074-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 6-4-2020
Chiều 5-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo
nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp
khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ KH&ĐTNguyễn
Chí Dũng đã trình bày báo cáo kết quả rà soát, hoàn
thiện dự thảo nghị quyết.
Theo Bộ KH&ĐT, việc ban hành và tổ chức
thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải được triển khai
ngay vì đời sống người dân và người lao động đang
rất khó khăn. Đồng thời phải tính độ trễ của việc
ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, nhằm
bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả của chính sách.
“Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa,
đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng
luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng” -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Tại cuộc họp, các ý kiến đều cho rằng hỗ trợ
trực tiếp và càng sớm thì càng tốt. Đối tượng hỗ
trợ là người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu
việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác
động trực tiếp bởi dịch bệnh. Các ý kiến thảo luận
về việc có còn thiếu nhóm đối tượng nào gặp nhiều
khó khăn nhưng chưa thuộc diện hỗ trợ hay không
với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Thủ tướng
cho rằng dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng
đến cuộc sống của người yếu thế trong xã hội,
những người có thu nhập thấp, mất việc. Do đó,
Nhà nước, với các nguồn lực khác nhau, phải
tìm mọi cách để hỗ trợ các đối tượng yếu thế
vượt qua khó khăn, bảo đảm cuộc sống tối thiểu,
không để “đói cơm lạt muối” cũng như dưỡng
sức cho người lao động để tiếp tục công cuộc
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bên cạnh nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh,
vấn đề bảo đảm an sinh xã hội để bảo đảm cuộc
sống tối thiểu, tái sản xuất sức lao động cho
người dân có ý nghĩa quan trọng.
Thủ tướng đề nghị các bộ KH&ĐT, LĐ-
TB&XH, Tài chính, Tư pháp, Ngân hàng Nhà
nước phối hợp tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện
báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ
quan. Thủ tướng cũng giao các bộ liên quan xây
dựng báo cáo tổng quát trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội để xin ý kiến về những vấn đề cần thiết
thuộc thẩm quyền.
Về đối tượng, Thủ tướng cho biết cơ bản các ý
kiến thống nhất với các nhóm đối tượng mà các
bộ đề xuất, trong đó có sáu nhóm đối tượng mà
ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp, một nhóm
đối tượng là doanh nghiệp được vay từ Ngân
hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% để hỗ
trợ người lao động. “Nhân vô thập toàn, nếu còn
sót đối tượng này, đối tượng kia mà xã hội quan
tâm thì tiếp tục bổ sung”. Thủ tướng cũng lưu ý
việc hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất
việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu,
trong đó có nhóm đối tượng người nghèo, cận
nghèo, người có công, lao động có hợp đồng bị
nghỉ việc không lương, lao động tự do mất việc
làm…
Về thời gian hỗ trợ, phương pháp hỗ trợ, Thủ
tướng nhấn mạnh việc chi trả làm sao phải tạo
thuận lợi cho người lao động, người gặp khó
khăn chứ không phải tháng nào cũng phải chạy
đi xin.
Về nguồn để sử dụng cho việc hỗ trợ, Thủ
tướng nêu rõ có nguồn từ tiết kiệm chi thường
xuyên như giảm chi cho hội nghị, hội thảo, đi
công tác nước ngoài, giảm tổ chức các lễ hội.
Bên cạnh đó có nguồn từ tăng thu năm 2019 và
sử dụng nguồn dự phòng ngân sách năm 2020 và
các nguồn hợp pháp khác.
Thủ tướng lưu ý phải nêu rõ số tiền từng
nguồn, ngân sách nhà nước và ngân sách địa
phương phân bổ thế nào, “các cấp đều phải có
trách nhiệm chứ không chỉ trung ương. Phải làm
nhanh hơn vì cuộc sống người dân không thể
chờ đợi hơn” - Thủ tướng nói.
T.NHIÊN
ời
Từ cuối năm 2019, khi Việt Nam có những ca
nhiễm đầu tiên, Bộ Y tế đã nghiên cứu với đội
ngũ chuyên gia để đưa ra phác đồ điều trị cho
BV Chợ Rẫy cùng BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM
áp dụng.
Ở giai đoạn 1, 16/16 bệnh nhân đều được áp
dụng những phác đồ này để điều trị và tất cả đều
khỏi bệnh.
Dịch COVID-19 bước sang giai đoạn 2 từ
ngày 5-3 và diễn biến phức tạp cho đến nay, số
bệnh nhân mắc COVID-19 trên cả nước đã là
241 người, trên 20 địa phương khắp cả nước.
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng
Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, mặc
dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt
Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với
COVID-19.
Với căn bệnh này, các chuyên gia nhận thấy
có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia
và bệnh dịch mới nổi hiện nay nên Việt Nam có
hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày
trước tết. Sau đó, Việt Nam tiếp tục tập huấn
triển khai một cách quyết liệt các phác đồ hướng
dẫn điều trị cho các bệnh viện.
Ngành y tế đã họp ngay hội đồng chuyên môn
với các giáo sư đầu ngành. Có thể nói tại Việt
Nam, những hướng dẫn chuyên môn điều trị
bệnh thường được xây dựng rất sớm.
Ngay sau khi điều trị khỏi cho ba bệnh nhân ra
viện tại BV Chợ Rẫy, BV Bệnh nhiệt đới Khánh
Hòa và BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bộ Y tế tiếp
tục cập nhật phác đồ điều trị lần 2, đưa ra những
chiến lược điều trị cụ thể từ hướng dẫn đón tiếp
ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng thuốc,
dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết
nhất cho bệnh nhân nặng bằng phương tiện hiện
đại nhất.
“Có thể nói đối phó với dịch COVID-19,
chúng ta luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới” - PGS-TS Lương Ngọc Khuê chia
sẻ.
Đến ngày 26-3, Bộ Y tế công bố hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần
thứ ba với rất nhiều điểm mới.
Bệnh nhân người Mỹ vui vẻ “seo-phi” với mọi người trước khi lên xe về nhà. Ảnh: T.AN
người” - bà Shan nói.
Bà Shan cũng thay mặt
chồng gửi lời cám ơn chân
thành đến các bác sĩ và điều
dưỡng vì những công việc
vất vả của họ trong suốt thời
gian qua.
Trong khi đó, ngày 2-4,
BN76 (ông Z.P, 52 tuổi, quốc
tịch Pháp) là hành khách trên
chuyến bay TK162 nhập
cảnh tại Cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất ngày
10-3, được công bố khỏi
bệnh tại BV Bệnh nhiệt đới
trung ương.
Cùng với 10 bệnh nhân
khác được chúc mừng sau ba
lần âm tính, ông Z.P vô cùng
xúc động. “Biếtmình bị nhiễm
COVID-19, tôi thực sự lo lắng.
Tôi nghi ngờ về khả năng hồi
phục của mình và sợ hãi nếu
không quay về nước được.
Nhưng may mắn khi tôi có
được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán
Pháp cùng các y, bác sĩ Việt
Nam, mọi công tác chữa trị
trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Tôi muốn nói cám ơn tới đội
ngũ y, bác sĩ, những người đã
chữa trị và chăm sóc tôi thời
gian vừa qua” - ông Z.P nói.•
Thủ tướng yêu cầu làmnhanhgói hỗ trợngười dânkhókhăn
ViệtNamluônđi trước khuyến cáo củaWHO
Phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của Việt Nam tham khảo từ nghiên cứu của Trung Quốc
qua hàng trăm, hàng ngàn ca điều trị tại nước này và từ các trung tâm nghiên cứu lớn của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO).
Điều trị cho các bệnh nhân vừa qua chưa cần các thuốc điều trị khác biệt, vẫn là các thuốc sẵn có
sử dụng tại các cơ sở y tế.
BS
NGUYỄN TRUNG CẤP,
BV Bệnh nhiệt đới trung
ương
Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh
“nghi ngờ”, đồng thời bỏ các định nghĩa ca bệnh
“có thể” vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.
Phác đồ tập trung chính vào điều trị suy hô hấp.
Và đến nay đã có 91 bệnh nhân công bố khỏi
bệnh, 21 bệnh nhân âm tính một lần và 18 bệnh
nhân âm tính hai lần.
Bên cạnh việc có phác đồ điều trị phù hợp,
những thành công mà y tế Việt Nam làm được
đến thời điểm này còn nhờ rất lớn vào nỗ lực của
các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch, cùng với đội
ngũ y, bác sĩ đang hằng ngày chữa bệnh cho các
bệnh nhân mắc COVID-19 trên cả nước.
Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, Vĩnh
Phúc là cơ sở y tế tuyến huyện điều trị thành
công sáu trường hợp mắc COVID-19 ở giai đoạn
1. BS Lưu Thị Xuân, Trưởng phòng khám, chia
sẻ mình đã có những ngày tâm lý hoang mang
vô cùng. Hoang mang không phải vì bệnh khó
chữa mà vì sức ép tâm lý và không chịu nổi sự
kỳ thị của người dân xung quanh.
“Dịch bệnh COVID-19 tác động trực tiếp đến
tâm lý người thân trong gia đình y, bác sĩ, nhân
viên y tế. Ở phòng khám này có câu chuyện nữ
nhân viên y tế, chồng công tác ở xa, con còn
nhỏ, hết ngày trực gọi điện thoại hỏi thăm con
trước khi về nhà thì bố mẹ lại khuyên ở luôn
bệnh viện, đừng về vì sợ cả nhà cùng bị cách ly,
sợ hàng xóm chửi bới” - BS Xuân nói.
Theo BS Xuân, COVID-19 là dịch mới nguy
hiểm, không thể lơ là, chủ quan, cơ sở y tế tuyến
huyện như Quang Hà cũng có thể chiến thắng
dịch bệnh nhờ vào sự giúp đỡ của Bộ Y tế. “Đội
ngũ bác sĩ tuân thủ phác đồ và thực hiện đúng
các hướng dẫn phòng dịch COVID-19 của Bộ
Y tế. Mọi người cùng gác niềm riêng lại vì việc
chung chắc chắn sẽ đẩy lùi được dịch bệnh” - BS
Xuân tâm sự.
Còn theo BS Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa
Y học nhiệt đới (BV Đà Nẵng), BV Đà Nẵng
luôn tuân thủ và bám sát phác đồ điều trị của Bộ
Y tế trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân.
Ngoài ra, đội ngũ y tế BV Đà Nẵng cũng luôn
trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh
thần lạc quan nhất. 
“Chúng tôi không lo lắng gì trong thời gian
làm việc cả, dù một tháng rồi chưa về nhà. Chỉ
cần bệnh nhân vui vẻ, lạc quan và trở về cuộc
sống đời thường thì đó đã là niềm vui và phần
thưởng dành cho những người làm công tác y tế.
Chúng tôi luôn xác định là nếu còn dịch thì còn
phải chiến đấu. Hy vọng là chúng tôi sẽ thành
công và đất nước chúng ta sẽ sớm dập được
dịch, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân” -
BS Hàm tâm sự.
HÀ PHƯỢNG
cũng không tới nhà người khác.
6. Trước ốm đau đến ngay bệnh
viện, nay gọi điện thoại trước cho
nhân viên y tế để được tư vấn.
7. Cuối cùng, tự giác và nhắc
nhau thực hiện các quy định và
khuyến cáo phòng, chống dịch.
PV
Bệnh nhân
thứ 57 vui
mừng nhận
giấy chứng
nhận khỏi
bệnh.
Ảnh: TTXVN
“CóthểnóiđốiphóvớidịchCOVID-19, chúng ta luônđi trướckhuyếncáocủaTổchứcYtếThếgiới” -PGS-TSLươngNgọcKhuê.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook