Trung Quốc
bất bình
Trong một tuyên bố đăng
trên
TânHoa xã
ngày 2-7,Văn
phòng liên lạc TQ tại Hong
Kong đã lên tiếng chỉ trích
cuộc bạo động là “sửng sốt,
sai lầm và đáng bị lên án”.
“Những phần tử cực đoan
đã sử dụng bạo lực thái quá
để xông vào cơ quan lập pháp
và tiến hành các hoạt động
phá hoại quy mô lớn. Những
hành động này của họ cho
thấy một sự thách thức nền
tảng pháp quyền của Hong
Kong, cũng như ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự ổn định
và trật tự xã hội. Việc này
thật không thể chấp nhận
được” - tuyên bố nêu rõ. Cơ
quan này cũng kêu gọi chính
quyền Hong Kong phải mở
cuộc điều tra nhằm bảo vệ
bình yên cho xã hội.
Cũng trong ngày 2-7, Văn
phòng Các vấn đề Hong
Kong và Macao thuộc Quốc
vụ viện TQ cùng ngày cũng
đưa ra tuyên bố với lời lẽ chỉ
trích tương tự nhằm vào vụ
bạo loạn. Cơ quan này lên
tiếng ủng hộ chính quyền
Hong Kong “đưa những kẻ
phá hoại ra trước pháp luật”.
Tuyên bố này cũng nói thêm
Người thamgia đối đầu với cảnh sát trong đợt bạo động hôm1-7. Ảnh: AP
Quốc tế lên án bạo lực ở Hong Kong
Theo hãng tin
AFP
, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm
1-7 cho biết ông“rất buồn”khi thấy cuộc biểu tình bạo loạn
tại Hong Kong. Tổng thống Mỹ hy vọng vấn đề sẽ được giải
quyết. Ông Trump cũng nói đã trao đổi ngắn với ông Tập
Cận Bình về vấn đề này khi hai ông gặp nhau bên lề Hội
nghị G20 ở Nhật Bản vừa qua. Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó
kêu gọi “tất cả các bên phải kiềm chế bạo lực”.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết quan điểm của
London là “các quyền tự do của đặc khu này không bị lay
chuyển” nhưng kêu gọi những người biểu tình kiềm chế.
Hôm 30-6, một ngày trước
khi xảy ra vụ bạo động, tại
Hong Kong đã diễn ramột đợt
biểu tình khác ủng hộ cảnh sát
mạnh tay trừng trị những kẻ
quákhíchcủađợtxuốngđường
hồi tháng 6-2019 với sự tham
gia của hàng chục ngàn người.
(Theo hãng tin
CNN
)
Tiêu điểm
1,4
triệu người tị nạn ở khoảng 60 nước đang cần được tái định
cư trong năm 2020, theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người
tị nạn (UNHCR) công bố ngày 1-7. Theo cơ quan này, nhóm
người cấp thiết nhất cần được tái định cư là người từ Syria
(40%), Nam Sudan (14%) và Cộng hòa Congo (11%). Ông
Filippo Grandi, người đứng đầu UNHCR, kêu gọi các nước
hãy giúp nhiều người tị nạn được tái định cư, nhất là trong
bối cảnh số người trốn chạy chiến tranh, xung đột đã lên
tới con số kỷ lục. Theo kế hoạch, diễn đàn Người tị nạn toàn
cầu dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới tại Geneva,
Thụy Sĩ.
PHẠM KỲ
rằng cuộc bạo động đã thách
thức trực diện mô hình “một
quốc gia, hai chế độ”. Được
biết theo thỏa thuận trao trả
giữa London và Bắc Kinh,
quy chế này cho phép Hong
Kongđược tựchịu tráchnhiệm
về các vấn đề đối nội trong
khi chính quyền đại lục quản
lý lĩnh vực quốc phòng và
ngoại giao của đặc khu này
cho đến năm 2047.
Tờ
Trung Hoa Nhật Báo
trong bài xã luận với tiêu đề
“Luật pháp và trật tự là nền
tảng cho sự thịnh vượng của
Hong Kong”
cho biết từ lúc
Anh trao trả Hong Kong về
TQ, nơi này “đã xuất hiện
những nỗ lực nhằm ngăn
cản sự phát triển tất yếu
của đặc khu”. Bài viết nhấn
mạnh bất kỳ hành động nào
cũng không thể làm suy yếu
quy chế “một quốc gia, hai
chế độ”.
“Dưới mô hình “một quốc
gia, hai chế độ”, chính quyền
TQ đại lục luôn sẵn sàng hỗ
trợ trưởng đặc khu và chính
quyền đặc khu quản lý Hong
Kong theo đúng pháp luật
(…) Cách duy nhất để cho
khu vực đặc khu hành chính
tiếp tục tăng trưởng kinh tế
và giữ vững sự ổn định là nơi
này phải đưa sự phát triển
của riêng mình hòa nhập vào
tiến trình phát triển chung
của đất nước” -
Trung Hoa
Nhật Báo
viết.
Trong khi đó, tờ
Hoàn Cầu
Thời Báo
, trực thuộc
Nhân
Dân Nhật Báo
, cơ quan ngôn
luận chính thức của Đảng
Cộng sản TQ, cho rằng xã
hội Hong Kong trước hết phải
tự chịu trách nhiệm và cùng
đứng lên “chống lại bạo lực
của đám đông”, vì đó chính
là tinh thần và nghĩa vụ của
quy chế mà Hong Kong đang
được thụ hưởng. Người dân
đặc khu phải tự biết bảo vệ
sự ổn định của mình.
“Các vấn đề và tranh chấp
sẽ được giải quyết thông
qua các cơ chế phù hợp
hiến pháp. Sử dụng bạo lực
để tước đoạt sự ổn định của
xã hội Hong Kong là tội ác
lớn (…) Hình ảnh của nơi
này và lối sống của người
dân Hong Kong sẽ không bị
những người gây bạo loạn
làm suy yếu. TQ đại lục và
Hong Kong thuộc về một gia
đình lớn; và đại lục mong
muốn được chứng kiến ​sự
quay về của một thành phố
ổn định và thịnh vượng” -
Hoàn Cầu Thời Báo
viết.
Cũng theo tờ báo này, một
Hong Kong được cải thiện
và hồi phục là ước muốn
của mọi người TQ.•
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook