290-2019 - page 14

14
Thể thao -
ThứHai 16-12-2019
Từ các HCV SEA Games 30 đến
cơ hội dự Olympic 2020
Vị trí thứ nhì với 98 HCV của thể thao Việt Nam tại SEAGames 30 có bao nhiêumôn thuộc hệ thống
thi đấuOlympic cùng cơ hội đến Tokyo 2020?
MINHQUANG
S
au nhiều kỳ đại hội xếp
sau Thái Lan, thể thao
Việt Nam(TTVN) đã bất
ngờ đoạt ngôi á quân tổng sắp
huy chương SEAGames 30,
chỉ sau chủ nhà Philippines.
Về nhất các nội dung
trong hệ thống
Olympic
Trên bảng tổng sắp huy
chương đại hội, TTVN giành
tổng cộng 98 HCV, 85 HCB,
105 HCĐ, tuy đứng sau
Philippines (149 HCV, 117
HCB, 121HCĐ) nhưngTTVN
xuất sắc dẫn đầu về số lượng
huy chương Olympic. Cụ thể,
các vận động viên (VĐV)Việt
Nam đã giành đến 56 HCV,
42 HCB, 46 HCĐ thuộc các
môn như điền kinh, bơi, cử
tạ, vật, bắn cung…Trong khi
chủ nhà chỉ có 44 HCV, 52
HCB, 39 HCĐ, đứng vị trí
thứ hai và top 3 hạngmục này
thuộc về đoàn Thái Lan với
44 HCV, 48 HCB, 60 HCĐ.
Trong số 56 môn thi đấu
tại SEA Games 30, chỉ có
33 môn bao gồm 231 nội
dung thi đấu trực thuộc hệ
thống môn căn bản Olympic.
Trong số này đa phần sẽ được
tranh tài tại kỳ Thế vận hội
Tokyo 2020.
DẫnđầusốlượngHCVtrong
số này là điền kinh, các VĐV
đoạt tổng cộng 16 HCV, trong
đó “ốc tiêu”NguyễnThị Oanh
góp công ba chức vô địch chạy
1.500 m, 300 m vượt chướng
ngại vật và 5.000 m nữ. Ở cự
ly trung bình, bà mẹ một con
Nguyễn Thị Huyền xuất sắc
đem về hai chiếc HCV400 m
và 400 m vượt rào nữ.
TươngtựVĐVngườiKhánh
Hòa 19 tuổi Trần Nhật Hoàng
đóng góp đến 3HCVcác cự ly
400 m nam, 4x400 m tiếp sức
hỗn hợp nam-nữ và 4x400 m
tiếp sức hỗn hợp nam. Cùng
cự ly này của nữ, đương kim
vô địch 400 m rào nữ châu Á
Quách Thị Lan cũng giành về
2 HCVcác nội dung 4x400m
tiếp sức hỗn hợp nam-nữ và
4x400 m tiếp sức nữ.
Những VĐV đạt
chuẩn Olympic
chỉ đếm được
trên đầu ngón tay
Điền kinh Việt Nam thắng
lớn ở SEA Games 30 nhưng
tính đến thời điểm này chưa
một VĐVđiền kinhViệt Nam
nào chạm đến các chuẩn A,
B Olympic, giành vé tham
dự Tokyo mùa hè năm sau.
Các cự ly sáng giá nhất
chúng ta có thể đoạt suất
tham dự thế vận hội bao
gồm 400 m và 400 m vượt
rào cá nhân nữ của Nguyễn
Thị Huyền (thành tích 56”94)
và á quân Quách Thị Lan
(57”39). Tương tự cự ly
chạy 100 m nữ, HCV Lê Tú
Chinh phải cải thiện thông
số 11”54 xuống thấp hơn
nữa, điền kinh Việt Nam
mới có cơ hội đến Nhật mùa
hè năm sau.
TạiSEAGames30, kìnhngư
Nguyễn Huy Hoàng giành 2
HCV, phá hai kỷ lục đại hội
và trở thành VĐV Việt Nam
duy nhất đoạt vé trực tiếp
“bơi” thẳng đến Tokyo 2020.
Với thành tích 14’58”14,
đoạt chức vô địch cự ly 1.500
m tự do nam, kình ngư 19
tuổi Huy Hoàng xô đổ kỷ
lục cũ do chính anh thiết
lập hai năm trước, đồng thời
vượt luôn chuẩn AOlympic
là 15’00”99. Trước đó kình
ngư người Quảng Bình cũng
sớm giành vé cự ly 800 m tự
do nam sau khi anh giành
chiếc HCB Asiad 2018 (về
đích sau siêu kình ngư Sun
Yang).
Trái ngược với HuyHoàng,
Nguyễn Thị Ánh Viên dù
giành đến sáu chức vô địch
nhưng thông số hai nội dung
sở trường của Viên gồm 200
m (thành tích 2’15”51) và 400
m (thành tích 4’47”84) hỗn
hợp nữ còn cách xa chuẩn
tham dự Olympic.
Để có thể giành suất đến
thế vận hội, thành tích của
Ánh Viên ít nhất phải chạm
đến các thông số 2’12” 95
từng giúp cô giành HCĐ cự
ly 200 m hỗn hợp giải vô
địch thế giới 2016. Tương
tự, cự ly 400 m hỗn hợp là
4’36”85, thông số từng giúp
kình ngư người Cần Thơ về
đích thứ chín chung cuộc tại
Olympic 2016.
Ở môn thể dục dụng cụ,
“hot boy” Lê Thanh Tùng
tuy thi đấu không thành công
nội dung nhảy chống nam
nhưng trước đó VĐV người
TP.HCM đã xuất sắc đoạt vé
đến Tokyo.
Tương tự ở môn bắn cung,
cung thủ Nguyễn Phi Anh
Vũ (HCV đôi nam nữ) trước
đó đã đoạt vé chính thức sau
chức vô địch châu Á 2019
cung một dây cá nhân nam.
Cùng nội dung của nữ, cung
thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt (2
HCV SEAGames 30 đôi nữ
và đồng đội nữ) với chiếc
HCĐ châu Á 2029 cũng
giúp cô góp mặt ở Tokyo
mùa hè tới.•
Đương kim vô địch Olympic Hoàng
Xuân Vinh chờ “vé vớt” đến Tokyo
Tại giải bắn súng vô địch châu Á 2019 tại Doha (Qatar), xạ
thủHoàng XuânVinh kết thúc nội dung 10msúng ngắn hơi
namở vị trí thứ 12 với 579 điểm.Trong khi đó hai xạ thủ khác
gồmTrần Quốc Cường đạt 577 điểm xếp hạng 19, Nguyễn
Hoàng Phương hạng 27 với 574 điểm. Với kết quả này, bắn
súng Việt Nam không có VĐV nào đoạt vé trực tiếp tham
dự Olympic Tokyo.
HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung cho biết nội dung 10 m
súng ngắn hơi nam còn hai suất dự tranh Olympic 2020,
được Liên đoàn Bắn súng thế giới đặc cách một suất cho
VĐV nước chủ nhà. Suất còn lại sẽ trao cho xạ thủ có tổng
thành tích điểmcao nhất (căn cứ qua các giải đấu vòng loại).
HLVNhung cũng chobiết theo tính toán củamình, Hoàng
Xuân Vinh đang là xạ thủ có điểm số tích lũy cao nhất. Tuy
nhiên, để được xét suất đặc cách này, bắn súng Việt Nam
phải làm thủ tục xin “vé vớt” và chờ Liên đoàn Bắn súng
Thế giới xét duyệt.
Tại SEA Games 30,
kình ngư Nguyễn
Huy Hoàng giành 2
HCV; phá hai kỷ lục
đại hội và trở thành
VĐV Việt Nam duy
nhất đoạt vé trực
tiếp “bơi” thẳng đến
Tokyo 2020.
Huy Hoàng vượt chuẩnAđoạt vé
dựOlympic Tokyo 2020.
Ảnh: MINHQUANG
Điền kinh Việt Namthắng lớn tại
SEAGames 30 nhưng chưa VĐV
nào đạt chuẩn dựOlympic.
Ảnh: NGỌCDUNG
Những chiếc huy chương còn lại…
Hai chiếc HCV bóng đá namvà nữ đã được “mừng công” rất sớm
và rất hoành tráng.
Với ngành thể thao, ngay sau khi thương cảmvà hạnh phúc với
chiếc HCV của các nữ tuyển thủ Việt Namtrước Thái Lan trong trận
chung kết, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã quyết
định tặng ngay số tiền 1 tỉ đồng. Quyết định trên được đăng trên
trang web của Bộ VH-TT&DL không lâu sau khi đội tuyển nữ Việt
Nam vô địch.
Mừng cho hai chiếc HCV bóng đá namvà nữ và cũngmừng cho
thể thao Việt Nam trongmùa bội thumà nhiều VĐV phải đánh đổi
bằng cả tuổi xuân, kiên trì tập luyện, trong đó có những VĐV ngoài
đổ mồ hôi còn đổ cả máu.
Hôm qua (15-12), không ít VĐV đạt thành tích cao góp phần
vào vị thế của đoàn thể thao Việt Namđã chia sẻ về việc “xếp sau”
bóng đá và chờ mừng công: “Huy chương nào mà chẳng phải
đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Thậm chí có những VĐV về
đến đích rồi nằm xỉu và chẳng còn biết gì. Cũng có VĐV sau mức
đến phải nhờ trợ giúp bằng đội ngũ y tế… Bóng đá có sức hút
lớn, được người hâmmộ quan tâm nên việc bóng đá được ưu ái
và “thưởng” sớm, mừng công sớm cũng là lẽ thường tình. “Gái có
công thì chồng chẳng phụ”, hy vọng ngành thể thao và các ban
ngành, các cấp cũng nhìn nhận đúng với giá trị của những chiếc
huy chương còn lại…”.
Xem cô gái vàng Ánh Viên hy sinh rất nhiều và thở hổn hển sau
mỗi cự ly rồi lại chờ xuống nước để săn vàng và trả lời phỏng vấn
thật ngây ngô, ai cũng thương và xót xa; nhìn Lê Tú Chinh thua
đối thủ Philippines gốc Mỹ ở cự ly 200 m rồi nỗ lực dốc hết sức dồn
lực vào từng bước chạy để giành lại và chiến thắng ở cự ly 100 m
mới thấy được nghị lực và giá trị của chiếc HCVmà Tú Chinh chinh
phục… Khoảng cách 0,01 giây mà Tú Chinh hơn được VĐV gốc
Mỹ dù chưa phải là kỷ lục nhưng giá trị biết chừng nào; hay hai
chiếc HCV cùng hai kỷ lục SEA Games và thành tích vượt chuẩn A
Olympic của Huy Hoàng cũng rất đáng để ngành thể thao mừng
rỡ và tung hô…
Hy vọng sau SEA Games với thành công chưa từng có trong lịch
sử thể thao Việt Nam, những chiếc huy chương còn lại vẫn luôn
nóng và sáng…
NGUYỄN NGUYÊN
Góc nhìn
Có nhữngHCV phải đánh đổi bằng cả tuổi xuân, bằngmồ hôi,
nướcmắt và cảmáu…Ảnh: NGỌCDUNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook