223-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy28-9-2019
VIẾT LONG
H
àng loạt vấn đề nóng về
giao thông hiện nay, nhất
là liên quan đến các dự
án trọng điểm như cao tốc
Bắc-Nam, đường sắt đô thị Cát
Linh - Hà Đông, sân bay Long
Thành… được các phóng viên
đặt câu hỏi đối với các lãnh
đạo Bộ GTVT trong buổi họp
báo do bộ này tổ chức chiều
tối 27-9.
Không có chỉ định thầu
cao tốc Bắc-Nam
Liên quan đến việc thu hút
nhà đầu tư trong nước tham gia
dự án đường bộ cao tốc Bắc-
Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Ngọc Đông nhận định:
“Trước đây, khi đấu thầu quốc
tế, nhiều nhà đầu tư trong nước
e ngại không tham gia. Nhưng
tôi nghĩ khi các nhà thầu trong
nước “chơi” với nhau, họ sẽ
tham gia…”.
Theo ông Đông, sau khi hủy
sơ tuyển quốc tế, Bộ GTVT sẽ
phát hành hồ sơ mời sơ tuyển
cho các nhà đầu tưvàođầu tháng
10 tới và sẽ hoàn thành công tác
sơ tuyển trong tháng 1-2020.
Bộ GTVT vẫn giữ nguyên
tiêu chí chọn nhà thầu với vốn
chủ sở hữu 20%, không có bảo
lãnh doanh thu và khoản vay…
Tuy nhiên, bộ sẽ nghiên cứu
điều chỉnh một số tiêu chí như
giảm tiêu chí về kinh nghiệm.
Bởi hiện nay cả nước mới có
800-900 km đường cao tốc,
chắc chắn kinh nghiệm của các
nhà đầu tư sẽ hạn chế.
Vị thứ trưởng Bộ GTVT
cũng khẳng định không chia
nhỏ các dự án, bởi các chặng
thu phí được tính toán kỹ và
Quốc hội đã “chốt” (11 dự án
thành phần). Việc chọn chặng
thu phí dự án (bắt đầu và kết
thúc) phải có cơ sở kết nối và
khả năng thu hồi vốn. Không
thể làm 5 km rồi thu phí, như
vậy không biết kết nối vào
tuyến nào.
Bên cạnh đó, ông Đông cho
biết: Nghị quyết Quốc hội chỉ
rõ trường hợp không lựa chọn
được nhà đầu tư sẽ báo cáo
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
để chuyển sang đầu tư công
nhằm kết nối được các tuyến
với nhau. “Như vậy đã rõ về
chủ trương không có chuyện
Bộ GTVT chỉ định nhà đầu
tư…” - ông Đông khẳng định.
Về dự báo
tăng trưởng xe,
thứ trưởng bộ
này thừa nhận
vừa qua cómột
số dự án đường
bộdựbáokhông
được như kỳ
vọng dù tư vấn
làm trên cơ sở
khoa học và
được các cơ
quan liên quan
thẩm định.
“Như tôi biết, nhà đầu tư
thông thường họ cũng có
đánh giá độc lập về lưu lượng
phương tiện và hiệu quả dự án
rất rõ. Đồng thời, ngân hàng
cũng có đánh giá hiệu quả để
cấp vốn tín dụng. Tuy nhiên,
nếu tư vấn đưa ra các con số
không khoa học lọt qua các cơ
quan thẩm quyền, lúc đó mới
xem xét trách nhiệm…” - ông
Đông thông tin.
Ngoài ra, ông Đông cho biết
tới đây Bộ GTVT sẽ có những
kiến nghị, tham mưu Chính
phủ để tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư huy động vốn triển
khai dự án đúng tiến độ, đảm
bảo chất lượng.
Cát Linh - Hà Đông
chưa hẹn ngày về đích
Liên quan đến dự án đường
sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông,
Thứ trưởngNguyễnNgọcĐông
cho biết hiện dự án còn 1%. Cụ
thể, chưa hoàn thành công tác
chỉnhtrang,hoàn
thiện mỹ quan,
chưahoànthành
đề cương vận
hành thử toàn
hệ thống…
Bên cạnh đó,
tổng thầu chưa
bổ sung đầy đủ
hồ sơ quản lý
chất lượng nên
tư vấn độc lập
đánhgiáantoàn
hệ thống (Công
ty tư vấnACT của Pháp) chưa
đủ cơ sở xác định mức độ an
toàn của hệ thống và điều kiện
để cấp chứng nhận an toàn hệ
thống theo quy định.
Theo ông Đông, chỉ khi nào
tất cả công việc xong mới chạy
được tích hợp các đoàn tàu.
“Giờ tổng thầu đề nghị chạy thử
tàu tích hợp nhưng chúng tôi
yêu cầu phải xong tất cả công
việc còn lại mới được chạy để
đảm bảo an toàn. Hiện đơn vị
thẩm định độc lập mới hoàn
thiện được 6/14 báo cáo, số
còn lại phải đầy đủ thủ tục họ
mới đánh giá” - ông Đông nói.
Để đẩy nhanh tiến độ dự
án, Bộ GTVT cho hay đã làm
việc với tổng thầu, Đại sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam để
đôn đốc các việc tồn đọng. Tuy
nhiên, quá trình làm việc giữa
Bộ GTVT, Ban quản lý dự án
và tổng thầu Trung Quốc chưa
mang tới hiệu quả, đặc biệt
trong công tác lập hồ sơ của
tổng thầu chưa đáp ứng yêu cầu.
“Tổng thầu có dự kiến tiến
độ hoàn thành nhưng theo Bộ
GTVT đánh giá là chưa khả thi
nên đã yêu cầu tổng thầu lập
kế hoạch chi tiết với từng hạng
mục còn lại để xác định thời
gian hoàn thành dự án. Sau đó
bộ sẽ báo cáo cấp thẩm quyền
cũng như thông tin kịp thời với
dư luận. Còn giờ chưa thể đưa
ra mốc thời gian nào, vì nếu
đưa ra mà tới lúc đó lại chưa
xong sẽ tạo dư luận…” - ông
Đông nói và cho rằng dự án
Cát Linh - Hà Đông sẽ là bài
học kinh nghiệm rất lớn với
Bộ GTVT.
Về xử lý trách nhiệm cá
nhân, tổ chức liên quan tới dự
án chậm tiến độ, ông Đông cho
biết dự án trải qua thời gian
dài, nhiều bên liên quan. Ban
đầu dự án do Cục Đường sắt
làm đại diện chủ đầu tư, sau
đó chuyển sang Ban quản lý
dự án đường sắt. Hiện bộ đang
rà soát, kiểm điểm cá nhân,
tổ chức liên quan, khi nào có
sẽ công bố. Với kết luận của
Kiểm toán Nhà nước, đại diện
Bộ GTVT khẳng định đang nỗ
lực thực hiện nghiêm.•
Người dân trong
một lần thamquan
dự án đường sắt
Cát Linh - HàĐông.
Ảnh: VIẾT LONG
TrìnhQuốc hội dự án sân bay Long Thành
Trả lời câu hỏi của
Pháp Luật TP.HCM
về tiến độ sân bay Long
Thành, đại diện Bộ GTVT khẳng định hiện nay Hội đồng thẩm
định Nhà nước đang tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu
khả thi dự án này. “Đến nay chúng tôi khẳng định sẽ đáp ứng
được tiến độ dự án là trìnhQuốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khóa XIV (diễn ra vào tháng10 tới đây)”- vị đại diệnnói.
“Trước đây, khi đấu
thầu quốc tế, nhiều
nhà đầu tư trong
nước e ngại không
tham gia. Nhưng
tôi nghĩ khi các nhà
thầu trong nước
“chơi” với nhau,
họ sẽ tham gia…”
Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Ngọc Đông
Thủ tướng:
Cần3.000 tỉ đồng
chống sạt lởĐBSCL
Chiều 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với
13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL về công tác phòng,
chống, khắc phục sạt lở và sản xuất vụ đông
xuân 2019-2020.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân
Cường, những năm gần đây, bùn cát từ thượng
nguồn về ngày càng giảm. Trong khi đó, khai
thác cát sỏi lòng sông phục vụ hoạt động phát
triển cơ sở hạ tầng, việc xây dựng nhà cửa
trong lòng sông, bãi sông, đường giao thông
sát bờ sông, kênh rạch ngày càng gia tăng. Bên
cạnh đó, biến đổi khí hậu làm nước biển, sóng
gió, thủy triều tăng, thay đổi lớn về dòng chảy
thượng nguồn. Những yếu tố trên đã và đang làm
cho tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL
ngày càng phức tạp.
Sạt lở bờ biển từ trước năm 2010 đến nay diễn
biến ngày càng phức tạp và có mức độ gia tăng
cả về phạm vi, mức độ nghiêm trọng, uy hiếp
trực tiếp đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và
nhân dân. Sạt lở bờ sông đến nay cũng diễn biến
nguy hiểm không kém.
Thời gian qua, các bộ, ngành, trung ương, địa
phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng,
chống sạt lở bờ sông, bờ biển bằng nhiều phương
thức… Tuy nhiên, tình hình sạt lở vẫn diễn ra rất
nhanh, hằng ngày, hằng giờ và vẫn chưa dừng lại.
Về sản xuất
mùa vụ đông
xuân năm nay,
theo đánh giá của
Bộ NN&PTNT,
mùa mưa trên
thượng nguồn
sông Mekong gần
kết thúc, song
lượng mưa đạt trị
số rất thấp. Với
tình hình mưa và dòng chảy sông Mekong có thể
xảy ra hạn hán xâm nhập mặn mùa khô 2019-
2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình
nhiều năm. Dự báo với tình hình trên, xâm nhập
mặn có khả năng sẽ ảnh hưởng đến 100.000 ha
lúa vụ đông xuân 2019-2020 ở các địa phương
ven biển với khoảng 50.000 hộ dân bị ảnh hưởng
thiếu nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc nhấn mạnh: ĐBSCL là khu vực chịu
ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong
đó, tình hình sạt lở bờ sông, kênh rạch, bờ biển
đe dọa trực tiếp đến an toàn của nhiều khu dân
cư, công trình hạ tầng ven sông, ven biển. Việc
tập trung các nguồn lực để xử lý một bước là
điều hết sức cần thiết và cần làm sớm để bảo
đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Thủ tướng cũng khẳng định Đảng, Nhà nước sẽ
làm hết sức mình để cùng ĐBSCL phát triển bền
vững. Chính phủ cần kiến nghị Quốc hội bố trí đủ
vốn khoảng 3.000 tỉ đồng để hỗ trợ ĐBSCL xử lý
dứt điểm tình trạng sạt lở trong hai năm 2019-
2020. Trong đó, Chính phủ sẽ xuất ngân sách dự
phòng trung ương năm 2019, bố trí 1.000 tỉ đồng
bằng vốn đầu tư trung hạn và một số nguồn ODA
khác để đủ 3.000 tỉ đồng.
Thủ tướng giao cho các bộ NN&PTNT, Tài
chính, KH&ĐT, TN&MT cùng các cơ quan có
liên quan sớm tham mưu cho Chính phủ. Trong
đó, nền tảng quan trọng là Bộ NN&PTNT đã khảo
sát số liệu chứng minh và đi kiểm tra hiện trường.
Bộ KH&ĐT xem xét, trình Thủ tướng chậm nhất
tháng 10 năm nay.
“Đây là một quyết sách thể hiện trách nhiệm
của Chính phủ đối với ĐBSCL. Các địa phương
phải sử dụng một cách hiệu quả nhất. Cần chống
thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực đối với
việc chống sạt lở này để cùng vượt qua thiên tai
khắc nghiệt này” - Thủ tướng nhấn mạnh.
ĐÔNG HÀ
“DựánCát Linh -HàĐông
làbàihọclớnchoBộGTVT”
Bộ GTVT khẳng định đang rà soát, kiểmđiểm cá nhân, tổ chức liên quan
đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, khi nào có sẽ công bố.
Theo Bộ NN&PTNT, trong
vòng 10 năm gần đây, ngân
sách đã bố trí trên 16.000
tỉ đồng để xây dựng công
trình phòng, chống sạt lở.
Trong đó, hai năm (2018,
2019) đã bố trí trên 4.000 tỉ
đồng, đang rà soát tiếp tục
hỗ trợ 4.412 tỉ đồng.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook