243-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Ngành tòa án còn thiếu
1.735 biên chế
Trong năm qua, Chánh án TANDTối
cao đã trình Chủ tịch nước ký quyết
định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 1.409
thẩmphán…Tínhđếnngày30-9-2020,
tổng số biên chếTAND các cấp có hơn
13.500 người, còn thiếu 1.735 người so
với biên chế được giao do tinh giản
biên chế và giảm tự nhiên.
“Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức tòa án không ngừng được nâng
lên; hiện các tòa án có hai giáo sư, phó
giáo sư; 47 tiến sĩ, hơn 2.200 thạc sĩ,
10.939 cử nhân, còn lại có trình độ phù
hợpvớitiêuchuẩnchứcdanh,vịtrícông
tác đảm nhiệm…”- báo cáo cho hay.
3 kiến nghị với Chánh án TAND Tối cao
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chánh án TANDTối cao
tiếp tục triển khai giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công
tác giải quyết các loại án, nhất là giải quyết án kinh doanh, thương mại,
án hành chính, đảm bảo chất lượng giải quyết án hành chính đạt chỉ tiêu
theo yêu cầu nghị quyết của Quốc hội.
Cạnh đó, Chánh án TAND Tối cao triển khai các giải pháp quyết liệt hơn
nữa nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm, đảm bảo chỉ tiêu được Quốc hội giao.
Ủy banTư pháp cũng đề nghị Chánh ánTANDTối cao đẩymạnh công tác
tổng kết áp dụng pháp luật qua thực tiễn xét xử, trên cơ sở đó ban hành
các nghị quyết, lựa chọn và công bố các án lệ, đồng thời tăng cường hoạt
động giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ, bảo đảm áp dụng thống nhất
pháp luật trong xét xử.
phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí xảy ra tại TP.HCM…
Về thụ lý, xét xử các tội phạm
khác về chức vụ, các tòa án đã thụ
lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 55
vụ với 263 bị cáo; đã xét xử 22 vụ
với 152 bị cáo.
“Trong công tác chỉ đạo, điều hành,
Chánh án TAND Tối cao luôn quan
tâm chỉ đạo các tòa án kịp thời đưa ra
xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng,
do đó trong năm qua không có vụ
án nào để quá hạn luật định. Các tòa
án đã áp dụng hình phạt tương xứng
với tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội; nghiêm khắc đối
với người chủ mưu, cầm đầu, lợi
dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản
lớn của Nhà nước” - báo cáo nêu rõ.
Chất lượng tranh tụng
được cải thiện
Thẩm tra báo cáo của Chánh án
TAND Tối cao, Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội đánh giá năm 2020,
TAND các cấp tiếp tục triển khai
đồng bộ các giải pháp để nâng cao
chất lượng công tác giải quyết, xét
xử các loại án và đạt nhiều kết quả
tích cực. Nhiều chỉ tiêu công tác tăng
so với năm 2019, đặc biệt tỉ lệ giải
quyết án đạt 97,8%, vượt 9,8% so
với chỉ tiêu yêu cầu của Quốc hội.
“Trong kỳ báo cáo, chưa phát hiện
trường hợp nào kết án oan người vô
tội. Hình phạt mà tòa án áp dụng cơ
bản đảmbảo nghiêmminh, đúng pháp
luật. Việc cho các bị cáo hưởng án
treo, cải tạo không giam giữ, áp dụng
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tiếp tục
được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ”
- thẩm tra của Ủy ban Tư pháp nêu.
Đáng chú ý, Ủy ban Tư pháp cho
rằng chất lượng tranh tụng tại phiên
tòa tiếp tục được nâng lên. Tỉ lệ các
bản án, quyết định bị hủy, sửa do
nguyên nhân chủ quan đạt chỉ tiêu
theo yêu cầu nghị quyết củaQuốc hội.
“Số lượng các bản án, quyết định
có vi phạmbị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm giảm 2,24%
cho thấy các giải pháp nâng cao chất
lượng xét xử sơ thẩm, phúc thẩmphát
huy tác dụng” - báo cáo thẩm tra nêu.
Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cho
rằng chất lượng công tác xét xử các
vụ án hình sự vẫn còn một số hạn
chế. Cụ thể, vẫn còn trường hợp phải
hủy án (chiếm 0,59%) và sửa án do
nguyên nhân chủ quan (chiếm0,26%).
Một số vụ xử xong,
dư luận chưa đồng tình
Theo Ủy ban Tư pháp, báo cáo của
một sốVKSNDđịa phương phản ánh
một số vụ án còn vi phạm thời hạn
chuẩn bị xét xử, thời hạn hoãn phiên
tòa, thời hạn gửi bản án, quyết định
cho VKSND và người tham gia tố
tụng. Ngoài ra, còn một số trường
hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng
nặng, quyết định hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt chưa
chính xác; một số trường hợp cho
hưởng án treo chưa đúng quy định
ĐỨCMINH
C
hánh án TANDTối cao Nguyễn
Hòa Bình đã có báo cáo gửi
Quốc hội về công tác của các
tòa án năm 2020. Báo cáo cho biết
trong năm 2020, các tòa án đã thụ
lý hơn 602.000 vụ việc, giải quyết
được hơn 544.600 vụ việc (đạt tỉ lệ
90,4%). Đáng chú ý, tỉ lệ các bản
án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên
nhân chủ quan của tòa án là 1,06%,
đáp ứng yêu cầu Quốc hội đề ra.
“Việc xét xử các vụ án hình sự trong
năm qua đảm bảo đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, không để xảy ra
oan, sai, bỏ lọt tội phạm” - báo cáo
nhấn mạnh.
Xử nghiêm người cầm đầu
các vụ tham nhũng
Liên quan đến việc thụ lý, xét xử
các tội phạm tham nhũng, báo cáo
của Chánh án TAND Tối cao cho
biết các tòa án đã thụ lý theo thủ tục
sơ thẩm đối với 436 vụ với 1.175 bị
cáo; tòa án đã xét xử 269 vụ với 645
bị cáo. Trong số các bị cáo phạm tội
tham nhũng đã xét xử, các tòa án cấp
sơ thẩm tuyên phạt tù chung thân và
tử hình đối với tám bị cáo; xử phạt
tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối
với 44 bị cáo…
“Đã phát hiện và xử lý nghiêm các
vụ án kinh tế, tham nhũng, trong đó
có nhiều vụ án được dư luận xã hội
rất quan tâm” - Chánh án TANDTối
cao nhận định.
Để dẫn chứng, báo cáo dẫn lại hàng
loạt vụ án như vụ Trương Duy Nhất
phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại văn
phòng đại diện báo
Đại Đoàn Kết
tại miền Trung; vụ án Nguyễn Minh
Hùng và đồng phạm phạm tội buôn
bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy
ra tại Công ty cổ phần VN Pharma;
vụ ánNguyễn Bắc Son, TrươngMinh
Tuấn, Lê NamTrà và các đồng phạm
phạm tội vi phạm quy định về quản
lý và sử dụng vốn đầu tư công gây
hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ
và đưa hối lộ xảy ra tại Tổng Công ty
Viễn thông MobiFone, AVG và các
đơn vị có liên quan; vụ án Nguyễn
Hữu Tín và đồng phạm phạm tội vi
Hội đồng xét xửmột phiên tòa phúc thẩmtại TANDCấp cao tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Tòa Tối cao: Chưa phát hiện
án oan
“Việc xét xử các vụ án hình sự trong nămqua đảmbảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra
oan, sai, bỏ lọt tội phạm” - báo cáo gửi Quốc hội của chánh án TANDTối cao cho hay.
của pháp luật…
“Một số vụ án sau khi có kết quả
xét xử chưa được dư luận xã hội
đồng tình” - báo cáo thẩm tra nhận
định và dẫn chứng vụ án tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa vợ chồng ông Phan
Quý và ông Lê Văn Dư tại quận Gò
Vấp, TP.HCM.
Vụ việc này, chánh án TAND cấp
cao tại TP.HCM đã ra quyết định
kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm
của TAND TP.HCM. Ủy ban Thẩm
phán TAND Cấp cao tại TP.HCM
đã xét xử giám đốc thẩm, hủy bản
án dân sự sơ thẩm của TAND quận
Gò Vấp và bản án dân sự phúc thẩm
của TAND TP.HCM để yêu cầu xét
xử lại vụ án theo đúng quy định của
pháp luật.•
Tòa vẫn kết án vụ “cướp xuyên không” ở Hậu Giang
“Trong kỳ báo cáo, chưa
phát hiện trường hợp nào
kết án oan người vô tội.
Hình phạt mà tòa án áp
dụng cơ bản đảm bảo
nghiêmminh, đúng pháp
luật” - thẩm tra của Ủy
ban Tư pháp nêu.
Sau bảy ngày nghị án, ngày 21-10, TAND huyện Phụng
Hiệp (Hậu Giang) đã chính thức tuyên án vụ “cướp xuyên
không”. Theo đó, tòa tuyên bị cáo Huỳnh Hữu Nhơn (32
tuổi, ngụ thị trấn Rạch Gòi, huyện Phụng Hiệp) phạm tội
cướp tài sản và tuyên phạt mức án bốn năm tù. Thời hạn tù
được tính từ ngày chấp hành án, được khấu trừ thời gian hai
lần bị tạm giam trước đó.
Tòa cho rằng có đủ căn cứ để chứng minh bị cáo phạm
tội cướp tài sản, không chấp nhận yêu cầu của luật sư bào
chữa là tuyên bị cáo không phạm tội.
Trước đó, HĐXX đã nhiều lần hoãn phiên tòa để triệu tập
các nhân chứng gỡ tội và buộc tội Nhơn. Tuy nhiên, đến
phiên xử ngày 15-10, các nhân chứng gỡ tội, cụ thể là vợ
chồng ông Nguyễn Hoàng Nam vẫn không đến dự tòa.
Cáo trạng cáo buộc vào khoảng 16 giờ ngày 17-4-2016,
Trần Văn Rồi điều khiển mô tô chở Nhơn đi vào lộ nông
thôn thuộc ấp Tân Phú, xã Tân Bình tìm người cướp tài
sản. Cả hai thấy anh Nguyễn Hoàng Ngân (23 tuổi) đang
đi bộ bán vé số theo hướng ngược lại nên Nhơn kêu Rồi
quay đầu xe lại để cướp. Nhơn bước xuống, đi đến chỗ
anh Ngân đạp vào bụng để giật túi xách nhưng không
được. Cả hai xảy ra giằng co thì Rồi đi đến giật túi xách
và kêu Nhơn lên xe bỏ chạy…
Sau khi bị tuyên án ba năm tù, Rồi không kháng cáo, còn
Nhơn kháng cáo kêu oan và tòa án cấp phúc thẩm đã hai lần
hủy án để điều tra, xét xử lại.
Tại các phiên xử, Nhơn một mực kêu oan và cho rằng
thời điểm xảy ra vụ cướp Nhơn đang làm thuê ở Kiên
Giang, cách hiện trường khoảng 100 km, không thể “xuyên
không” cùng Rồi đi cướp. Vợ chồng ông Nguyễn Hoàng
Nam cũng đã xác nhận thời điểm này Nhơn đang chở mía
thuê ở Kiên Giang như lời khai của bị cáo…
HẢI DƯƠNG
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm22-10-2020
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook