239-2019 - page 20

16
Quốc tế -
ThứNăm17-10-2019
. Hong Kong
: Hạ viện Mỹ ngày
15-10 đã bỏ phiếu nhất trí thông qua
dự luật dân chủ và nhân quyền Hong
Kong HKHRDA 2019. Dự luật sẽ
yêu cầu đánh giá hằng năm tình trạng
kinh tế và thương mại đặc biệt Mỹ-
Hong Kong và giám sát ảnh hưởng
của Trung Quốc đối với đặc khu này.
Dự luật hiện đã trình lên Thượng viện
và đang đợi bỏ phiếu. Bắc Kinh đã
lập tức lên tiếng phản đối, chỉ trích dự
luật là “hành động can thiệp một cách
thô thiển vào chuyện nội bộ Trung
Quốc và công khai gia tăng ủng hộ
các lực lượng chống đối và cực đoan
ở Hong Kong” - đài
CNA
cho hay.
. Indonesia
: Hãng tin
Reuters
ngày
16-10 dẫn nguồn cảnh sát Indonesia
tuyên bố đã ngăn chặn thành công
âm mưu đánh bom khủng bố lễ nhậm
chức của Tổng thống Joko Widodo
vào ngày 20-10 sắp tới. Phát ngôn
viên cảnh sát khẳng định ít nhất bốn
kẻ đánh bom tự sát đã chuẩn bị kế
hoạch tấn công, sử dụng bom có sức
công phá lớn được làm từ nhiều chất
khác nhau, bao gồm chất cực độc
abrin có khả năng gây tử vong trong
vòng 36 tiếng. Ước tính 100 người
sẽ thiệt mạng nếu hung thủ thực hiện
thành công vụ đánh bom.
. Mỹ
: Hôm 15-10, hai bồn chứa
dầu đã bốc cháy dữ dội sau khi nhà
máy lọc dầu ở bang California bất
ngờ phát nổ
(ảnh)
. Hình ảnh tại hiện
trường cho thấy ít nhất một bể chứa
dầu đã bị phá hủy hoàn toàn. Khói
từ đám cháy lớn tới mức có thể được
nhìn thấy từ TP San Francisco cách
đó hàng chục km. Nguyên nhân vụ
hỏa hoạn vẫn chưa được xác định.
Hiện chưa có con số thương vong về
người, theo đài
CNN
.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Nga, Ukraine lại trục trặc trong
thỏa thuận hòa bình
Moscow tố cáo Kiev vi phạm camkết để tiến tới đối thoại, trong khi Kiev cáo buộc phe ly khai
chưa ngừng chiến để rút quân.
HÀMINHTHU
C
uộc biểu tình do hiệp hội
cựu chiến binh Ukraine
tổ chức mới đây đã thu
hút hàng ngàn người dân
tham gia nhằm lên tiếng phản
đối những thay đổi trong kế
hoạch thiết lập hòa bình ở
miền Đông nước này. Họ coi
đó là sự thỏa hiệp với Nga
và tạo điều kiện để Moscow
tạo ảnh hưởng sâu rộng hơn
ở quốc gia Đông Âu này.
Trong khi đó, đã có những
dấu hiệu cho thấy việc thực
hiện những cam kết trong
kế hoạch đó để tiến tới một
cuộc đối thoại bốn bên đang
bị đình trệ.
Mấu chốt để
giải quyết xung đột
Ngày 14-10, ít nhất 12.000
người dân Ukraine tiếp tục
xuống đường biểu tình chống
lại kế hoạch thiết lập hòa
bình ở Ukraine của Tổng
thống Volodymyr Zelenskiy.
Cựu nghệ sĩ hài đã đồng ý
tổ chức bầu cử địa phương
ở vùng lãnh thổ phía đông
hiện nằm trong sự kiểm soát
của lực lượng ly khai. Để đổi
lấy cuộc gặp gỡ với Tổng
thống Nga Vladimir Putin,
ông Zelenskiy cam kết sẽ rút
quân đội quốc gia Ukraine
ra khỏi tiền tuyến ở khu vực
phía đông, theo tờ
The Wall
Street Journal
.
Cuộc biểu tình được tổ chức
bởi các nhóm cựu chiến binh
và bao gồm những người dân
Ukraine ủng hộ hội nhập sâu
rộng hơn với châu Âu. Họ
lo lắng rằng thỏa thuận của
Tổng thống Zelenskiy là một
sự nhượng bộ với ông Putin
và có thể “hợp thức hóa” ảnh
hưởng củaNga ởđất nước này.
Theo tờ
The Guardian
, ông
Zelenskiy vẫn nhận được sự
ủng hộ của 70% người dân
Ukraine. Tuy nhiên, cuộc khảo
sát gần đây cho thấy phần lớn
người được hỏi phản đối kế
hoạch traomột chức danh đặc
biệt cho vùng phía đông này.
Trong một cuộc họp báo kéo
dài 14 giờ vào tuần trước, ông
Zelenskiy nhấnmạnh kết thúc
chiến tranh ở vùng Donbas
là nhiệm vụ quan trọng nhất
trong nhiệmkỳ tổng thống của
ông. Và việc đối thoại trực
tiếp tới Tổng thống Putin là
điểm mấu chốt để giải quyết
xung đột đó, hãng tin
CNBC
cho biết.
Cuộc đối thoại nói trên dự
kiến sẽ diễn ra tại hội nghị
thượng đỉnh giữa bốn nhà
lãnh đạo của Ukraine, Nga,
Pháp và Đức. Tổng thống
Zelenskiy còn tuyên bố ông
sẽ chọn con đường ngoại giao
thay vì hành động quân sự để
giải quyết xung đột.
Kế hoạch hòa bình
bị đình trệ
Một số nhà phân tích cho
rằng việc Moscow hợp tác
với Kiev xây dựng thỏa thuận
hòa bình có thể khiếnUkraine
rơi vào “vòng tay” Nga. Đặc
biệt, vụ bê bối điện đàm giữa
Tổng thốngMỹDonaldTrump
và nhà lãnh đạo Ukraine hồi
tháng 7 có thể khoét sâu sự
hoài nghi của người dân
Ukraine vào mối quan hệ với
phương Tây. Trong cuộc điện
đàm gây tranh cãi nói trên,
ông Trump đã yêu cầu ông
Zelenskiy điều tra đối thủ
chính trị, ứng cử viên tổng
thống Mỹ Joe Biden và con
trai Hunter Biden - một thành
viên trong hội đồng quản trị
của một công ty ở Ukraine.
Tuy nhiên, ngay cả trong
tình huống đó, họ vẫn chưa
thể đặt trọn niềm tin ở Điện
Kremlin, theo tờ
The Wall
Street Journal.
Nhà báo người
Ukraine Vitaly Portnikov đặt
nghi vấnvề thỏa thuận: “Trước
Tổng thốngUkraine Volodymyr Zelenskiy thămkhu vực Donbas. Ảnh: Phủ tổng thống củaUkraine
Thỏa thuận thiết lập hòa bình
ở miền Đông Ukraine
ThỏathuậnmàTổngthốngUkraineVolodymyrZelensky
đã ký kết với lực lượng đòi ly khai được gọi là công thức
Steinmeier. Theo đó, Kiev sẽ trao chức danh đặc biệt cho
vùng mà phe ly khai kiểm soát ở Donetsk và Luhansk,
được gọi chung là Donbas. Hơn nữa, bầu cử địa phương
sẽ được tổ chức ở Donbas theo luật pháp của Ukraine
dưới sự giámsát củaTổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
(OSCE). Chức danh chỉ được trao khi cuộc bầu cử được
chứng minh là tự do và công bằng. Thỏa thuận được đề
xuất năm 2016 bởi ngoại trưởng Đức lúc bấy giờ là ông
Frank-Walter Steinmeier.
13.000
là số thương vong trong cuộc
xungđột ởmiềnĐôngUkraine
kể từ năm 2014, theo số liệu
thống kê của Liên Hiệp Quốc.
Hơn nữa, cuộc xung đột cũng
gây ảnhhưởng tới 3,9 triệudân
thường sống trong khu vực.
Tiêu điểm
Moscow nói việc
Kiev rút quân là
điều kiện tiên quyết
để bắt đầu sắp xếp
hội nghị thượng
đỉnh bốn bên.
922
triệu euro (23.550 tỉ đồng) là số tiền quyên góp từ
các mạnh thường quân nhằm khôi phục nhà thờ
Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn gây chấn động thế giới
hồi tháng 4. Hãng tin Sputnik ngày 16-10 dẫn lời Bộ
trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester cho biết còn quá
sớm để biết số tiền trên có đủ trang trải chi phí phục
chế nhà thờ hay không. Vụ hỏa hoạn bùng phát tại
nhà thờ Đức Bà Paris vào tối 15-4 đã thiêu hủy chóp
nhọn và 2/3 mái nhà thờ với nguyên nhân được cho
là do sự cố trong công tác trùng tu đang được tiến
hành khi đó. Tổng thống Emmanuel Macron cam kết
sẽ sửa chữa nhà thờ Đức Bà Paris trong vòng năm năm
nhưng theo nhiều chuyên gia, công việc này có thể sẽ
phải mất 10-15 năm.
TRÙNG QUANG
khi đề nghị một thỏa thuận
hòa bình, chúng ta phải phân
tích xem ông Putin muốn gì”.
Tổng thốngZelenskiyđã nói
rằng cuộc bầu cử nên diễn ra
theo luật phápUkraine. Nhưng
Phó Chủ tịch Trung tâm công
nghệ chính trị (Nga) Alexey
Makarkinvẫnkhôngchắc chắn
bầu cử này sẽ diễn ra như thế
nào và liệu các đảng Ukraine
có thể tham gia hay không.
“Theo quan điểm của những
cựu chiến binh và nạn nhân
sống sót sau cuộc xung đột,
việc trao cho vùng Donbas
một chức danh đặc biệt sẽ
tạo cơ hội cho lực lượng ly
khai ở lại khu vực và sẽ gây
ảnh hưởng đến nền chính trị
của Ukraine” - ôngMakarkin
phát biểu.
Trong khi đó, đã có dấu
hiệu cho thấy việc thiết lập
hòa bình đang gặp khó khăn.
Ngày 11-10, Tổng thống
Putin cáo buộc người đồng
cấp Ukraine Zelenskiy vi
phạm cam kết vì vẫn chưa
rút lực lượng quân đội khỏi
Zolotoye và Petrovskoye.
Moscow nói việc Kiev rút
quân là điều kiện tiên quyết
để bắt đầu sắp xếp hội nghị
thượng đỉnh bốn bên.
Theo thỏa thuận đầu tháng
10, lực lượng chính phủ
Ukraine và phe ly khai phải
rút quân khỏi tiền tuyến vào
hôm 7-10. Nhưng điều này
vẫn chưa xảy ra vì Ukraine
tố cáo phe ly khai đã tấn công
các vị trí của họ và tuyên bố
chỉ rút quân sau một tuần
ngừng chiến hoàn toàn, tờ
The Moscow Times
đưa tin.
Trong thông báo đưa ra với
báo chí gần đây, Tổng thống
Zelenskiy cho biết nếu hội
nghị thượng đỉnh bị đóng
băng, Kiev sẽ tìm những giải
pháp khác để giải quyết xung
đột. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo
Ukraine không đề cập liệu
những giải pháp đó có sự
tham gia của Nga hay không.
Một số chuyên gia phân tích
khác cũng cho rằng sẽ khó có
sự đột phá trong thời gian tới
trong cuộc xung đột kéo dài
ở miền Đông Ukraine bất
chấp áp lực từ Pháp và Đức.
Vì ngay cả lãnh đạo của cả
hai nước Ukraine và Nga đã
chỉ ra rằng có rất ít hy vọng
về một hội nghị thượng đỉnh
trong tương lai gần, theo hãng
tin
BBC
.•
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook