8
Đô thị -
ThứBa1-9-2020
Phường Trường Thọ sẽ là giao điểm các tuyến
giao thông chính
Phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) có một vị trí vô cùng đặc biệt: Nằm
dọc theo xa lộ Hà Nội - nơi có hệ thống hạ tầng giao thông đã hoàn chỉnh,
đồng thời có mặt hướng ra sông Sài Gòn và ôm trọn tầm nhìn sang bán
đảo Thanh Đa.
Sasaki - enCity đề xuất thêmmột trục giao thông đông - tây nối từ đường
PhạmVăn Đồng qua bán đảoThanh Đa, giao với xa lộ Hà Nội ở khuTrường
Thọ để rồi đi qua trung tâm của quận 9. Từ đây, Trường Thọ sẽ trở thành
giao điểm của các tuyến giao thông chính gồm đường bộ, đường sắt và
đường thủy.
Chúng tôi cũng xác định Trường Thọ sẽ là một đô thị chức năng kiểu
mẫu của tương lai, nơi mà nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập, nghiên cứu và
kể cả sản xuất công nghệ cao có thể tích hợp trong một không gian sống
động, hấp dẫn.
Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với Sở QH-KT TP.HCM để xây dựng
nhiệm vụ quy hoạch với những tiêu chí cao nhất. Mục đích là tạo ra một
đô thị hiện đại kiểu mẫu dựa trên bốn nguyên tắc định hướng là kết nối
để tạo cơ hội mới, hệ sinh thái sáng tạo ở mọi nơi, toàn cầu hóa đậm chất
địa phương, thích ứng để bền vững.
Ông
NGUYỄN ĐỖ DŨNG
,
Giám đốc điều hành Công ty enCity
KIÊNCƯỜNG
Đ
ể xây dựng và phát triển TP
Thủ Đức tương lai, theo các
chuyên gia, TP cần tận dụng
triệt để các tiềm năng vốn có của
khu vực này. Đồng thời, TP phải
định hướng được một trung tâm
tài chính kinh tế mang tầm quốc tế.
KTS
KHƯƠNG VĂN MƯỜI
,
Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam
(nguyên Chủ tịch Hội KTS TP.HCM):
Phát triển
Thủ Thiêm
thành
trung tâm
tài chính -
kinh tế
TP.HCM đã
có một quá trình quy hoạch và phát
triển. Quận 2, quận 9, quận Thủ
Đức cũng đã được quy hoạch hiệu
quả nên TP.HCMmuốn hợp nhất ba
quận này thành một thành phố trực
thuộc cũng là một điều tất yếu của
quá trình phát triển. Bởi hiện nay,
ba quận này phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có.
UBND TP.HCM bây giờ là trung
tâm hành chính chính trị, còn Thủ
Thiêm là trung tâm tài chính - kinh
tế là quá đúng đắn. Vừa rồi, Chính
phủ cũng đã đồng ý với mục tiêu
TP.HCM cần có trung tâm tài
chính quốc tế cạnh tranh với các
nước khu vực. Đây là cơ sở pháp
lý quan trọng để phát triển và thu
hút các tập đoàn lớn đầu tư vào TP
phía đông.
Từ đó, chúng ta sẽ giải quyết
được nhiều vấn đề công ăn việc làm
cho người dân, trình độ dân trí cao
hơn, các sản phẩm công nghệ cao
cấp hơn… Cả một hệ thống sẽ hình
thành và phát triển, là nền tảng để
kích thích các vùng lân cận nhưĐồng
Nai, Bình Dương phát triển theo.
Ông
NGUYỄNVĂN ĐÍNH
,
Tổng thư
ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam:
Cần tính
tới bài toán
nhu cầu
nhà ở
Mục tiêu của
TP Thủ Đức là
tạo ra các giá trị
kinh tế, thu hút đầu tư kinh tế, phát
triển công nghệ công nghiệp, giáo
dục - đào tạo chất lượng cao, tạo ra
một trung tâm tài chính giống mô
hình Thung lũng Silicon.
Tất nhiên, trong mục tiêu phát
triển kinh tế thì việc đầu tư vào bất
động sản (BĐS) cũng tăng theo, nhất
là BĐS công nghiệp hiện đại. Các
công trình phục vụ giáo dục chất
lượng cao cũng sẽ mọc lên, tạo ra
các trung tâm thương mại, tòa nhà
văn phòng…
BĐS phục vụ kinh tế - xã hội cho
một khu đô thị (KĐT) cao cấp sẽ
phát triển vô cùng mạnh mẽ. Do vậy,
việc phát sinh nhu cầu nhà ở (nhất
là nhà ở chất lượng cao), nhu cầu
dịch vụ BĐS, thương mại… là một
bài toán cần tính tới khi phát triển
TP Thủ Đức.
KTS
NGÔVIẾT NAM SƠN
,
chuyên gia
quy hoạch đô thị:
TP Thủ Đức
cần nhiều
hơn sáu
khu trọng
điểm
Năm ngoái
TP.HCMchỉquan
tâm đến những khu đất có tiềm năng
phát triển ở phía đông và tổ chức
cuộc thi ý tưởng quy hoạch, rồi chọn
được sáu khu trọng điểm.
Đến đầu năm nay thì TP.HCM
muốn biến KĐT phía đông thành
một TP phía đông bao gồm các quận
2, 9, Thủ Đức. Theo tôi, muốn lên
TP thì cần nhiều hơn sáu khu trọng
điểm, tầm tư duy quy hoạch phải
lớn hơn, rộng hơn, có khi hơn 10
khu như vậy.
Cụ thể, ngoài sáu khu trọng điểm
theo ý tưởng ban đầu còn cần quan
tâm các khu khác. Tôi thấy trước mắt
có thể kể đến bốn hoặc năm khu.
Chuyên gia góp ý
giải pháp hình thành
TP Thủ Đức
Các chuyên gia cho rằng TPThủĐức trong tương lai sẽ phát huy
hiệu quảmạnhmẽ nếu được khơi gợi hết các tiềmnăng vốn có.
Thứ nhất là khu logistics: gồm
logistics đường thủy (cảng Cát Lái),
logistics đường sắt có ga Sóng Thần
- Dĩ An… có thể hình thành được
KĐT logistics.
Thứ hai là KĐT An Phú (quận
2), lâu nay là khu dân cư cao cấp,
dù có tiềm năng nhưng chưa được
quy hoạch tới nơi tới chốn, cũng cần
chỉnh trang lại khu này và nối kết
khu Thanh Đa.
Thứ ba là khu Rạch Chiếc, nơi
này cũng có khả năng thành KĐT
thể dục thể thao.
Thứ tư là khu triển lãm - hội chợ
quốc tế Thủ Đức.
TPThủ Đức tương lai sẽ có hai thử
thách nếu muốn phát triển.
Thứ nhất: Số vốn đầu tư rất lớn,
TP nên tập trung vào nguồn vốn tư
nhân và nước ngoài chứ không chỉ
lấy từ ngân sách.
Thứ hai: Hiện nay khu đông đã
có 1 triệu dân, kỳ vọng sẽ tăng
thêm từ 500.000 đến 1 triệu dân
nữa để xây dựng TP sáng tạo - công
nghệ cao. Do vậy, TP này cũng
cần những người dân có trình độ
cao, thu nhập tốt. Vậy TP có kế
hoạch ra sao để thu hút tầng lớp
cư dân này?
Nếu xây dựng theo hướng đô thị
tri thức, trình độ cao… thì đây sẽ
là khu vực kinh tế năng động của
TP.HCM. Việc TP Thủ Đức trong
tương lai đạt 30% GDP theo kỳ
vọng của TP.HCM là hoàn toàn có
thể thực hiện được.
Chuyên gia quy hoạch
NGUYỄN ĐỖ
DŨNG
,
Giám đốc điều hành Công
ty enCity (thuộc đội đoạt giải nhất
Sasaki - enCity trong cuộc thi quốc tế
“Ý tưởng quy hoạch phát triển KĐT
sáng tạo tương tác cao phía đông
TP.HCM“):
Sáp nhập
ba quận
chỉ là
bước đầu
Việc sáp nhập
baquận làhợp lý
và có tính chiến lược của TP.HCM
để thống nhất về mặt điều hành và
từ đó tổ chức theo mô hình chính
quyền đô thị.
Mong muốn của TP.HCM là có
một tổ chức hành chính mới, tiên
tiến áp dụng cho TP phía đông.
Điều này vừa giúp thúc đẩy phát
triển một KĐT sáng tạo, vừa là
thử nghiệm để áp dụng cho toàn
TP sau này.
Như vậy, việc sáp nhập ba quận
chỉ là bước đi đầu tiên để tạo ra một
cơ chế điều hành chung, từ đó thực
hiện các cải cách tiếp theo.
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn
ThiệnNhân đã đặt ramục tiêu chuyển
đổi nền kinh tế TP.HCM lên một bậc
cao hơn thông qua phát triển mảng
công nghệ cao và các ngành sáng
tạo. Trên cơ sở đó tạo ra giá trị gia
tăng lớn hơn, dẫn dắt sự phát triển
của toàn vùng Đông Nam bộ.
Để làm được điều này, TP đã có
những bước đi vững chắc trong
việc phát triển mô hình đô thị
thông minh nhưng còn chậm do
quy mô đô thị quá lớn. Tuy nhiên,
khu đông chính là cơ hội để thúc
đẩy quá trình này.
Cụ thể, khu đông có một hệ sinh
thái sáng tạo sẵn có gồm các trường
đại học, viện nghiên cứu, khu công
nghệ cao, các công ty tin học và
thiết kế, trung tâm tài chính Thủ
Thiêm... Bên cạnh đó, khu này còn
có quỹ đất lớn, hạ tầng tốt, vị trí
trái tim của vùng Đông Nam bộ,
cửa ngõ ra vào cảng biển và sân
bay quốc tế.
Vì vậy, việc phát triển đô thị sáng
tạo và tương tác cao ở khu đông sẽ
thu hút đầu tư về tài chính, công
nghệ cao, dịch vụ, tạo môi trường
sống tốt hơn. Từ đó thu hút nhân
lực và thử nghiệm các giải pháp
cho các vấn đề then chốt của toàn
TP.HCM.
Có hai việc cần làm song song
hiện nay: Thứ nhất là tạo ra một
cơ chế quản lý mới thông qua việc
một TP trong lòng TP với mô hình
chính quyền đô thị. Thứ hai là lập
quy hoạch để có cơ sở thu hút đầu
tư, triển khai hạ tầng theo tầm nhìn
đã được đề ra.
Công tác quy hoạch phải thực
hiện nhanh chóng và gắn kết với
kế hoạch triển khai để kịp đưa vào
nghị quyết của Đảng bộ TP giai
đoạn năm năm tới. Nếu không,
chúng ta lại lỡ hẹn trong một thế
giới đầy cạnh tranh giữa các quốc
gia và vùng đô thị.
Các chuyên gia quốc tế và trong
nước của chúng tôi đã sẵn sàng chờ
mệnh lệnh của TP để bắt tay vào
công việc.•
Khu đô thị mới Thủ Thiêm(quận 2, TP.HCM) được định hướng phát triển thành trung tâmtài chính của khu vực và quốc tế.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Việc sáp nhập ba quận
là hợp lý và có tính chiến
lược của TP.HCM để
thống nhất về mặt điều
hành và từ đó tổ chức
theo mô hình chính
quyền đô thị.