172-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy31-7-2021
Kiến nghị xử lý một số cá nhân tại Bộ GD&ĐT
Cơ quan điều tra xác định Trường ĐH Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị
Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh, đào tạo bằng đại học thứ hai. Thế nhưng từ
năm 2015-2017, Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT) đã thông báo chỉ tiêu
tuyển sinh văn bằng 2 hệ chính quy cho trường này.
Cùng với đó, Vụ Giáo dục ĐH của bộ này còn xét duyệt, đăng tải trên cổng
thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô các
năm 2017, 2018, 2019 có chỉ tiêu văn bằng 2 hệ chính quy.
Năm2018, đoàn kiểm tra số 1 của BộGD&ĐT đã làmviệc nhưng không phát
hiệnđượcTrườngĐHĐôngĐôchưađượcphépđào tạovănbằng2 tiếngAnh…
Do đó, cơ quan điều tra đã có công văn kiến nghị bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem
xét, xử lý nghiêm đối với các cá nhân có trách nhiệm theo quy định của pháp
luật và chỉ đạo khắc phục sai phạm.
thi, trường này tổ chức chấm, tổng
hợp kết quả, lập bảng điểm khóa học
cho từng học viên, lập danh sách đề
nghị in bằng.
Đáng chú ý, thời điểm Bộ Công an
phát hiện dấu hiệu tiêu cực tại Trường
ĐH Đông Đô, một số bị can có dấu
hiệu tiêu hủy nhiều hồ sơ lý lịch của
các học viên và sổ sách liên quan đến
việc đào tạo. Việc này gây khó khăn
cho công tác điều tra và kết luận vụ
án. Tuy nhiên, đến nay cơ quan điều
tra chưa thể xác định cụ thể đối tượng
thực hiện hành vi trên.
Dùng bằng giả để… học
thạc sĩ
Trong số 210 trường hợp được cấp
bằng và chứng chỉ giả của Trường
ĐH Đông Đô (công an làm rõ), 76
người đã sử dụng vào mục đích cá
nhân, gồm: 67 người làm nghiên
cứu sinh, hai người học thạc sĩ, bốn
người kê khai hồ sơ công chức và
viên chức, ba người thi công chức
hoặc thi thăng hạng.
Đến nay Bộ Công an đã có văn bản
kiến nghị cơ quan chủ quản xem xét,
xử lý trách nhiệm của công chức, viên
chức, đảng viên được cấp văn bằng,
giấy chứng nhận giả; đồng thời kiến
nghị các cơ sở đào tạo xem xét hủy
kết quả sử dụng văn bằng giả, kết quả.
Cụ thể, với 67 trường hợp làm
nghiên cứu sinh, cơ quan chủ quản đã
miễn nhiệm chức vụ hai người; cảnh
cáo, khiển trách hoặc kiểm điểm 14
người; tự kiểm điểm và nhận lỗi sáu
người; đang xem xét kiểm điểm trách
nhiệm 43 người…
Cùng với đó, các cơ sở đào tạo
nghiên cứu sinh đã hủy kết quả và
không công nhận kết quả nghiên cứu
sinh đối với 31 trường hợp; 24 trường
hợp tự nghỉ học, xin rút hồ sơ…
Đối với hai trường hợp học thạc sĩ,
hiện một người đã xin rút hồ sơ, bị
cơ quan chủ quản kiểm điểm, không
xemxét thi đua năm2020-2021; người
còn lại bị cơ sở đào tạo thu hồi bằng
thạc sĩ và cơ quan chủ quản kỷ luật
cảnh cáo.
Ngoài ra, với bốn trường hợp kê
khai vào hồ sơ cán bộ, một người đã bị
cơ quan chủ quản phê bình, ba người
còn lại chưa nhận được kết quả xử lý.
Tương tự, trường hợp sử dụng thi
nâng ngạch thanh tra viên đến nay đã
xin rút kết quả thi và được chấp nhận;
trường hợp sử dụng thi thăng hạng viên
chức cũng bị cơ quan chủ quản thu hồi
quyết định thăng hạng viên chức…•
TUYẾNPHAN
V
KSNDTối cao vừa ban hành cáo
trạng truy tố 10 bị can trong vụ
án giả mạo trong công tác xảy
ra tại Trường ĐH Đông Đô. Tám bị
can bị truy tố theo điểm a khoản 4
Điều 359 BLHS với khung hình phạt
cao nhất đến 20 năm tù bao gồm:
Dương Văn Hòa (hiệu trưởng), Trần
Kim Oanh và Lê Ngọc Hà (cùng là
phó hiệu trưởng), Trần Ngọc Quang
(phó trưởng Phòng đào tạo và quản
lý sinh viên)…
Hai người còn lại bị cáo buộc theo
điểm c khoản 2 Điều 359 với khung
hình phạt cao nhất đến 10 năm tù gồm
Lê Thị Lương và Ngô Quang Hiển
(đều là cán bộ nhà trường).
Không học vẫn được cấp
văn bằng
Theo cáo trạng, Trường ĐH Đông
Đô chưa làm thủ tục đề nghị và cũng
chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào
tạo văn bằng 2, trong đó có ngành
tiếng Anh.
Tuy nhiên, khi thấy nhiều người có
nhu cầu lấy bằng nhanh để hoàn thiện
hồ sơ,TrầnKhắcHùng (chủ tịchHĐQT
trường, hiện đang bỏ trốn) đã tổ chức
cuộc họp, chủ trương thực hiện cấp
văn bằng 2 giả (ngôn ngữ Anh) của
hệ chính quy nhằm thu lời bất chính.
Tài liệu điều tra xác định từ tháng
4-2018 đến tháng 3-2019, Hùng và
các đồng phạm tại Trường ĐH Đông
Đô đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận
giả cho 431 trường hợp, qua đó thu
lợi bất chính hơn 7,1 tỉ đồng.
Đến nay, cơ quan điều tra làm rõ
210 trường hợp được cấp văn bằng,
giấy chứng nhận giả; còn 221 trường
hợp chưa xác định nơi cư trú, đơn vị
công tác.
Cũng theo cáo trạng, để cấp văn
bằng giả, Trường ĐH Đông Đô tiếp
nhận hồ sơ học viên, không tổ chức
thi đầu vào, không đào tạo theo tín chỉ
mà chỉ hướng dẫn các học viên hợp
thức các bài thi bằng hình thức phát
đề và đáp án cho chép lại, cá biệt có
trường hợp còn không cần hợp thức
hóa bài thi.
Sau khi học viên hoàn thiện bài
TrườngĐHĐôngĐô đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp.
Ảnh: CACC
Cựu hiệu trưởng
ĐH Đông Đô bị truy tố
đến 20 năm tù
Cựu hiệu trưởng, hai cựu hiệu phó Trường ĐHĐông Đô bị truy tố
tội giảmạo trong công tác với khung hình phạt đến 20 năm tù.
Với 67 trường hợp làm
nghiên cứu sinh, cơ quan
chủ quản đã miễn nhiệm
chức vụ hai người; cảnh
cáo, khiển trách hoặc
kiểm điểm 14 người; tự
kiểm điểm và nhận lỗi sáu
người…
VKSNDTP.HCM
rút kinhnghiệmcấpdưới
vì bỏ lọt tội phạm
VKSND TP.HCM vừa ban hành thông báo rút kinh
nghiệm cách giải quyết một vụ án trộm cắp tài sản do có
dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Theo hồ sơ, Nguyễn Thanh Nhã và Nguyễn Trung Kiên
quen biết do cùng sử dụng ma túy. Khoảng 18 giờ ngày
25-2-2020, trong lúc uống cà phê, Nhã rủ Kiên đi trộm
cắp tài sản, Kiên đồng ý.
Đến 2 giờ ngày 26-2-2020, Nhã gọi điện thoại nói Kiên
chạy xe ra cầu Điện Biên Phủ để đi làm (tức đi trộm cắp)
thì Kiên đồng ý.
Kiên chạy xe máy chở Nhã đi đến trước căn nhà trên
đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 7, quận 3) thì Nhã
phát hiện bên trong hàng rào dựng ba chiếc xe máy. Nhã
nói Kiên dừng xe chờ để Nhã leo rào, dắt xe Future có gắn
chìa khóa ra khỏi cổng.
Do xe không khởi động được nên Nhã đẩy xe về hướng
Kiên, nói Kiên kiểm tra xe. Kiên mở công tắc thì có đèn
xanh và nói Nhã kiểm tra bình ắcquy.
Khi Nhã đóng cốp xe lại thì còi báo động kêu nên Kiên
tiếp tục mở mặt nạ xe Future tắt còi báo động. Kiên đưa
mặt nạ xe cho Nhã lắp vào.
Sau đó Nhã dắt xe Future xuống lòng đường Điện
Biên Phủ, ngồi lên xe Future để Kiên ngồi trên xe của
Kiên, dùng chân đẩy. Đi được một đoạn thì cả hai bị
phát hiện.
Tháng 9-2020, xử sơ thẩm, TAND quận 3 xử phạt Nhã
ba năm tù về tội trộm cắp tài sản. Ngày 28-10-2020,
VKSND TP.HCM kháng nghị phúc thẩm theo hướng hủy
án sơ thẩm để điều tra lại do có căn cứ cấp sơ thẩm bỏ lọt
người phạm tội.
Ngày 18-3-2021, TAND TP.HCM xử phúc thẩm, tuyên
hủy án để điều tra lại theo thủ tục chung.
HĐXX phúc thẩm nhận định: Mặc dù Kiên không
thừa nhận đã giúp sức Nhã trộm xe máy. Tuy nhiên,
chuỗi hành vi khách quan từ khi Kiên tiếp nhận thông
tin từ Nhã để đi trộm cắp cho đến khi Kiên chở Nhã
đến căn nhà trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường
7, quận 3) vào thời điểm 2 giờ sáng để Nhã lén lút vào
nhà dẫn xe ra gồm: Kiên giúp Nhã mở mặt nạ xe, tắt
còi báo động xe, đẩy xe và thậm chí khi bị phát hiện,
Kiên còn chạy xe tẩu thoát.
Diễn biến hành vi khách quan cho thấy ý thức chủ quan
của Kiên là biết việc Nhã trộm xe nhưng vẫn hỗ trợ, giúp
sức Nhã trong việc lén lút di chuyển trái phép chiếc xe ra
khỏi sự kiểm soát, quản lý của chủ sở hữu.
Đặc biệt, lời khai của Nhã tại phiên tòa phúc thẩm phù
hợp với lời khai ban đầu của bị cáo về diễn biến, hành vi
phạm tội cũng như việc Kiên tham gia giúp sức… trong
quá trình trộm xe.
Như vậy, cấp sơ thẩm không xem xét xử lý hình sự Kiên
về tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức là
có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
YẾN CHÂU
Bắt giam tại tòa người đang cách ly
tấn công lực lượng chống dịch
Sáng 30-7, TAND huyện Sơn Hòa (Phú Yên) tuyên phạt
Trần Minh Luân 12 tháng tù về tội chống người thi hành
công vụ.
Tòa đọc quyết định bắt tạm giam ngay tại tòa đối với
Luân trong thời gian 45 ngày do hồi tháng 1, Luân bị phạt
hành chính vì gây rối trật tự công cộng.
Đây là vụ án chống người thi hành công vụ liên quan
đến phòng chống dịch COVID-19 đầu tiên ở Phú Yên
được đưa ra xét xử. Vụ án được giải quyết theo thủ tục
rút gọn nhằm kịp thời giáo dục, răn đe, phục vụ công tác
phòng chống dịch COVID-19.
Bản án sơ thẩm xác định: Nhà của Luân nằm trong khu
vực phong tỏa và Luân đang trong thời gian cách ly tại
nhà sau thời gian cách ly tập trung trở về.
Ngày 20-7, sau khi uống rượu, Luân đòi ra khỏi khu
vực phong tỏa. Lực lượng chức năng trực chốt giải thích
và yêu cầu Luân về nhà. Sau đó Luân chạy về nhà đập
vỏ chai thủy tinh, cầm đến chốt trực tấn công lực lượng
đang làm nhiệm vụ, làm bị thương một thành viên tổ
công tác tại chốt trực.
TẤN LỘC
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook