074-2020 - page 6

6
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 6-4-2020
NHẪNNAM
V
KSND quận Ninh Kiều (TP
Cần Thơ) vừa có kháng nghị
phúc thẩm bản án của TAND
quận này xử giao con chung cho bà
Đỗ Thị Kim Huê (tức ca sĩ, diễn
viên Nhật Kim Anh) chăm sóc.
Kháng nghị đề nghị tòa phúc thẩm
xử không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn.
Trước đó, ca sĩ Nhật KimAnh kiện
yêu cầu được quyền trực tiếp nuôi
dưỡng, chăm sóc con từ chồng cũ
là ông Ngô Nguyễn Phúc Bửu Lộc.
Vẫn xử dù dịch COVID-19
rất phức tạp
Về tố tụng, VKS cho rằng tòa
không chấp nhận đơn đề nghị hoãn
phiên tòa ngày 20-3 của văn phòng
luật sư (VPLS) và của bị đơn, xét
xử vụ án vắng mặt họ là vi phạm
khoản 2 Điều 227 BLTTDS, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của ông Lộc.
Cụ thể, ngày 6-3, tại VPLS, tòa
tống đạt quyết định đưa vụ án ra
xét xử vào ngày 20-3. Chiều cùng
ngày 6-3, trưởng VPLS có đơn đề
nghị hoãn phiên tòa. Lý do là LS
H. thuộc văn phòng là người bảo
vệ cho bị đơn đã đi nước ngoài từ
chiều 2-3, dự kiến hết ngày 22-3
mới về nên xin dời ngày xử đến
cuối tháng 3.
Theo VKS, khi nhận quyết định
đưa vụ án ra xét xử, LSH. đã đi công
tác nước ngoài trước đó nên không
thể viết đơn xin hoãn xử. Người
đại diện của VPLS nơi ông H. làm
việc đã có đơn xin hoãn. Mặc dù
người viết đơn không tham gia tố
tụng nhưng là trưởng VPLS, trực
tiếp đề nghị LS H. bảo vệ quyền lợi
cho bị đơn. Do đó, đơn của VPLS
có giá trị pháp lý và lý do xin hoãn
phiên tòa là chính đáng nên có căn
cứ chấp nhận.
Cạnh đó, đơn xin hoãn phiên tòa
của bị đơn có hai lý do là LS H. đã
đi nước ngoài và do tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp nhằm bảo
vệ bản thân ông cùng người thân
trong gia đình. VKS cho rằng thời
điểm tòa mở phiên tòa, tình hình
dịch bệnh COVID-19 cả nước diễn
biến vô cùng phức tạp. Do đó, bị
đơn xin hoãn phiên tòa với hai lý do
trên là có căn cứ chấp nhận.
Ngoài ra, kháng nghị còn cho
rằng phần lập luận của bản án
nêu ý kiến của đại diện VKS có
đoạn: “Việc ông Lộc và LS bảo vệ
Kháng nghị vụ ca sĩ
Nhật Kim Anh kiện
nuôi con
Khángnghị cho rằngbảnán sơ thẩmvi phạmcả tố tụng lẫnnội
dung, đềnghị tòaphúc thẩmbác yêucầukhởi kiệncủanguyênđơn.
Ca sĩ Nhật KimAnh và chồng cũ tại tòa hồi tháng 1. Ảnh: NHẪNNAM
Tòa giao con chung cho bà Huê
Trong đơn khởi kiện, bà Huê cho rằng bà bị chồng ngăn cản không cho
thăm, gặp, chăm sóc con nên kiện yêu cầu được quyền trực tiếp nuôi con.
Ngược lại, ông Lộc cho rằng ông không ngăn cản bà gặp, chăm sóc con
nên không đồng ý. TAND quận Ninh Kiều xử sơ thẩm, tuyên chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của bà Huê, giao con chung cho bà trực tiếp chăm sóc,
nuôi dưỡng....
Đơn xin hoãn xử của
bị đơn có hai lý do là
LS đã đi nước ngoài và
do tình hình dịch bệnh
COVID-19 diễn biến phức
tạp nhằmbảo vệ an toàn.
Hiểuđúng tinh thần cách ly
xãhội củaThủ tướng
quyền và lợi ích hợp pháp của bị
đơn vắng mặt là không chấp hành
nghiêm chỉnh theo triệu tập của tòa
án, là cố tình kéo dài vụ kiện. Đề
nghị HĐXX xem xét toàn diện vụ
án để chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn” là chưa chính xác,
không đúng với diễn biến phiên tòa.
Vì ngay phần thủ tục bắt đầu phiên
tòa, đại diện VKS quận đã đề nghị
tòa hoãn phiên xử.
Để bị đơn tiếp tục
nuôi con?
Về nội dung, kháng nghị cho rằng
cháu bé con chung của bà Huê và
ông Lộc từ khi sinh ra đến nay đều
do ông Lộc trực tiếp chăm sóc. Bà
Huê không chứng minh được nếu
thay đổi người nuôi con trực tiếp
sang bà thì sẽ tốt hơn cho trẻ và
thực tế thời gian thăm con bà chưa
sắp xếp được cho phù hợp.
Các vi bằng bà Huê cung cấp để
chứng minh việc ông Lộc ngăn cản
bà thăm con, nội dung chỉ thể hiện
bà đến gặp con, đưa đi chơi nhưng
bị ông Lộc từ chối. Vi bằng chỉ
thông qua lời của bà Huê để thừa
phát lại ghi nhận chứ thừa phát lại
không tận mắt chứng kiến nội dung
trao đổi giữa ông Lộc và bà Huê.
Bà Huê vừa là ca sĩ, diễn viên,
do tính chất công việc bà thường
lưu diễn nhiều nơi trong và ngoài
nước. Riêng trong năm 2019 bà
Huê xuất, nhập cảnh chín lần nên
phần nào ảnh hưởng đến việc nuôi
dưỡng, chăm sóc con chung. Trong
khi cháu bé mới hơn bốn tuổi, cần
phải có người thường xuyên chăm
sóc, nuôi dưỡng và theo dõi cháu.
VKS đánh giá ông Lộc là người
trực tiếp nuôi dưỡng cháu bé từ khi
sinh ra đến nay, có công việc ổn định
với thu nhập hơn 9 triệu đồng/tháng,
hiện cháu bé phát triển bình thường
về thể chất và tinh thần.
“Để tránh việc xáo trộn làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của
cháu nhỏ, thấy cần ổn định cho ông
Lộc tiếp tục nuôi con chung là phù
hợp” - kháng nghị củaVKSNDquận
Ninh Kiều nêu.•
Tuy nhiên, nhiều tỉnh, thành khác lại triển khai những biện pháp
cứng rắn với người ở nơi khác đến địa phương mình. Như Đà
Nẵng, ngày 3-4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố này ra
văn bản chỉ đạo các sở, ngành cách ly y tế tập trung với người đến
từ Hà Nội, TP.HCM từ ngày 5-4. Đồng thời, thành phố này tiến
hành cách ly tại nhà với bất cứ ai từ những vùng có dịch đến Đà
Nẵng từ ngày 1-4.
Ở phía Bắc, cũng ngày 3-4, UBND TP Hải Phòng ra văn bản
ngặt nghèo hơn, giao UBND quận, huyện rà soát, áp đặt cách ly
y tế tập trung với bất cứ ai đến từ vùng dịch. Với người dân phố
cảng, muốn đi ngoại tỉnh phải có giấy phép của chủ tịch quận,
huyện và nếu đi đến vùng có dịch thì mặc nhiên khi quay về sẽ
phải đưa đi cách ly tập trung…
Phản ứng khác nhau trước yêu cầu chung về phòng, chống
COVID-19 cho thấy các địa phương đang có nhận thức chưa
thống nhất trước các chỉ đạo của Thủ tướng mà cụ thể là Chỉ thị
16 ngày 31-3 - lần đầu tiên đề cập tới cách ly xã hội, và Quyết
định 447 công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Sau khi ban
hành các văn bản này, người phát ngôn của Chính phủ, rồi chính
Thủ tướng đã nhiều lần giải thích, thậm chí phê bình một số nơi
hiểu sai, triển khai quá mức các biện pháp ngăn chặn mang tính
“ngăn sông cấm chợ”, từ chối một số dịch vụ công…
Trở lại những nguyên tắc pháp quyền cơ bản thì người dân có
quyền tự do đi lại, cư trú, kinh doanh. Các quyền này chỉ bị hạn
chế trong trường hợp đặc biệt, theo trình tự, thủ tục luật định chặt
chẽ.
Trước tình hình COVID-19 từ bên ngoài xâm nhập vào
Việt Nam và nguy cơ lây lan trong nội địa, Thủ tướng đã ban hành
nhiều chỉ thị và các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành nhiều
biện pháp để ngăn chặn dịch. Các biện pháp này đều đảm bảo các
quyền tự do của người dân, chủ yếu qua tuyên truyền, vận động.
Thực tiễn cho thấy cả xã hội đã tự nguyện điều chỉnh hành vi,
thu hẹp các hoạt động, sinh hoạt đi lại không cần thiết. Một cách
tự nhiên, thị trường dịch vụ, thương mại đã co hẹp và nhiều cửa
hàng, doanh nghiệp đã vì đó tự thu hẹp hoạt động, đóng cửa… mà
không cần tới mệnh lệnh hành chính của chính quyền. Hiệu quả ấy
của công tác tuyên truyền đã giúp cho Việt Nam kiểm soát dịch rất
tốt.
Trở lại với Chỉ thị 16 và các chỉ thị trước đó, phải khẳng định
rằng Thủ tướng đã rất thận trọng khi lựa chọn hình thức văn bản
là chỉ thị - mang tính chất chỉ đạo, điều hành chứ không phải là
hình thức văn bản mang tính pháp quy (chứa quy phạm pháp luật)
có tính bắt buộc chung.
Với tính chất ấy, đúng như người phát ngôn của Chính phủ đã
giải thích, “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với
thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly
với tỉnh…”. Và tinh thần này chủ yếu mang tính kêu gọi để người
dân nâng cao hơn nữa nhận thức và hành động phòng, chống
COVID-19.
“Cách ly xã hội” cũng được chính Thủ tướng giải thích sau đó
chính là “giãn cách xã hội” và không hề hàm ý nào về một tình
trạng khẩn cấp, thiết quân luật. Giãn cách xã hội hay cách ly xã
hội là giải pháp tổng thể chứ không phải là khái niệm pháp lý.
Chỉ duy nhất Quyết định 447 của Thủ tướng về công bố dịch
bệnh trên toàn quốc và trước đó, Quyết định 173 về công bố dịch
ở ba tỉnh, là văn bản có chứa quy phạm pháp luật. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng để cả nước và các địa phương triển khai các
biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm.
Vấn đề là theo luật này, cách ly y tế cũng phải được áp dụng một
cách chặt chẽ, theo đúng định nghĩa pháp lý của nó: “là việc tách
riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh
truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có
khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự
lây truyền bệnh”.
Người mắc, bị nghi ngờ mắc hay mang mầm bệnh… trong định
nghĩa này cũng phải do cơ quan y tế xác định chứ không thể là
bất cứ ai đến từ Hà Nội, TP.HCM hay chung chung là từ vùng có
dịch - như Đà Nẵng, Hải Phòng và một số địa phương khác đang
áp đặt.
Từ Chỉ thị 16 của Thủ tướng, một số tỉnh, thành đã ban hành
giải pháp quyết liệt phòng, chống COVID-19 trên địa bàn. Trong
quá trình thực thi, đã có những bất cập, quá mức được phát hiện
và điều chỉnh. Vậy có thể tin rằng trong vài ngày tới, những gì cực
đoan, chưa phù hợp, chưa khả thi sẽ được các địa phương nhận
diện và Thủ tướng sẽ có chỉ đạo sớm để khắc phục những bất cập,
vướng mắc này.
NGHĨA NHÂN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook