253-2019 - page 5

5
hàng. Người vay bắt buộc
phải chọn mục “đồng ý”
trong hợp đồng cho vay điện
tử, trong đó có điều khoản
“người vay đồng ý cho ứng
dụng truy cập danh bạ trên
điện thoại di động”.
Sau khi người vay hoàn
tất việc tạo tài khoản, ứng
dụng sẽ tự động báo về hệ
thống và có nhân viên của
bộ phận cho vay tiếp nhận,
liên lạc điện thoại với người
vay để thu thập thêm thông
tin, kiểm tra lại thông tin đã
đăng ký trên app.
Nếu người vay thỏa mãn
điều kiện vay tiền, người cho
vay và người vay không cần
gặp mặt mà chỉ cần vài phút
là hệ thống tài khoản của công
ty cho vay sẽ tự động chuyển
tiền vay cho khách hàng bằng
số tài khoản ngân hàng đã kê
khai trước đó.
Khi đến gần thời hạn trả
nợ, nhân viên bộ phận thu
hồi nợ của công ty cho vay
sẽ gọi điện thoại nhắc nhở trả
nợ đúng hạn. Nếu đến hạn trả
nợ mà người vay chậm trả
thì nhân viên thu hồi nợ sẽ
liên tục gọi điện thoại đòi nợ.
Nếu sau vài ngày, số tiền
nợ và tiền lãi vẫn chưa được
thu hồi, các nhân viên sẽ gọi
điện thoại “khủng bố” tất cả
người trong danh bạ điện thoại
của người vay (gồm gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp...) nhằm
đe dọa, chửi bới và yêu cầu
những người quen biết với
người vay tiền phải tác động
đến người vay tiền để chuyển
tiền trả nợ.
Biến tướng của
tín dụng đen
Cơ quan công an xác định từ
tháng 4-2019 đến khi bị phát
hiện, ngăn chặn, xử lý, đã có
khoảng 60.000 giao dịch vay
tiền qua ba ứng dụng nói trên
với tổng số tiền các đối tượng
cho vay khoảng 100 tỉ đồng.
Theo Bộ Công an, đây là
thủ đoạn hoàn toàn mới, tinh
vi, là biến tướng của loại tội
phạm cho vay tín dụng đen,
cần được tập trung ngăn chặn
trong thời gian tới. Bộ Công
an cảnh báo người dân về thủ
đoạn cho vay lãi nặng mới
xuất hiện này.
Cơ quan này đồng thời
khuyến cáo người dân khi
gặp khó khăn về tài chính
hãy tìm đến các ban, ngành,
đoàn thể, chính quyền địa
phương hoặc trực tiếp đến các
tổ chức tín dụng, ngân hàng
tin cậy để được hỗ trợ; cảnh
giác cao với vay tiền qua các
ứng dụng (app, website) trên
mạng Internet.
Thời sự -
ThứBảy2-11-2019
T.PHAN
N
gày 1-11, Bộ Công an
phát đi cảnh báo đối với
người dân về tình trạng
vay tiền trực tuyến với lãi
suất “cắt cổ”. Theo đó, Cục
Cảnh sát hình sự vừa phối
hợp, chỉ đạo Phòng Cảnh sát
hình sự Công an TP.HCM
điều tra vụ án cho vay lãi
nặng trong giao dịch dân sự
do nhiều người Trung Quốc
cùng đồng phạm thực hiện
tại nhiều tỉnh, thành.
Đe dọa, hạ uy tín
người quen của con nợ
Những người này cho vay
với lãi suất 4,4%/ngày, tương
đương 1.600 %/năm. Tất cả
giao dịch của người vay và
người cho vay tiền đều được
thực hiện thông qua mạng
Internet và điện thoại di
động. Khi người vay không
trả nợ đúng hạn sẽ bị gọi đến
số điện thoại của người thân
quen trong danh bạ của họ để
nhục mạ, hạ uy tín, gây sức
ép, buộc phải trả nợ.
Về cách thức cho vay, một
số người nước ngoài lập công
ty tài chính, thuê người đứng
tên giấy phép kinh doanh, đại
diện pháp luật, tạo ra ứng
dụng để cho vay tiền trực
tuyến (thường gọi là app).
Điển hình như ứng dụng
“Vaytocdo”, “Moreloan”,
“VD online” vừa bị lực lượng
công an triệt phá.
Khi khách có nhu cầu vay
tiền thì phải tải ứng dụng về
điện thoại di động của mình.
Để được cho vay, người vay
phải điền đầy đủ các thông
tin cá nhân, cung cấp hình
ảnh CMND hoặc căn cước
công dân, số tài khoản ngân
Người vay bắt buộc
phải cho ứng dụng
vay tiền truy cập
danh bạ trên điện
thoại di động. Đây
là những số bị gọi
đến “khủng bố” tinh
thần nếu họ chưa
kịp trả.
Thông báo củamột công ty cho vay có nội dung xúc phạmngười vay và những người quen của họ
nhằmgây áp lực trả tiền. Ảnh: T.VŨ
Bộ Công an cảnh báo
lãi suất vay “cắt cổ”
Tất cả giao dịch của người vay và người cho vay tiền đều được thực hiện
thông quamạng Internet và điện thoại di động, lãi suất kiểu vay này
lên tới 1.600%/năm.
Hỗ trợngười dânxây
nhàmới saubão số5
Các tỉnhQuảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên,
BìnhĐịnh…đang nỗ lực khắc phục
thiệt hại sau bão.
UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) ngày 1-11
tiếp tục huy động hàng trăm người thuộc nhiều lực
lượng khắc phục kè biển chắn sóng tại xã Nhơn
Hải bị triều cường, sóng lớn đánh sập sau bão số 5.
Trực tiếp thị sát tại kè biển xã Nhơn Hải, ông Hồ
Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, yêu
cầu UBND TP Quy Nhơn cùng các cơ quan chức
năng khẩn cấp triển khai các biện pháp làm kè tạm
chắn sóng, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân
trước các đợt triều cường, sóng dữ.
Trước đó, sau khi bão số 5 càn quét, các đợt triều
cường, sóng lớn liên tục tấn công vào các khu dân
cư ven biển xã Nhơn Hải, đánh vỡ hơn 200 m kè
chắn sóng, đánh sập hoàn toàn hơn 500 m đường
bê tông ven biển. Do kè bị đánh sập, triều cường,
sóng lớn đã cuốn trôi ra biển 14 căn nhà, làm hỏng
nhiều nhà khác.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết tỉnh đã
yêu cầu chính quyền các địa phương bố trí chỗ ở
tạm thời cho các gia đình có nhà bị sập hoàn toàn.
Tỉnh cũng đang triển khai hỗ trợ kinh phí để các
gia đình này sớm làm lại nhà, ổn định chỗ ở. Theo
thống kê mới nhất, bão số 5 ở Bình Định đã làm
sập hoàn toàn gần 200 căn nhà, hơn 1.200 căn nhà
bị hư hỏng. Toàn tỉnh thiệt hại hơn 400 tỉ đồng.
Tại Phú Yên, ông Đào Mỹ, Chủ tịch UBND thị
xã Sông Cầu (Phú Yên), cho biết thị xã đang kiến
nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ các gia đình nuôi
thủy sản bị thiệt hại do bão số 5. Hiện vùng nuôi
thủy sản lớn nhất tỉnh Phú Yên đang bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do bão số 5 gây mưa lớn làm vỡ, tràn
các hồ, đìa nuôi. Theo thống kê mới nhất, chỉ riêng
lĩnh vực nuôi thủy sản, thị xã Sông Cầu bị thiệt hại
hơn 52 tỉ đồng.
Ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, thống kê
đến chiều 1-11 có hai người tử vong và mất tích
cùng hàng chục người bị thương vì bão số 5. Thiệt
hại về vật chất cũng nhiều, trong đó Quảng Ngãi
có 575 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Hai địa phương
này cũng đang nỗ lực khắc phục hậu quả, hỗ trợ
người dân.
Về việc mất điện tại nhiều tỉnh, trao đổi với PV,
đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Trung cho
biết hiện tại tình trạng này đã cơ bản khắc phục.
TẤN LỘC - HOÀI AN
Bé gái 3 tuổi tử vong thương tâm
trong nhà vệ sinh
Ngày 1-11, Công an huyện Chợ Gạo (Tiền
Giang) cùng các đơn vị nghiệp vụ vẫn đang điều
tra vụ việc bé gái ba tuổi tử vong thương tâm.
Khoảng 16 giờ 30 ngày 31-10, chị PTN (35 tuổi,
xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo) rước con gái
ba tuổi là PHTL từ trường học về nhà. Sau đó chị
N. để bé L. tự chơi, còn chị ra phía sau nhà làm
công việc. Khoảng 30 phút sau, chị N. đi vào nhà
kiểm tra không thấy bé L. nên hốt hoảng tìm kiếm.
Khi đi vào nhà vệ sinh, chị N. bàng hoàng thấy
con mình trong tư thế úp mặt trong bồn nước cao
khoảng 1 m. Chị vội bế ra thì mọi chuyện đã quá
muộn.
ĐÔNG HÀ
Hàng trămngười thamgia khắc phục kè biển chắn sóng
tại xãNhơnHải, TPQuy Nhơn (BìnhĐịnh).
Một trường trên địa bàn TP CàMau, nơi ban giámhiệu và nhiều
giáo viên bị “khủng bố” vì một cô giáo ở đây vay tiền quamạng.
Ảnh: T.VŨ
Giáo viên vay, hiệu trưởng bị
“khủng bố”
Cuối tháng 10-2019, nhiều giáo viên và cả hiệu trưởng
của một trường tại TP Cà Mau trình báo công an việc bị
“khủng bố”.
Theo đó, có nhiều số điện thoại lạ gọi vào máy bàn của
hiệu trưởng TVT và bốn giáo viên yêu cầu có trách nhiệm
hối thúc cô giáo của trường là LTTL trả các khoản nợ vay trên
mạng xã hội. Mỗi người bị gọi hàng trăm cuộc mỗi ngày,
chặn số này họ gọi số khác. Cùng với đó, trên mạng xã hội
xuất hiện thông báo của một đơn vị tự xưng là Công ty H.
có nội dung bôi nhọ những giáo viên này đồng lõa với cô
giáo L. để lừa đảo.
Về phía cô LTTL, cô thừa nhận có vay tiền trênmạng xã hội
từ đầu năm 2019 nhưng khó khăn nên chưa thể trả. Trong
sáu khoản cô vay, có khoản mức lãi suất đến 84%/tháng.
Cô L. không ngờ nhóm cho vay lại đòi nợ kiểu “khủng bố”
đồng nghiệp của cô như vậy.
TRẦNVŨ
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook