243-2020 - page 6

6
Thời sự -
ThứNăm22-10-2020
quy định luật sẽ có hiệu lực
thi hành từ ngày 1-7-2021
như đề xuất và cam kết của
Chính phủ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề
nghị trong luật cần một số
quy định có tính chất chuyển
tiếp phù hợp để “bảo đảm sự
thích ứng kịp thời của các cơ
quan nhà nước có liên quan,
tránh làm phát sinh thêm thủ
tục, gây khó khăn, phiền hà
cho người dân”.
Đại biểu: Cần được
xem xét thận trọng
Do ý kiến còn khác nhau,
Ủy ban Thường vụ QH đã
thiết kế nội dung này thành
hai phương án quy định tại
khoản 3 Điều 38. Cụ thể:
Phương án 1: “Kể từ ngày
luật này có hiệu lực thi hành,
sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã
được cấp vẫn được sử dụng
và có giá trị như giấy tờ, tài
liệu xác nhận về cư trú theo
quy định của luật này cho
đến hết ngày 31-12-2022…”.
Phương án 2: “Các loại
giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp
lý đã phát hành có sử dụng
thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú vẫn nguyên hiệu lực
pháp luật.
Sổhộkhẩu, sổ tạmtrúkhông
có giá trị sử dụng trong các
giao dịch, quan hệ pháp luật
được xác lập mới kể từ ngày
luật này có hiệu lực thi hành”.
ĐỨCMINH- CHÂNLUẬN
S
áng21-10,Quốchội (QH)
thảo luận trực tuyến về
dự án Luật Cư trú (sửa
đổi). Theo nghị trình, dự án
luật này sẽ được QH thông
qua vào cuối kỳ họp và có
hiệu lực từ ngày 1-7-2021.
Một trong những vấn đề
còn ý kiến khác nhau liên
quan đến quy định tại “Điều
khoản thi hành” của dự thảo.
Trình bày báo cáo giải trình,
tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật,
Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật
Hoàng Thanh Tùng cho hay
Ủy ban Thường vụ QH và ý
kiến của đa số đại biểu (ĐB)
QH đều tán thành việc cần
chuyển đổi sang phương thức
quản lý cư trú mới và nhất trí
Phó Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật Trần Thị Dung: Cần phải được
xemxét, cân nhắc, đánh giámột cách thận trọng, toàn diện
để tránh làmkhó cho người dân. Ảnh: QH
Thảo luận sau đó, rất nhiều
ĐB thể hiện sự đồng tình với
phương án 1. “Đây là vấn đề
không đơn giản. Vì vậy, để
tránh tình trạng gây phiền hà
và bảo vệ quyền lợi của người
dân thì rất cần một giai đoạn
chuyển tiếp, từ sau khi luật có
hiệu lực cho đến khi chúng ta
Bộđội biênphòng chủ trì bảođảmanninhkhuvực biêngiới
Chức năng, nhiệm vụ của bộ đội biên phòng là chủ trì bảo đảm an ninh khu vực biên giới, không chồng chéo với việc
duy trì an ninh, trật tự, thực thi pháp luật tại khu vực biên giới của công an.
Chiều 21-10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án
Luật Biên phòng Việt Nam. Theo dự thảo, một trong
những chức năng quan trọng của bộ đội biên phòng là
“chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh,
trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo
quy định của pháp luật”.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội cho hay quá trình thảo luận, có ý
kiến đề nghị cân nhắc chức năng “chủ trì” và xác định
rõ vai trò chủ trì, phối hợp để tránh chồng chéo với Luật
Công an nhân dân. Có ý kiến đề nghị thay từ “chủ trì”
bằng từ “phối hợp”.
Thảo luận sau đó, đa số các ý kiến đại biểu Quốc
hội (ĐBQH) đồng tình với quy định như dự thảo. ĐB
Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang), ĐB Cầm Thị Mẫn (Thanh
Hóa), ĐB Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) cho rằng quy định
về chức năng “chủ trì” là phù hợp với quan điểm, chủ
trương của Đảng, thống nhất với các quy định pháp luật
có liên quan. Đồng thời thực tiễn từ trước tới nay, lực
lượng bộ đội biên phòng luôn làm tốt công tác bảo đảm
an ninh trật tự, an ninh quốc gia tại khu vực biên giới.
Mặt khác, quy định trên cũng phù hợp với chủ trương
“một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì”.
Trước lo ngại quy định của dự thảo luật dẫn tới có sự
chồng chéo, lấn sân lẫn nhau với lực lượng công an trong
nhiệm vụ duy trì an ninh, trật tự, thực thi pháp luật tại
khu vực biên giới, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.HCM
Nguyễn Văn Chương (ĐBQH TP.HCM) cho rằng những
quy định để lực lượng bộ đội biên phòng thực thi nhiệm
vụ có sự khác biệt với nhiệm vụ bảo đảm an ninh nội địa
của lực lượng công an. “Trong trường hợp cần phối hợp,
chắc chắn Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm
hướng dẫn, phối hợp sao cho việc thực thi pháp luật của
hai lực lượng không dẫm chân lên nhau” - ĐB nói.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương)
cho biết Điều 35 Luật Quốc phòng không quy định giao
cho Bộ Quốc phòng chủ trì việc bảo đảm an ninh, trật tự
biên giới. Vị ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng -
An ninh đề nghị cần đánh giá tác động quy định trên của
dự thảo.
Phát biểu sau đó, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quy định chức năng của
bộ đội biên phòng nêu trong dự thảo luật là xuất phát
từ cơ sở lý luận và thực tiễn. Đây không phải là vấn đề
mới mà là thể chế hóa nghị quyết của Đảng, pháp luật
Đủ điều kiện bỏ sổ hộ khẩu từ
Liên quan đến điều kiện đăng ký thường trú,
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
cho hay nhiều ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo
luật là cần quy định mức diện tích bình quân về
chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng
ký thường trú. Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn
bởi việc giao HĐND cấp tỉnh quyết định mức diện
tích bình quân về chỗ ở có thể sẽ tạo ra sự phân
biệt đối xử trong thực hiện quyền cư trú của người
dân giữa các địa phương.
Do còn ý kiến khác nhau, dự thảo thể hiện theo
hai phương án.
Phương án 1: Bảo đảmđiều kiện về diện tích nhà
ở tối thiểudoHĐNDcấp tỉnhquy địnhnhưng không
thấp hơn 8 m
2
sàn/người.
Phươngán2: Đãđăngký tạmtrú trongcùngphạm
vi tỉnh,TP trực thuộc trung ương từmột nămtrở lên.
Thể hiện sự đồng tình với phương án 1, ĐBQH
Nguyễn Thị Lan (TP Hà Nội) cho rằng diện tích nhà
ở tối thiểu 8 m
2
sàn/người là chỉ tiêu được xác định
cần hoàn thành trong năm 2020 (được nêu trong
Chiếnlượcpháttriểnnhàởquốcgianăm2020vàtầm
nhìn đến năm 2030). Mức diện tích này cũng nhằm
đảm bảo được điều kiện sống và phù hợp với điều
kiện của đa số các tỉnh, TP trực thuộc trung ương.
Ngoài ra, việc QH trao quyền cho HĐND cấp tỉnh,
cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương, quy
định về điều kiện và diện tích nhà ở tối thiểu trong
đăng ký thường trú cho phù hợp với điều kiện của
từng địa phương là “điều hợp lý”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
PhạmTrí Thức đề nghị cân nhắc phương án 1. Ông
Thức cho rằng quy định này không bảo đảm tính
bình đẳng về quyền con người, quyền công dân
ngay trong điều luật này (giữa quy định về trường
hợp là người sở hữu nhà và người về ở cùng với chủ
hộ là người thân và đối với những người cho thuê,
cho mượn, ở nhờ).
Mặt khác, theo ôngThức,“mức sànmỗi đầu người
không thấp hơn 8 m
2
” là chiến lược và là mục tiêu
hướng tới. “Thực tiễn đã được thực hiện hay chưa
thì chúng ta cũng chưa có tổng kết”- ông Thức nói
và dẫn chứng ở quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội), mức
trung bình ở những khu phố cổ có nơi không đến
4 m
2
/người.
Đáng chú ý, HĐND TP Hà Nội quy định theo Luật
Thủ đô phải bảo đảm15m
2
/người mới được đăng ký
thường trú nhưng trên thực tế cũng không cản trở
đượcviệcngườidânvềHàNộicưtrútheodạngtạmtrú.
Ông Thức dẫn chứng quận Hoàng Mai từ khi có
LuậtThủ đô cho đến khi Ủy ban Pháp luật tiến hành
giám sát không có trường hợp nào đăng ký thường
trú theo Luật Thủ đô.
“Những rào cản chúng ta đưa ra về mặt kỹ thuật
cũng không đạt được, rõ ràng điều này cũng cần
phải cân nhắc” - ông Thức nói.
ÔngThức cho rằng phải cân nhắc việc giao thẩm
quyền quyết định vấn đề này về cho HĐND cấp
tỉnh.“Bởi vì HĐND ở 63 tỉnh, TP khác nhau, quy định
khác nhau sẽ không bảo đảm tính thống nhất của
pháp chế. Sự quy định khác nhau đó cũng không
bảo đảm bình đẳng trong quyền cư trú của công
dân” - ông Thức nhấn mạnh.
Đăng ký thường trú: Diện tích nhà ở tối thiểu 8 m
2
sàn/người
bỏ hoàn toàn sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú” - Phó Chủ nhiệmỦy
ban Tư pháp Nguyễn Mạnh
Cường nêu quan điểm.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật Trần Thị Dung,
thời gian qua Chính phủ, Bộ
Công an cùng các cơ quan
liên quan đã thể hiện quyết
tâm rất cao, phấn đấu hoàn
thành việc xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư, cơ
sở dữ liệu về cư trú để có thể
vận hành chính thức từ ngày
1-7-2021. Tuy nhiên, bàDung
cho rằng đây mới chỉ là hoàn
thiện về giai đoạn xây dựng
cơ sở dữ liệu quốc gia, còn
giai đoạn kết nối của các cơ
quan, tổ chức có liên quan để
khai thác được các cơ sở dữ
liệu này, phục vụ việc bỏ sổ
hộ khẩu (giấy) lại chưa được
đánh giá cụ thể.
“Theo kế hoạch của Chính
phủ, đến hết năm 2025 vẫn
chưa hoàn thành việc kết nối,
chia sẻ thông tin cơ sở dữ
liệu với tất cả bộ, ngành, địa
phương…” - bà Dung thông
tin. Trong khi đó, rất nhiều
thủ tục hành chính, giao dịch
còn cần tới sổ hộ khẩu.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Nếu chúng ta không dứt khoát
được thời điểmsẽ rất phiền phức cho người dân. Ảnh: QH
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng
Bộ Công an, cho hay với những
tiến độ công việc liên quan đã
thực hiện, hoàn toàn có đủ
điều kiện cơ sở để bỏ sổ hộ khẩu
từ ngày 1-7-2021.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook