234-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu11-10-2019
Ông Võ Phi Hải, Phó Trưởng phòng TN&MT quận Tân Phú, cho
biết: Trước đây khu này được quy hoạch là sản xuất công nghiệp,
tiểu thủcôngnghiệp. Đếnnăm2008, chuyểnquyhoạchởkhunày
thành khu phức hợp. Từ năm 2008, quận cũng đã kêu gọi đầu tư
để phát triển khu này nhưng đến nay vẫn chưa tìmđược nhà đầu
tư nào phù hợp.
Theo ông Hải, khi chưa triển khai được dự án quy hoạch thành
khuphứchợpthìcáccơsở,DNnơiđâyvẫnđượcphéphoạtđộng.Vì
nguồngốckhuđấtnàylàsảnxuấtcôngnghiệp,tiểuthủcôngnghiệp,
đất này là đất tư nhân, có nhiềuDNhoạt động từ trước năm1990.
Theo đó, khu vực này vẫn tập trung nhiều cơ sở sản xuất. Mặc
dùmỗi cơ sở tuân thủ quy định về tiếng ồn, khí thải nhưng do các
cơ sởnàyhoạt động tập trung trongmột khuvựcnênvấnđề cộng
hưởng vẫn có khả năng gây ô nhiễm.
Tân Phú: Dân phát ốm vì khói thải
và tiếng ồn
Người dân cho rằng nguồn phát sinh tiếng ồn và khói bụi là từ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất
trong khu vực.
NGUYỄNCHÂU
M
ới đây, nhiều người
dân sống tại khu vực
phườngHiệpTân (quận
Tân Phú, TP.HCM) đã làmđơn
gửi các cơquan chức năng phản
ánh về tình trạng ô nhiễmmôi
trường và ô nhiễm tiếng ồn
trong khu vực.
Không thở nổi vì khói
Theo ý kiến của nhiều người
dân, tình hình ô nhiễmkhói bụi
và tiếng ồn xuất hiện ở khu vực
nàyđãlâu.Nguồnphátsinhtiếng
ồn và khói bụi là từ các hộ kinh
doanh, doanh nghiệp (DN) sản
xuất trong khu vực.
Theomô tảcủangười dân, làn
khói có lúc trắng, lúc đen, xả ra
liên tục ngày đêm, bốc mùi hôi
nồngnặc, khóchịuđếnphát nôn.
Tìnhtrạngnàykhiếnnhiềungười
phát bệnhvềđườnghôhấp, nhất
là người già và trẻ nhỏ.
Bà CML (người dân sống ở
đườngHòa Bình, phườngHiệp
Tân) bức xúc: “Các xưởng sản
xuất ởkhuvựcnàyxảkhói ngày
đêm, cứ gió thổi hướng nào thì
dân ở hướng đó hứng chịu hết.
Đặcbiệt,mùicủanhữnglànkhói
này rất khó chịu, nhiềuhômmùi
khétnhưmùinhựalàmbuồnnôn.
Khổnhất lànhữngnhàcóconnít
và người lớn tuổi, vì hứng phải
mùi khói bụi này mà thường
xuyên ho, khó thở. Chúng tôi đã
nhiều lần gửi đơn đến cơ quan
chức năng nhưng tình trạng này
Các cơ sở xả khói vô tội vạ, bất kể ngày đêm. Ảnh: TH
“Khổ nhất là những
nhà có con nít và
người lớn tuổi, vì
hứng phải mùi khói
bụi này mà thường
xuyên ho, khó thở” -
bà CML than.
Áp dụng phương thức bay mới tại sân bay Tân Sơn Nhất
Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng (Hà
Nội) vừa gửi tới Cục Hàng không đề nghị
đổi dịch vụ để nhận về chiếc máy bay
Boeing 727 bỏ hoang 12 năm tại sân bay
Nội Bài.
Trung tâm này cho hay muốn lấy chiếc
máy bay về để hiện thực hóa giấc mơ bay
của nhiều cụ già hiện không đủ sức khỏe để
bay một chuyến bay thật.
“Nhiều người cao tuổi đang sống tại trung
tâm chúng tôi luôn ao ước được một lần trải
nghiệm ngồi trên máy bay, trong khi sức
khỏe không cho phép để di chuyển bằng
máy bay thực sự. Trong lúc đang tìm cách
để hiện thực hóa ước mơ của các cụ, chúng
tôi biết rằng sân bay Nội Bài đang giữ một
chiếc máy bay Boeing 727 của hãng hàng
không Campuchia bị bỏ quên 12 năm”-
trung tâm này viết.
Chính vì vậy, đơn vị này đã gửi công văn
này đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cho
trung tâm xin chiếc máy bay, không chỉ
phục vụ cho các cụ đang sống tại trung tâm
mà còn cho những người cao tuổi khác có
mong muốn tương tự. Việc này có ý nghĩa
rất lớn đối với người cao tuổi.
Trung tâm này cũng nêu rõ: Nếu không
thể cho, đơn vị muốn đổi ba suất dưỡng
lão trong 12 năm tại đây có trị giá hơn 3,8
tỉ đồng, tương đương 8,8 triệu đồng/suất/
tháng. Bao gồm chi phí dưỡng lão cơ bản,
massage toàn thân, sinh tố hằng ngày theo
mùa, ngâm chân muối khoáng thảo dược...
Cuối tháng 9, Công ty cổ phần Tiffany &
Son cũng gửi văn bản tới Cục Hàng không
Việt Nam đề nghị đổi 3 tỉ đồng hàng hóa là
bánh kẹo để lấy máy bay Boeing 727 này.
Cục Hàng không khẳng định các hình
thức xử lý tài sản theo pháp luật hiện hành
đối với máy bay bị bỏ tại Cảng hàng không
quốc tế Nội Bài không cho phép thực hiện
bằng hình thức trao đổi tài sản.
Cục này cũng cho hay phía cơ quan chức
năng chưa định đúng giá trị của sản phẩm
trên. Nguyên nhân một phần do máy bay
này không đủ hồ sơ, tài liệu để thẩm định
giá.
VIẾT LONG
Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam
vừa chính thức triển khai áp dụng hệ thống
phương thức bay mới sử dụng tính năng dẫn
đường RNAV 1 tại sân bay Tân Sơn Nhất
(TSN).
Đây là phương thức bay được thiết kế
trong khuôn khổ dự án thuộc chương trình
hợp tác quản lý không lưu tại Việt Nam
giữa Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam
và Công ty NAVBLUE/Airbus, được khởi
động từ tháng 12-2016.
Chương trình hợp tác thực hiện các công
việc để nâng cao an toàn, năng lực và hiệu
quả của sân bay TSN thông qua việc thiết
kế lại các phương thức bay và vùng trời
trong khu vực kiểm soát tiếp cận. Thiết kế
này nhằm mục tiêu tăng cường năng lực và
hiệu quả của vùng trời kiểm soát tiếp cận
cũng như sân bay hiện phải đối mặt với tình
hình tăng trưởng hoạt động bay ngày càng
cao.
Đến tháng 6-2019, hệ thống phương thức
bay mới và các cấu hình phân chia khu vực
kiểm soát tiếp cận tại sân bay TSN đã được
Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận, phê
duyệt.
Việc tối ưu hóa các phương thức bay theo
kiểu dạng hệ thống hợp nhất điểm (Point
Merge System) đang là xu hướng điều
hành bay trên thế giới sẽ cho phép máy bay
áp dụng hoạt động khai thác lấy và giảm
độ cao liên tục (CCO/CDO), sử dụng các
đường bay hiệu quả hơn. Mục đích giúp
giảm thiểu lượng tiêu hao nhiên liệu, phân
cách giữa các máy bay tiếp cận và khởi
hành, giảm khối lượng công việc của kiểm
soát viên không lưu cũng như tổ lái, từ đó
nâng cao năng lực điều hành bay và an toàn
bay.
Hệ thống phương thức bay và khái niệm
khai thác mới tại sân bay TSN cũng đã được
NAVBLUE/Airbus đánh giá mô phỏng trên
phần mềm chuyên dụng để kiểm chứng hiệu
quả. Kết luận cho thấy rằng các phương
thức bay và phương thức khai thác mới có
thể giúp nâng cao năng lực thông qua tại
sân bay TSN lên đến 54 chuyến bay/giờ.
PHÚ PHONG
Xin đổi ba suất dưỡng lão lấy máy bay ở Nội Bài
không giảm”.
Cùng nỗi bức xúc với bà L.,
ông NDL chia sẻ: “Tôi về sống
ở đây đã hơn một năm nay và
nhà của tôi phải đóng cửa vì sợ
khóibayvàonhà.Nhiềuhômmở
cửa sổmột chút là khói bay vào
nhà, rèmcửa bámmùi ámkhói,
khó chịu vô cùng. Rất mong cơ
quan chức năng có hướng xử lý
triệt để và trả lại khôngkhí trong
lành cho người dân”.
Sẽ vận động di dời
các cơ sở sản xuất
Theoghi nhận thực tế củaPV,
tại khu vực người dân phản ánh,
tình trạngkhói bụi do các xưởng
sản xuất ở khu vực này thải ra
khá nhiều ngay cả buổi sáng và
chiều.Khói thải cómàu trắngvà
đen giống với người dân mô tả.
Ông Vương Kiến Tân, Phó
Chủ tịch UBND phường Hiệp
Tân, quận Tân Phú, cho biết:
“Tôi có nhận được đơn phản
ánh về tình hình ô nhiễm của
ban quản lý hai khu chung cư ở
khu vực. Đồng thời cũng nhận
đượcphảnánhởphầnmềmtrực
tuyến của quận về tình trạng ô
nhiễm”.
Theo ông Tân, phần kiến
nghị nào thuộc thẩm quyền
của phường thì phường sẽ giải
quyết ngay. “Tuy nhiên, đa số
những kiến nghị của người dân
và ban quản lý chung cư không
thuộc thẩm quyền của phường
như việc đo tiếng ồn, đo nồng
độ bụi, mùi. Do đó chúng tôi
đã làm công văn báo cáo gửi
về quận để giải quyết” - ông
Tân cho biết.
Ông Tân cũng cho rằng về
việc quản lý nhà nước ở địa
phương đối với những DN, cơ
sở phát ra tiếng ồn lớn hoặc
khói bụi thì phường đã cử cán
bộ xuống cơ sở để nhắc nhở,
lập biên bản xử lý và yêu cầu
khắc phục.
ÔngVõ Phi Hải, PhóTrưởng
phòngTN&MTquậnTân Phú,
cho biết: Liên quan đến phản
ánh của người dân về tình hình
ô nhiễm, giữa tháng 8-2019,
Phòng TN&MT đã phối hợp
với UBND phường Hiệp Tân,
Sở TN&MT kiểm tra hơn 20
cơ sở, DN. “Chúng tôi đã yêu
cầu, hướng dẫn các cơ sở, DN
phải đảmbảo về tiếng ồn và khí
thải” - ôngVõPhiHải thông tin.
Phòng TN&MT quận Tân
Phú cũng cho hay sắp tới sẽ
tiếp xúc, làm việc với đại diện
ban quản lý chung cư để thống
nhất thời gian và địa điểm đo
đạc tiếng ồn và khí thải. “Ngoài
ra, chúng tôi đã có vận động di
dời các cơ sở để đảm bảo môi
trường sống cho người dân. Kết
quả cũng đã có một số cơ sở di
dời, sắp tới chúng tôi cũng sẽ
tiếp tục vận động các cơ sở còn
lại” - ông Hải nói.
Ông Hứa Định Nên, chủ
Công ty TNHH MTV Định
Nên (một trong những công
ty mà người dân phản ánh gây
ô nhiễm), cho biết: “Công ty
chúng tôi đã hoạt động ở đây
khá lâu. Gần đây, công ty đã
bị xử phạt về vi phạm ô nhiễm
môi trường. Công ty chúng tôi
cũng đã có hướng khắc phục.
Sắp tới, chúng tôi dự định sẽ di
dời cơ sở về Củ Chi”.•
Người dân phản ánh các cơ sở gây ô nhiễm. Ảnh: NC
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook