234-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu11-10-2019
Tiêu điểm
Thủ tục ra quyết định thi hành án
1. Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định
THA hoặc ủy thác cho chánh án tòa án khác cùng cấp ra quyết định THA.
2. Thời hạn ra quyết định THA là bảy ngày kể từ ngày bản án, quyết
định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án,
quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi
hành của chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm thì chánh án tòa án được ủy
thác phải ra quyết định THA.
3. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì quyết định
THA phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được
quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan THA hình sự công an cấp
huyện để THA.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì chánh
án tòa án đã ra quyết định THA yêu cầu cơ quan THA hình sự công an
cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.
(Trích Điều 364 BLTTHS)
Án chưa hiệu lực,
tòa đã buộc bị cáo
đi tù
Bản án sơ thẩmbị kháng cáo toàn bộ, chưa có hiệu lực nhưng
tòa huyện đã buộc bị cáo đi thi hành án phạt tù, oái oămnữa là
sau đó bị cáo này lại được đình chỉ.
NGÂNNGA
T
AND tỉnh Đắk Nông vừa xử
phúc thẩm vụ cố ý gây thương
tích xảy ra trên địa bàn và đã
đình chỉ vụ án đối với 10 bị cáo.
Điều đáng nói là trước đó, dù bản
án sơ thẩm bị kháng cáo toàn bộ
nhưng tòa huyện đã buộc một bị
cáo đi thi hành án (THA) phạt tù.
Thi hành bản án chưa có
hiệu lực
Theo hồ sơ, tối 16-1-2018, trong
một tiệc cưới ở huyện Đắk Song,
Đắk Nông, do thấy khó chịu với
việc C. từ chối uống rượu nên có
một người nói rằng đợi C. ra về sẽ
chặn đường đánh cảnh cáo. Sau đó,
nhóm của C. đã dùng dao, cơ bi da
(được làmbằng gỗ) là hung khí nguy
hiểm đánh gây thương tích cho Đ.
với tỉ lệ thương tật 4%. Cạnh đó,
Đ. cũng dùng dao tấn công làm cụt
1/3 dưới cẳng tay phải của C., gây
tỉ lệ thương tật 55%.
Đ. bị bắt tạm giam và bị truy tố
về tội cố ý gây thương tích theo
khoản 3 Điều 134 BLHS.
RiêngnhómcủaC. (gồm10người)
cùng bị truy tố về tội cố ý gây thương
tích theo khoản 1 Điều 134 BLHS.
Trước đó nhóm này bị khởi tố theo
yêu cầu của người bị hại.
Ngày 18-6, TAND huyện Đắk
Song xử sơ thẩm, tuyên phạt bị
cáo Đ. năm năm sáu tháng tù, C.
12 tháng tù. Chín bị cáo còn lại bị
phạt từ sáu tháng tù treo đến 11
tháng 29 ngày tù.
Theo kết quả phúc thẩm,
bị cáo M. được đình chỉ
do bị hại rút đơn yêu cầu
khởi tố, tức không bị tù
tội. Nhưng do sai sót của
tòa cấp dưới, M. đã phải
đi tù “oan” một tháng.
Bản án có hiệu lực
khi nào?
Điều 343 BLTTHS quy định: Bản án,
quyết địnhvànhữngphầncủabảnán,
quyết định sơ thẩmcủa tòa án không
bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn
kháng cáo, kháng nghị.
Sau đó, Đ. kháng cáo toàn bộ
bản án và một số bị cáo trong vụ
án cũng kháng cáo.
Dù bản án đang bị kháng cáo
toàn bộ nhưng ngày 25-7, chánh
án TAND huyện Đắk Song đã ra
quyết định THAphạt tù đối với M.
(bị phạt tám tháng tù nhưng không
kháng cáo).
Đến ngày 29-8, chánh án mới căn
cứ vào đơn kháng cáo toàn bộ bản án
ngày 20-6 của Đ. (vừa là bị cáo, vừa
là bị hại trong vụ án) để hủy quyết
định đi THAhình phạt tù đối với M.
Quyết định nêu rõ: Khi nhận được
quyết định này, Trại giamĐắk P’lao,
Cục C10 có trách nhiệm trả tự do
ngay cho người bị kết án M.
Sáng 13-9, M. mới được trả tự
do. Lúc này M. đã THA tù được
hơn một tháng.
Đình chỉ vụ án do bị hại
rút đơn
Ngày 24-9 vừa qua, TAND tỉnh
Đắk Nông đã đưa vụ án ra xét xử
phúc thẩm. Tại tòa phúc thẩm, Đ.
đã rút đơn yêu cầu xử lý hình sự
đối với tất cả 10 bị cáo trong nhóm
của C. Ngược lại, có bị cáo trong
nhóm của C. cũng viết đơn bãi nại
hoặc xin giảm nhẹ hình phạt cho Đ.
Từ đó TAND tỉnh Đắk Nông đã
đình chỉ vụ án đối với 10 bị cáo
(trong đó có C. và M. - người từng
bị bắt đi tù hơn một tháng). Đồng
thời, tòa giảm nhẹ hình phạt cho
Đ. từ năm năm sáu tháng tù xuống
còn năm năm tù.
Để tìm hiểu lý do vì sao khi bản
án chưa có hiệu lực mà tòa đã ra
quyết định đi THA đối với bị cáo
M., PV đã liên hệ với chánh án
TAND huyện Đắk Song nhưng vị
này không nghe điện thoại.
Một chánh án quận thuộcTP.HCM
cho biết nếu bị cáoM. không có đơn
kháng cáo và các bị cáo khác cũng
như bị hại trong vụ án không kháng
cáo phần liên quan tới hình phạt của
M. thì tòa án huyện sẽ phải ra quyết
định đi THAđối với M. Tuy nhiên,
trong vụ án này, Đ. (vừa là bị cáo,
vừa là bị hại) đã kháng cáo toàn
bộ bản án thì việc tòa Đắk Song ra
quyết định buộc M. phải đi THA là
trái với quy định của pháp luật. Lý
do, bản án bị kháng cáo toàn bộ thì
chưa có hiệu lực pháp luật.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo
M. được đình chỉ do bị hại rút đơn
yêu cầu khởi tố (chứ không phải do
oan sai) nên M. không phải bị THA
phạt tù. Nhưng do việc sai sót của
tòa dẫn đến M. phải đi tù “oan” một
tháng, ảnh hưởng đến thân phận,
tâm lý và cuộc sống của M.•
Chiều 10-10, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, đại biểu
Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện
Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, cho biết ông đã có phiếu
chuyển đơn gửi đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng liên quan đến tử tù Đặng Văn Hiến.
Trước đó Công ty Luật Công Chính (Hà Nội) đã có đơn
gửi đến ông với nội dung đề nghị Chủ tịch nước soi xét,
đánh giá lại bản chất hành vi của tử tù Đặng Văn Hiến,
xin được ân giảm án tử hình. Theo đó, Hiến là một nông
dân cần cù, chưa có tiền án, tiền sự. Tuy hành vi của Hiến
là nguy hiểm, gây hậu quả lớn, song không phải vì động
cơ giết người mà xuất phát từ bức xúc do chính nạn nhân
và số đông áp đảo gây ra tại khu đất nhà bị cáo.
Trước đó, trả lời đơn kiến nghị của một số luật sư,
TAND Tối cao đề nghị các luật sư bổ sung bản án và các
hồ sơ có liên quan để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
đối với vụ án. Nhóm luật sư đã gửi đơn kiến nghị tới các
cơ quan chức năng và Chủ tịch nước cũng đã có chỉ đạo
xem xét lại vụ án này.
Trong vụ án này, ngày 12-7, TAND Cấp cao tại
TP.HCM xử phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo, y án tử
hình đối với bị cáo Đặng Văn Hiến và các đồng phạm
liên quan đến vụ nổ súng làm ba người chết, 13 người bị
thương tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông vào
tháng 10-2016.
Xử sơ thẩm hồi tháng 1-2018, TAND tỉnh Đắk Nông
đã tuyên tử hình bị cáo Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình
20 năm tù, Hà Văn Trường 12 năm tù, cùng về tội giết
người… Sau khi tòa tuyên án, các bị cáo đã có đơn kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo cáo trạng, năm 2008, UBND tỉnh Đắk Nông cho
Công ty Long Sơn thuê 1.079 ha đất rừng tại tiểu khu
1535 để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy
nhiên, một số hộ dân đã đến xâm canh trồng điều, cà phê
và sang nhượng cho các hộ dân khác, trong đó có gia đình
ông Hiến, Bình và Hoàng Văn Thắng.
Sáng 23-10-2016, hơn 30 nhân viên của Công ty Long
Sơn đã mang máy móc, hung khí vào san ủi, phá hủy
cây điều, cà phê của nhà ông Hiến và hai hộ dân khác.
Ngăn cản không được, ông Hiến chạy vào nhà, dùng súng
bắn nhiều phát vào nhóm người của Công ty Long Sơn.
Trường, Bình cũng hỗ trợ ông Hiến làm ba người chết, 13
người khác bị thương... Sau đó, ông Hiến ra đầu thú.
Về vụ án này,
Pháp Luật TP.HCM
từng có loạt bài phản
ánh chính quyền đã giao đất dân đang xâm canh cho Công
ty Long Sơn, dẫn đến khiếu nại kéo dài. Ông Lê Diễn, Bí
thư Tỉnh ủy Đắk Nông, cũng nhận định do chính quyền
địa phương chậm giải quyết, buông lỏng quản lý đất đai
dẫn đến những xung đột giữa Công ty Long Sơn và người
dân không được giải quyết.
NGUYỄN ĐỨC
Kiếnnghị Chủ tịchnước giảmán cho tử tùĐặngVănHiến
Phó BanDân nguyệnQuốc hội đã chuyển kiến nghị đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xin giảmán cho tử tùĐặng VănHiến.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook