193-2021 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư25-8-2021
Chốt kiểmsoát tại giao lộ PhạmVănĐồng - Phan Văn Trị kiểmtra giấy đi đường của người dân
trong ngày đầu siết chặt giãn cách. Ảnh: LÊ THOA
TP.HCM: Đổi mẫu giấy đi đường
LÊ THOA
N
gày 24-8, Công an
TP.HCM đã có thông
báo hướng dẫn thực
hiện kiểm soát người được
phép lưu thông trên đường
trong thời gian thực hiện giãn
cách xã hội theo các công
văn 2796, 2800 và 2850 của
UBND TP.HCM.
PC
0
8 cấp giấy theo
mẫu mới
Theođó, PhòngCSGTđường
bộ - đường sắt (PC08) Công an
TP.HCM cho biết trước 0 giờ
ngày 25-8, tất cả người trong
17 nhóm tại Công văn 2800
và nhóm bổ sung tại Công
văn 2850 của UBNDTP được
phép di chuyển phải có giấy đi
đường mẫu mới do PC08 hoặc
công an quận, huyện, TP Thủ
Đức; phường, xã, thị trấn cấp.
Sau 0 giờ ngày 25-8, mẫu
giấy đi đường tại Công văn
2800 sẽ không còn được sử
dụng mà phải dùng mẫu mới
do PC08 cấp. PC08 có nhiệm
vụ cung cấp giấy đi đường theo
mẫu mới kèm chữ ký và đóng
dấu cho các sở, ngành rồi điền
vào theo thông tin trong mẫu
và thực hiện.
PC08 đề nghị các đơn vị chủ
trì quản lý là đầu mối liên hệ,
tiếp nhận, thống kê, lập danh
sách các đối tượng có liên
quan, đủ điều kiện được cấp
giấy phép lưu thông trên đường
trong thời gian giãn cách xã
hội rồi gửi về PC08 trước 13
giờ ngày 24-8.
Sở, ngành sẽ là đầu mối
tổng hợp số lượng người được
phép di chuyển tại các đơn
vị, cơ quan trực thuộc rồi gửi
Các xe vận tải hàng
hóa trong TP đã cấp
mã QR được phép
lưu thông theo khu
vực, lộ trình, thời
gian đã được cấp
phép, không kiểm tra
giấy đi đường.
Gần 700 doanh nghiệp “ba tại chỗ” kiến nghị về giấy đi đường
Ngày 24-8, Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp - khu
chế xuất (HBA) có văn bản gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 TP.HCM kiến nghị về việc cấp giấy đi đường. Theo
HBA, quy định về giấy đi đường khiến gần 700 doanh nghiệp
đang thực hiện “ba tại chỗ”, “một cung đường - hai điểm đến”
của 18 khu chế xuất, khu công nghiệp và Khu công nghệ cao
đang gặp nhiều vướng mắc.
Cụ thể, ngày 21-8, UBNDTP có Công văn 2796 và 2800, ngày
23-8 lại có Công văn 2850 tiếp tục điều chỉnh, bổ sung. Theo
điểm c Công văn 2850 thì các xe vận tải hàng hóa đã được
Sở GTVT cấp mã QR, không tiến hành kiểm tra thẻ đi đường.
Thế nhưng trong hai ngày 23 và 24-8, tất cả xe vận chuyển
hàng hóa đều bị các chốt kiểm soát hỏi thẻ đi đường. HBA
kiến nghị cần thông báo rõ nội dung điểm c trên đến tất cả
lực lượng kiểm soát.
Cạnh đó, xe đưa rước công nhân thuộc diện “ba tại chỗ”,
“một cung đường - hai điểm đến” cần được đơn vị cấp giấy
phép. HBA kiến nghị giải pháp tình thế là Ban quản lý các
khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM (HEPZA) và Ban quản
lý Khu công nghệ cao (SHTP) có thể sao chép hoặc ra công
văn nhắc lại nội dung điểm c Công văn 2850 để tất cả doanh
nghiệp đang thực hiện “ba tại chỗ” có căn cứ thông tin để đi
đường, giải thích cho các trạm, chốt kiểm soát.
Sau khi phân tích thêm một số nội dung thì HBA kiến nghị
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM giao cho
HEPZA và SHTP được cấp giấy phép đi đường vì đơn vị này
nắm chắc và rõ về tổ chức nhân sự của các doanh nghiệp
trong khu.
TTN
cho Công an TP cấp giấy, cụ
thể là PC08 và công an quận,
huyện, TPThủ Đức; phường,
xã, thị trấn.
Về phạm vi hiệu lực của
giấy đi đường, Công an TP
cho biết loại giấy đi đường do
PC08 và công an cấp huyện
được ủy quyền ký có hiệu
lực toàn TP. Còn loại giấy
đi đường do trưởng công an
cấp xã được ủy quyền ký có
hiệu lực trong phạm vi cấp
huyện của nơi đó.
Theo Công an TP.HCM,
trưởng công an cấp huyện
sẽ tham mưu cho chủ tịch
UBND quận, huyện, TP Thủ
Đức; trưởng công an cấp xã
thammưu cho UBND xã khẩn
trương tập hợp danh sách, số
lượng giấy đi đường được
cấp theo diện được phép lưu
thông (theo phụ lục Công
văn 2800 mã số 12, 13, 14B
và một phần phụ lục mã số
1A do UBND quận, huyện,
TP Thủ Đức; phường, xã, thị
trấn quản lý) và báo cáo số
lượng về Phòng Tham mưu
Công an TP để nhận phiếu về
cấp cho các đối tượng thuộc
thẩm quyền.
Chưa kịp thì sẽ xử lý
linh động
PC08 sẽ in, ký cấp giấy
về các đơn vị cơ quan Đảng,
chính quyền, đoàn thể... theo
quy định tại Công văn 2800
để cấp đến cán bộ, công nhân
viên và các đơn vị thuộc
diện quản lý cấp giấy (cấp
cho đối tượng còn lại theo
phụ lục; các cơ quan, đơn vị
quản lý đã được cấp mã tại
phụ lục là đầu mối tập hợp
các đối tượng thuộc ngành
nghề theo quy định và gửi
về PC08).
Trong trường hợp ngày
25-8, Công an TP chưa cấp
giấy đi đường mẫu mới cho
những người trong 17 nhóm
được phép lưu thông thì tùy
tình hình sẽ có cách xử lý
linh động cho người dân.
Đối với các xe vận tải
hàng hóa trong TP, Công
an TP cho biết với các xe đã
được cấp mã QR được phép
lưu thông theo khu vực, lộ
trình, thời gian đã được cấp
phép, không kiểm tra giấy đi
đường (kể cả taxi, xe khách,
xe chở công nhân đã được
cấp mã QR).
Các xe vận tải không được
cấp mã QR thì tài xế và người
ngồi trên xe phải có giấy đi
đường theo quy định.
Trước đó, ngày 23-8, UBND
TP có Công văn 2850 quy
định rõ 17 nhóm đối tượng
được phép ra đường.
Công văn này nêu rõ: “Công
an TP.HCM là đơn vị in và ký
cấp giấy (hoặc ủy quyền cho
PC08, công an địa phương
các cấp ký) cho toàn bộ các
nhóm đối tượng trên; đề nghị
các sở, ngành, quận, huyện
và các đơn vị có liên quan
cung cấp số lượng và danh
sách về Công an TP trước 21
giờ ngày 23-8. Khi chưa có
giấy đi đường nêu trên của
Công an TP thì vẫn áp dụng
các loại giấy đi đường đã quy
định tại Công văn 2800, 2796
cho đến 0 giờ ngày 25-8”.•
Các bộ thốngnhất việc thuphí đườngbộ cao tốc doNhànước đầu tư
Các dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Namsử dụng
vốn đầu tư công dự kiến sẽ thu phí để hoàn vốn choNhà nước.
Ảnh: V.LONG
Hệ thống đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư hiện có tổng chiều dài 196 km, nếu thu phí dịch vụmức 1.000 đồng/km/xe thì dự kiến hằng năm
sẽ thu được khoảng 2.142 tỉ đồng.
từ
0
giờ ngày 25- 8
Từ 0 giờ ngày 25-8, những người được phép lưu thông phải có giấy đi đườngmẫumới do PC08 hoặc công an
quận, huyện, TPThủĐức; phường, xã, thị trấn cấp.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ
tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thu phí dịch vụ đối với các
tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, diễn ra ngày 6-8
vừa qua.
Theo đó, Phó Thủ tướng cho rằng ý kiến của các bộ, cơ quan
đều thống nhất cần thiết phải xây dựng cơ chế thu phí dịch vụ
đối với tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư để hoàn
vốn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án thu phí theo cơ chế giá
hay cơ chế phí phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định.
Phó Thủ tướng lưu ý: Bộ Tài chính và Bộ GTVT khi xây
dựng các phương án thu cần tính toán kỹ trên cơ sở làm rõ các
nguyên tắc, tiêu chí, đảm bảo tính nhất quán, công bằng, hợp lý,
thống nhất và thu hút các nguồn lực đầu tư.
Bộ GTVT được giao chủ trì hoàn thiện dự án Luật Giao thông
đường bộ (sửa đổi). Trong đó có nội dung về cơ chế thu đối
với dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, đẩy
nhanh tiến độ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông
qua trong thời gian sớm nhất theo quy định.
Trường hợp BộGTVTxác định sự cần thiết phải có cơ sở pháp
lý để chuẩn bị, tổ chức triển khai cơ chế thu đối với dịch vụ sử dụng
đường bộ cao tốc doNhà nước đầu tư vào thời điểmphù hợp trước
khi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) được ban hành, có hiệu lực
thì chủ động đề xuất.
Sau đó, BộTài chính có nhiệmvụ hoàn thiện hồ sơ dự thảoNghị
quyết của Ủy banThường vụQuốc hội về quy định thu phí dịch
vụ sử dụng đường bộ cao tốc qua trạm thu phí doNhà nước đầu tư,
báo cáo Chính phủ để trìnhỦy banThường vụQuốc hội vào thời
điểm thích hợp khi có đề xuất của BộGTVT.
Trước đó, BộTài chính trình Chính phủ phương án thu phí dịch
vụ các dự án đường bộ cao tốc doNhà nước đầu tư.
Theo tính toán của bộ này, hệ thống đường bộ cao tốc doNhà
nước đầu tư hiện nay có tổng chiều dài 196 km. Nếu thực hiện thu
phí dịch vụ đường bộ cao tốc với mức thu là 1.000 đồng/km/xe tiêu
chuẩn thì dự kiến hằng năm sẽ thu được khoảng 2.142 tỉ đồng.
“Đây là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho việc đầu tư cải tạo hệ
thống đường bộ cao tốc hiện hành, cũng như bổ sung vốn đầu tư
xây dựng tuyến đường bộ cao tốcmới…” - BộTài chính cho hay.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook