290-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 16-12-2019
Công an nói có tội,
VKS chạy
vòng quanh
Khôngnênxử lưuđộngvụ
nữsinhgiaogàbị sát hại
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, ngày 26-12, vụ án
nữ sinh giao gà bị cưỡng bức rồi sát hại dã man sẽ được
TAND tỉnh Điện Biên xét xử lưu động tại sân vận động TP
Điện Biên Phủ. Nhiều ý kiến cho rằng không nên xử lưu
động vụ án này vì hành vi phạm tội quá dã man và có thể
tạo tác dụng ngược.
Theo luật sư (LS) Lê Doãn Tuấn (Đoàn LS TP.HCM),
theo Điều 31 Hiến pháp 2013 thì người bị buộc tội được
coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có
hiệu lực pháp luật. Tức là khi một bị cáo bị đưa ra xét xử
thì họ chưa có tội. Việc xét xử lưu động khiến nhiều người
ngầm hiểu là họ đã phạm tội và như là một hình thức kết
án trước cộng đồng. Đó là chưa kể nếu tòa sơ thẩm kết án
nhưng cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên bị
cáo không phạm tội thì sao?
Đồng tình, ông Võ Văn Thêm (nguyên Phó Viện trưởng
VKSND Cấp cao TP.HCM) cho rằng không nên đưa vụ
án này ra xét xử lưu động. Bởi mang vụ án nghiêm trọng,
mang tính chất man rợ, nhiều tình tiết ly kỳ ra xét xử lưu
động không đảm bảo được tính răn đe, giáo dục. Phiên
xử lưu động sẽ có nhiều
thanh thiếu niên, giới
trẻ tham gia do hiếu kỳ
thì có khi lại tác dụng
ngược. Để phổ biến giáo
dục, tuyên truyền pháp
luật, răn đe, phòng ngừa
chung có nhiều cách.
Vụ án này bên cạnh
những yếu tố giết người
man rợ thì hành vi hãm
hiếp nữ sinh mang tính
chất đồi trụy, khi xét
xử lưu động sẽ làm ảnh
hưởng đến tâm lý của
người trẻ, có thể bị tiêm
nhiễm từ những chi tiết
của vụ án. Vì vậy tòa có
thể xét xử tại trụ sở đã
đủ đảm bảo tính minh
bạch, công khai.
LS Nguyễn Đức Thắng Ý, Đoàn LS TP.HCM, nói: “Nếu
mục đích của xử lưu động là tuyên truyền pháp luật, giáo
dục, răn đe, phòng ngừa chung thì cũng cần xét cả mặt
trái của nó. Với người dự phiên tòa, trong quá trình xét
xử, nhất là phần xét hỏi họ phải chứng kiến, nghe thuật
lại diễn biến vụ án. Trong khi vụ này có đến sáu tội danh,
trong đó có tội giết người, hiếp dâm, hành vi phạm tội rất
tàn nhẫn, dã man”.
Việc nghe thuật lại các hành vi ghê rợn này vô tình trình
diễn lại tội ác, có khả năng gây tác dụng ngược là lưu vào
bộ nhớ của kẻ phạm tội tiềm ẩn, những đối tượng hình sự
về các phương thức, thủ đoạn phạm tội. Dù cho trong vụ
án này bị hại đã chết nhưng việc phơi bày những lời khai
man rợn làm tăng thêm nỗi đau đối với gia đình của nạn
nhân.
Cạnh đó, việc xét xử lưu động ngoài việc phải chịu hình
phạt theo quy định thì họ còn phải chịu sức ép nặng nề
trước cộng đồng. Nếu bị cáo bị kết án tù thì sau khi thi
hành xong khả năng hòa nhập cộng đồng cũng khó hơn.
Ngoài ra, vụ án này là đặc biệt nghiêm trọng, nhiều bị
cáo và nhiều tội phạm, tính chất rất phức tạp. Quá trình
xét xử có thể phát sinh những tình tiết buộc HĐXX phải
hoãn để thu thập chứng cứ hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Điều này vô tình làm cho vụ án kéo dài và mất nhiều thời
gian, công sức để xét xử lưu động lại.
Lý do xử lưu động
của tòa Điện Biên
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
ngày 13-12, ông PhạmVăn Nam,
Chánh án TAND tỉnh Điện Biên,
đã lý giải về quyết định xử lưu
động vụ án này. Theo ông Nam,
thứ nhất là do hội trường xét xử
của TAND tỉnh hạn chế, khó đáp
ứng đủ cho số lượng lớn người
dân và PV tới theo dõi, đưa tin.
Thứ hai là việc xét xử lưu động
vụ án sẽ góp phần tuyên truyền,
giáo dục pháp luật tới nhân dân.
Theodự kiến, phiên tòa sẽdiễn
ra từ ngày 26 đến 28-12 và đích
thân ông Nam ngồi ghế chủ tọa
phiên xử.
Chín bị cáo trong vụ án từng gây rúng động dư luận tại Điện Biên.
Ảnh: TP
YẾN CHÂU - MINH VƯƠNG
Bà Trần
Đỗ Ái
Nhân là
người
tố giác
hành vi
của ông
Kiên.
Ảnh: VH
Liên quan đến trách nhiệm của
ông Hồ Văn Năm
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 23-8 tại kỳ họp thứ 38
đã đề cập đến vụ án này và trách nhiệm của VKSND tỉnh Đồng Nai cũng
như ông HồVăn Năm (khi đó là viện trưởngVKSND tỉnh Đồng Nai) có dấu
hiệu vi phạm trong hoạt động tố tụng.
Kết luận nêu ban đầu vụ án không khởi tố nhưng bà Nhân nhiều lần
làmđơn khiếu nại vàThường trựcTỉnh ủy Đồng Nai đã giao Ban Nội chính
chủ trì họp với các ngành nội chính tỉnh để xử lý vụ việc. Các bên thống
nhất hủy quyết định không khởi tố vụ án đã ban hành trước đó và giao
cho công an tỉnh tiếp tục điều tra.
Cơ quan CSĐT công an tỉnh nhận thấy có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản
nên đã năm lần gửi văn bản thống nhất khởi tố vụ án, khởi tố bị can đề
nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng đều bị VKSND tỉnh bác bỏ.
Tuy nhiên một năm sau,
VKSND tỉnh lại ra quyết
định đình chỉ vụ án
hình sự với lý do việc bà
Nhân cho ông Kiên vay
10 tỉ đồng là hoàn toàn
tự nguyện.
Quan điểm của cơ quan CSĐT công an tỉnh là đủ yếu tố
cấu thành tội lạmdụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản,
nhưng VKS thì ngược lại.
VŨHỘI
T
heo hồ sơ, năm 2011 vì có quen
biết nênôngNguyễnMạnhKiên,
Giám đốc kinh doanh Công
ty TNHH Cáp Tân (Chi nhánh TP
Biên Hòa, Đồng Nai), hứa giúp bà
Trần Đỗ Ái Nhân (ngụ TP.HCM)
vay 10 tỉ đồng ở ngân hàng.
Tuy nhiên, ông Kiên ra điều kiện
khi bà Nhân vay được tiền thì phải
cho Kiên mượn toàn bộ số tiền để
trả nợ quá hạn ở tại một ngân hàng
khác và hứa trong vòng 15 ngày sẽ
trả lại cả 10 tỉ đồng.
Xuất phát từ khoản vay
10 tỉ
Bà Nhân dùng sổ đỏ thế chấp vay
ngân hàng rồi chuyển cho ông Kiên
mượn 10 tỉ đồng như đã hứa. Nhưng
sau đó ông Kiên không thực hiện lời
hứa mà trốn tránh, bỏ trốn khỏi địa
phương nên bà Nhân đã làm đơn tố
cáo ông Kiên ra công an.
Qua điều tra, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Đồng Nai xác định
hành vi của ông Kiên đủ dấu hiệu
cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, cần phải khởi
tố để điều tra, xử lý.
Ngày 5-12-2012, cơ quan này có
văn bản chuyển hồ sơ sangVKSND
tỉnh Đồng Nai để thống nhất quan
điểm khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Tuy nhiên, VKS không phê chuẩn
mà yêu cầu điều tra bổ sung.
Qua điều tra bổ sung, ngày 11-1-
2013, CQĐT xác định ông Kiên lấy
lý do xuất cảnh sang nước Lào để
chữa bệnh nhưng đây là thủ đoạn
mang tính chất gian dối nhằm che
giấu hành vi chiếm đoạt tài sản.
Từ đó cơ quan này lại chuyển hồ
sơ cho VKSND cùng cấp để trao
đổi thống nhất quan điểm khởi tố
vụ án, khởi tố bị can.
Ngày 5-4-2013, ông HồVăn Năm
(lúc đó là viện trưởng VKSND tỉnh
ĐồngNai) có văn bản gửi thủ trưởng
cơ quan CSĐT công an tỉnh với
nội dung bảo lưu quan điểm không
khởi tố vụ án. Lý do là hành vi của
Kiên không có dấu hiệu bỏ trốn
và không có ý thức chiếm đoạt tài
sản nên không cấu thành tội phạm
để khởi tố.
Chúng tôi đã năm lần
đề nghị!
Từ ý kiến của VKS, tháng 11-
2013 CQĐT ra quyết định không
khởi tố vụ án hình sự nhưng sau đó
bà Nhân tiếp tục có đơn tố cáo ông
Kiên. Đến tháng 3-2015, VKSND
tỉnh hủy bỏ quyết định không khởi
tố vụ án và ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự. Theo VKS, qua
nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có
trong hồ sơ nhận thấy vụ án có dấu
hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
Tuy nhiên, một năm sau, tức
tháng 3-2016, VKSND tỉnh lại ra
quyết định đình chỉ vụ án hình sự
với lý do việc bà Nhân cho ông
Kiên vay 10 tỉ đồng là hoàn toàn
tự nguyện. Cơ quan CSĐT không
chứng minh được sau khi vay tiền
xong ông Kiên có hành vi dùng
thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để
chiếm đoạt tài sản. Vì vậy theo
VKS, không đủ kết luận ông Kiên
phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
Tuy nhiên, đến nay cơ quanCSĐT
công an tỉnh vẫn không đồng tình
với quyết định đình chỉ vụ án này
của VKSND cùng cấp.
Ngày 4-12, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
bên lề cuộc họp HĐND
tỉnh Đồng Nai, Đại tá Nguyễn Văn
Kim, Phó Giám đốc Công an tỉnh,
thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh, khẳng định đủ bằng chứng
khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Ông Kim nói: “Qua quá trình
điều tra, công an đã đủ bằng chứng
chứng minh Nguyễn Mạnh Kiên có
dấu hiệu chiếm đoạt tài sản và đã
có năm lần đề nghị VKS cùng cấp
khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Tuy
nhiên, VKSND tỉnh Đồng Nai đều
bảo lưu quan điểm không khởi tố”.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook