122-2020 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 3-6-2020
TÁ LÂM
S
áng 2-6 , Thành ủy
TP.HCM tổ chức hội
nghị sơ kết việc thực
hiện công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát cấpTPnăm2019
và triển khai nhiệm vụ trọng
tâm năm 2020.
Xử lý cán bộ sai phạm
xong mới đại hội
Tại hội nghị, Bí thưNguyễn
Thiện Nhân lưu ý trong quá
trình chuẩn bị đại hội có hai
việc cần phải tính toán và
chuẩn bị kỹ. Thứ nhất là tiến
độ tổ chức đại hội cấp quận,
huyện và cấp trên cơ sở. “Nơi
nào có vấn đề liên quan đến
kết luận về sai phạm của cán
bộ trong Thường vụ hoặc của
Thường vụ, cần phải có kết
luận xử lý trước mới bước
vào đại hội được” - ông Nhân
nói. Ông cũng giao Ban Tổ
chức Thành ủy tham mưu lộ
trình xử lý vấn đề trên.
Việc thứ hai là có sắp xếp,
điều động nhân sự hợp lý.
“Có những nơi bí thư sắp hết
tuổi và không tái cử được.
quan này giám sát các quy
trình bổ nhiệm, luân chuyển
cán bộ thuộc thẩm quyền của
UBND TP.
Nghe dân để
chấn chỉnh,
khắc phục yếu kém
Bí thư Thành ủy Nguyễn
ThiệnNhân chobiết trongnăm
quaTPđã làmđược nhiều đầu
việc giúp nâng cao hệ thống
chính trị và năng lực quản lý
của các cấp chính quyền. Một
trong những việc làm được
đó là đã phát huy hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát
thông qua ý kiến đóng góp
của người dân. “Nghe dân để
chấn chỉnh là việc làm cần
thiết để mỗi cấp ủy, mỗi cơ
quan xem xét lại công việc
của mình, khắc phục yếu kém
và hoàn thiện bộ máy” - ông
Nhân nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bí thư Nguyễn
Thiện Nhân cũng cho rằng
mặc dù có những kết quả
khả quan bước đầu nhưng
việc công bố kết quả giám
quả thanh tra, kiểm tra, giám
sát”. Từ đó mới tạo được lan
tỏa thông tin thường xuyên
đến với nhân dân. Hệ thống
chính trị muốn hoàn thiện
phải nghe dân, đồng thời
phải công bố được kết quả
thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Giám sát việc
thực hiện kết luận
về Thủ Thiêm
Tại hội nghị, Bí thư Thành
ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng
yêu cầu Ban Nội chính Thành
ủy giúpBanThường vụThành
ủy kiểm tra việc thực hiện các
kết luận liên quan đến khu
đô thị mới Thủ Thiêm. Hai
ban này phải kiểm tra việc
phát hiện, xử lý và thu hồi
tài sản bị chiếm đoạt, thất
thoát cho Nhà nước trong
các vụ án tham nhũng, kinh
tế nghiêm trọng, phức tạp.
Cùng đó là tiếp tục rà soát
các cuộc thanh tra về kinh
tế - xã hội trên địa bàn TP
từ tháng 7-2019 đến tháng
6-2020.
Đối với Ban Dân vận
Thành ủy, Bí thư Nguyễn
Thiện Nhân đề nghị cơ quan
này giúp giám sát việc thực
hiện thi đua 200 ngày chào
mừng đại hội đảng các cấp.
Ban này phải tiếp tục theo
dõi, chỉ đạo các nội dung
giám sát của MTTQ và các
đoàn thể chính trị - xã hội
của TP.
Đối với Thanh traTP.HCM,
ngoài những nội dung đã
được đề ra, ông Nhân đề
nghị cơ quan này tăng cường
đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện các kết luận thanh tra
đã công bố. Đồng thời, kiểm
tra tính chính xác, hợp pháp
của kết luận thanh tra và
quyết định xử lý sau thanh
tra của các giám đốc sở, chủ
tịch UBND các quận, huyện.
Cơ quan này phải theo dõi,
đôn đốc thực hiện các kết
luận thanh tra của Thanh
tra Chính phủ tại khu đô
thị mới Thủ Thiêm ở quận
2 và dự án Thảo Cầm Viên
mới ở Củ Chi.•
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn ThiệnNhân phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM
Kiểm tra, thanh tra: Cần công khai
kết quả và nghe dân
Bí thưThành ủy NguyễnThiệnNhân đề nghị việc chuẩn bị đại hội đảng các cấp cần có kế hoạch đồng bộ,
đúng tiến độ, có tính dự báo và không để phát sinh sự cố bất ngờ.
Phương châm bí thư không
được là người tại chỗ thì phải
có kế hoạch điều chuyển.
Các cán bộ dự kiến là bí thư
khóa sau phải đưa về ngay từ
bây giờ hoặc trong hai tháng
tới” - ông Nhân lưu ý. Ông
đề nghị cần tính toán kỹ việc
này làm trước đại hội.
Người đứng đầu Thành ủy
chỉ đạo: Trong việc chuẩn bị
cho đại hội đảng các cấp, Ban
Tổ chức Thành ủy cần có kế
hoạch đồng bộ, đảm bảo tiến
độ, có tính dự báo, không để
xảy ra sự cố bất ngờ trong
quá trình chuẩn bị đại hội.
Ông Nhân cũng chỉ đạo cơ
sát, thanh tra, kiểm tra còn
chưa đồng bộ. “Ai chịu trách
nhiệm theo dõi công bố kết
quả giám sát, thanh tra, kiểm
tra?” - ông Nhân đặt câu hỏi.
Ông đề nghị trong thời gian
tới Ban Nội chính Thành ủy
sẽ giám sát việc công bố kết
quả này.
Để kết quả này tốt hơn, Bí
thư Nguyễn Thiện Nhân đề
nghị ngoài các cuộc họp báo
thì phải đưa thông tin về công
tác giám sát, thanh tra, kiểm
tra lên hai công cụ là trang
thông tin điện tử của các cấp
ủy và trên báo chí. “Báo chí
nên có chuyên mục “Kết quả
giám sát, thanh tra, kiểm tra
của TP.HCM” đăng mỗi tuần
một lần. Người cung cấp thông
tin cho các cơ quan báo chí
sẽ là Ban Tuyên giáo Thành
ủy” - ông Nhân đề nghị.
Ngoài ra, Bí thư Nguyễn
Thiện Nhân cũng đề nghị
Ban Tuyên giáo Thành ủy
hỗ trợ các cơ quan báo chí
có thêm chuyên mục “Ý
kiến của người dân về kết
“Nghe dân để chấn
chỉnh là việc làm
cần thiết để mỗi cấp
ủy, mỗi cơ quan xem
xét lại công việc của
mình, khắc phục
yếu kém và hoàn
thiện bộ máy.”
Bí thư Thành ủy
Nguyễn Thiện Nhân
293
tỉ đồng sai phạm về kinh tế đã
được 33 đoàn thanh tra phát
hiện tại 101 đơn vị trong năm
2019. Theo Phó Chánh Thanh
tra TP.HCM Trần Đình Trữ, từ
kết quả đó, Thanh tra TP đã
kiến nghị xử lý hành chính đối
với 30 tổ chức và sáu cá nhân,
chuyển cơ quan điều tra bốn
vụvà kiếnnghị chuyểncơquan
điều tra hai vụ.
Tiêu điểm
Thanh tra TP.HCM nói về bốn dạng
sai phạm nổi bật
Phó ChánhThanh traTP.HCMTrầnĐìnhTrữ cho hay trong
năm 2019, qua thanh tra cho thấy có bốn dạng sai phạm
nổi bật.
Thứ nhất, về quản lý đất đai: Sử dụng không đúng mục
đích sử dụng đất được giao, thuê, còn nhiều cơ sở nhà, đất
chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính...
Thứ hai, về quản lý ngân sách, vốn nhà nước: Chi không
đúng nguồn, không đúng đối tượng, chi vượt kế hoạch,
quản lý việc thu chi chưa chặt chẽ.
Thứ ba, về đầu tư xây dựng cơ bản: Chậm tiến độ thực
hiện dự án và chậm tiến độ thi công, chậm đưa vào khai
thác sử dụng, ảnh hưởng đến nguồn vốn, gây lãng phí tài
sản nhà nước, lãng phí đất đai...
Thứ tư, về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp: Xác định
số lượng tài sản của doanh nghiệp chưa đúng, chưa đầy đủ
dẫn đến giảmgiá trị doanh nghiệp; chưa xây dựng phương
án sử dụng đất; chưa xác nhận, đối chiếu công nợ đầy đủ…
ThanhHóa: Xửnghiêm, loại ngay cánbộ biến chất
“Thanh Hóa đang làm rất nghiêm, dù cán bộ nào vi
phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.
Đó là khẳng định của một lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa
khi trả lời
Pháp Luật TP.HCM
ngày 2-6.
Theo vị lãnh đạo này, tỉnh kiên quyết không để cán bộ
suy thoái, biến chất, vi phạm Điều lệ Đảng lọt vào bộ
máy công quyền. “Về sự việc phó chủ tịch huyện Hậu
Lộc đánh bạc, trước mắt Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu
các cơ quan tố tụng của tỉnh xử lý theo quy định. Sắp tới
Thanh Hóa sẽ làm tiếp, làm mạnh nữa chứ không dừng
lại ở đó trong việc xử lý cán bộ” - vị này nói.
Trong một diễn biến mới, sau khi hàng loạt cán bộ bị
bắt quả tang đánh bạc, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản
gửi các cấp chính quyền yêu cầu tăng cường công tác
quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Theo
đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu chấn chỉnh ngay kỷ luật,
kỷ cương, tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức… nhằm góp phần chuẩn bị, tổ chức
thành công đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Đồng thời, Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng yêu cầu các cấp
ủy đảng thực hiện quán triệt nghiêm túc, có hiệu quả
các quy định của trung ương, của tỉnh về công tác quản
lý cán bộ, tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn
bị tốt nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội lần
thứ XIII của Đảng.
Tỉnh cũng kiên quyết đưa ra khỏi phương án nhân sự
đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và xử lý
nghiêm những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
thoái hóa, biến chất, vi phạm các quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
ĐẶNG TRUNG
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook