189-2021 - page 6

6
Thời sự -
ThứSáu20-8-2021
đồng, giao dịch thiết yếu, cấp
bách của người dân, doanh
nghiệp (di chúc; hợp đồng về
biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ để vay vốn phục vụ
sản xuất, kinh doanh; văn bản
sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp
đồng, cấp bản sao văn bản
công chứng...).
- Căn cứ tình hình của địa
phương nơi làm việc và hoạt
động của đơn vị, trưởng tổ
chức hành nghề công chứng
chủđộng lựa chọn thủ tục hành
chính đặc biệt, cấp bách theo
quy định để tiếp nhận trực tiếp.
- Thông báo công khai việc
tiếp nhận, giải quyết, trả kết
quả giải quyết hồ sơ thủ tục
hành chính và danh mục thủ
tục hành chính đặc biệt, cấp
bách được tiếp nhận trực tiếp
tại trụ sở, trên trang thông tin
điện tử, các phần mềm ứng
dụng trực tuyến khác của đơn
vị (nếu có).
- Sắp xếp lịch hẹn giải quyết,
trả kết quả hồ sơ hợp lý, tránh
tập trung đông người.
- Thực hiện nghiêm quy
định 5K và phối hợp với y
tế địa phương tiêm vaccine
phòng COVID-19 cho người
lao động…
- Người lao động sử dụng
thẻ công tác (ghi rõ họ tên,
đơn vị công tác, địa chỉ nơi cư
trú, đóng giáp lai ảnh với thẻ),
kết hợp với văn bản xác nhận
hoặc phân công công tác để
xuất trình khi lưu thông giữa
trụ sở cơ quan và nơi cư trú…
Cách thức để đi qua
chốt kiểm soát
Liên quan đến việc làm sao
để người dân đi công chứng
trong trường hợp cấp báchmà
không bị các chốt kiểm soát
NGÂNNGA
N
gày 15-8, chủ tịch
UBND TP.HCM ký
Văn bản khẩn 2718
về tiếp tục áp dụng biện
pháp giãn cách xã hội toàn
TP theo tinh thần Chỉ thị
16/2020 của Thủ tướng đến
hết ngày 15-9 với nguyên
tắc “ai ở đâu thì ở đó” để
quyết liệt kiểm soát dịch
bệnh COVID-19.
Theo chỉ đạo này, UBND
TP.HCM cho phép một số
nhóm đối tượng được hoạt
động, trong đó có các tổ chức
hành nghề công chứng.
Công chứng di chúc,
hợp đồng, giao dịch
thiết yếu, cấp bách
Nhằm tiếp tục triển khai
các biện pháp cấp bách phòng
chống dịch bệnh theo chỉ đạo
của UBND TP.HCM, liên
quan đến hoạt động công
chứng, Sở Tư pháp TP.HCM
có văn bản gửi trưởng các tổ
chức hành nghề công chứng,
đề nghị:
- Hạn chế tối đa hoạt động
trực tiếp, chuyển sang làm
việc trực tuyến, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc tiếp nhận yêu cầu
hồ sơ (hộp thư điện tử, trang
thông tin điện tử...).
- Sắp xếp nhân sự làm việc
hợp lý, hoạt động luânphiên…
để thực hiện công chứng hợp
Khách hàng khi có
giao dịch thật sự
cần thiết, cấp bách
mới liên hệ công
chứng nhằm đảm
bảo chủ trương tăng
cường giãn cách để
phòng chống dịch.
Trường hợp nào được ra ngoài
đi công chứng?
ngăn chặn, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Nguyễn
VănHòa, Trưởng phòngCông
chứng số 3TP.HCM, cho biết:
Hiện Phòng công chứng số 3
tiếp tục tạm ngưng tiếp nhận
trực tiếp hồ sơ yêu cầu công
chứng đến hết ngày 15-9.
Tuy nhiên, phòng sẽ nhận
và giải quyết các hồ sơ thuộc
trường hợp công chứng di
chúc, hợp đồng về biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
(ngân hàng) và các trường
hợp cấp bách, đặc biệt khác.
Khách hàng nộp hồ sơ và
đăng ký số người trực tiếp
thực hiện giao dịch bằng
cách gửi yêu cầu và thông
tin vào địa chỉ Zalo “Phòng
công chứng số 3” (Zalo có số
điện thoại 0813332793) hoặc
fanpage: Phòng công chứng
số 3 TP.HCM.
Theo ông Hòa, để người
dân đi qua được các chốt kiểm
soát, sau khi khách hàng đăng
ký thực hiện các thủ tục trên,
nếu có yêu cầu thì phòng sẽ
cấp một phiếu hẹn để khách
trình với các chốt.
“Do phiếu hẹn cũng chỉ
được gửi qua tin nhắn Zalo
nên việc xem xét chấp nhận
còn tùy thuộc vào các chốt.
Đây là phiếu hẹn tạm nhận hồ
sơ qua email chứ không phải
chính thức. Vậy nên không có
gì chắc chắn các chốt sẽ cho
người dân đi” - trưởng Phòng
công chứng số 3 chia sẻ.
Phòng công chứng số 3
cũng đề nghị khách hàng khi
có giao dịch thật sự cần thiết,
cấp bách mới liên hệ công
chứng nhằm đảm bảo chủ
trương tăng cường giãn cách
để phòng chống dịch, đồng
thời giảm thiểu khối lượng
công việc cho phòng khi chỉ
bố trí tối đa 1/4 nhân sự làm
việc trực tiếp tại trụ sở.•
Cơ quan công chứng chỉ nhận giải quyết công chứng di chúc, hợp đồng về biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ (ngân hàng) và các trường hợp cấp bách, đặc biệt khác.
Còn tùy vào quyết định của các chốt
kiểm soát
Hồ sơ thuộc trường hợp cấp bách, người dân gửi thông
tin qua các phương tiện điện tử (email, Zalo, Viber...) thì
Phòng công chứng số 1 sẽ cấp giấy hẹn đến chứng nhận
hợp đồng, giao dịch.
Quá trình di chuyển đến trụ sở tổ chức công chứng, người
dânxuất trìnhgiấyhẹnđể có thểđi qua chốt kiểmsoát phòng
chống dịch. Tuy nhiên, người dân có được cho phép đi hay
không thì còn tùy vào quyết định của các chốt kiểm soát.
Ông
NGUYỄNTRÍ HÒA
, Phó Chủ tịch thường trực
Hội Công chứng viên TP.HCM, Trưởng phòng Công chứng số 1
Người dân giao dịch tại Phòng công chứng số 3 TP.HCM. Ảnh: PCC
Sửa án vụ “đi kiện đòi đất, bị hủy
giấy chứng nhận”
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa xử phúc thẩm
vụ tranh chấp đất và hủy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (GCNQSDĐ) giữa nguyên đơn là ông
NTH (mất tháng 8-2019) cùng các người thừa kế quyền
và nghĩa vụ tố tụng và bị đơn là vợ chồng bà HTKC.
HĐXX đã chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và
kháng nghị của VKS, sửa án, chấp nhận yêu cầu khởi
kiện đòi trả đất và không chấp nhận việc phản tố yêu
cầu hủy GCNQSDĐ.
Ông H khởi kiện đòi bị đơn trả phần đất 7.568 m
2
canh tác trồng lúa. Ngược lại, bị đơn không đồng ý yêu
cầu khởi kiện và phản tố đề nghị tòa hủy giấy chứng
nhận đã cấp cho nguyên đơn.
Xử sơ thẩm, TAND tỉnh An Giang không chấp nhận
yêu cầu của nguyên đơn mà chấp nhận việc phản tố
của bị đơn. Ông H kháng cáo, VKSND tỉnh An Giang
kháng nghị.
HĐXX phúc thẩm xét năm 1994, ông H được cấp
GCNQSDĐ diện tích 5.737 m
2
, đến năm 2015 đổi giấy
thì diện tích là 7.568 m
2
. Phần diện tích đất tăng lên là
do san lấp ao, hầm và bà C cũng không có tranh chấp
đối với phần diện tích tăng thêm này.
Năm 1992, mẹ ông H kê khai và nhờ người làm thủ
tục xin cấp GCNQSDĐ cho ông H, bà C. Do đó, xác
định khi còn sống, mẹ đã phân chia từng phần đất cho
các con.
Bà C cho rằng mẹ chỉ nhờ ông H đứng tên giùm
nhưng không có chứng cứ chứng minh và không được
ông H thừa nhận.
Tại các biên bản hòa giải, bà C đều thừa nhận sau khi
ông H được cấp GCNQSDĐ, bà biết nhưng không có
tranh chấp hay khiếu nại gì.
Mặc dù đất đứng tên ông H nhưng bà vẫn giữ giấy
canh tác, đóng thuế đầy đủ. Hiện tại, GCNQSDĐ của
ông H, bà C đã giao cho người cậu thứ chín quản lý.
Dù ông H nhiều lần đòi nhưng bà và người cậu vẫn
không trả. Vì thế năm 2015, ông H đã báo mất và xin
cấp lại…
Ngoài ra, năm 2016, khi giải quyết khiếu nại của bà C
đối với việc ông H được cấp GCNQSDĐ, UBND huyện
có công văn xác định hồ sơ kê khai cấp GCNQSDĐ của
ông H theo đúng quy định và Luật Đất đai.
HOÀNG YẾN
Vốn điều lệ 500.000 tỉ chỉ là con số ảo
Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết doanh nghiệp (DN) của
ông Nguyễn Vũ Quốc Anh (sinh năm 1986) vẫn chưa
có bất kỳ động thái nào về việc góp đủ vốn cho DN của
mình. Cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD) sẽ đề nghị
DN báo cáo lý do và DN có quyền phản hồi. Nếu DN
không góp đủ vốn, sở sẽ thực hiện các bước xử lý theo
luật định.
Được biết, ngày 18-8 là thời hạn chót mà DN của ông
Quốc Anh phải nộp đủ số vốn điều lệ (VĐL) 500.000 tỉ
đồng (tương đương 21,7 tỉ USD) cho Công ty CP Tập
đoàn Đầu tư công nghệ tự động toàn cầu và Công ty CP
Tập đoàn Kinh doanh tự động toàn cầu (VĐL 25.000 tỉ
đồng). Hai DN này đăng ký lần đầu vào ngày 20-5.
Theo TS Bùi Thị Hằng Nga (Khoa luật kinh tế, Trường
ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM), hiểu một cách đơn giản thì
VĐL do chủ sở hữu, thành viên công ty đã góp hoặc cam
kết góp khi làm hồ sơ đăng ký thành lập DN.
Luật DN quy định cơ quan ĐKKD chỉ chịu trách
nhiệm về tính hợp lệ của bộ hồ sơ. Do đó, cơ quan
ĐKKD không có quyền yêu cầu người thành lập DN
phải có đủ số tiền như đăng ký mới quyết định cấp hay
không cấp giấy chứng nhận đăng ký DN.
Hết thời gian luật định (thông thường là 90 ngày
không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp
vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở
hữu tài sản) mà không góp đủ vốn thì phải đăng ký giảm
VĐL.
Kê khai khống VĐL vi phạm khoản 5 Điều 16 Luật
DN, sẽ bị phạt hành chính 5-10 triệu đồng theo khoản
3 Điều 28 Nghị định 50/2016 (tổ chức phạt gấp đôi) và
buộc đăng ký điều chỉnh VĐL.
HOA THI
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook