14
Bạn đọc -
ThứBa7-9-2021
cam. Mọi người cũng thay nhau
trông chừng, sợ bé Nghĩa lên cơn
sốt vào mỗi đêm.
“Tuy có kết quả âm tính nhưng
nguy cơ Nghĩa mắc COVID-19 là
rất cao. Nếu chuyển sang ở cùng
những người khác hoặc cho tình
nguyện viên vào chăm thì chắc
chắn không đảm bảo nên đành để
con ở một mình. Có những hôm tôi
đứng ngoài cửa nhìn con tự giặt đồ,
thấy thươngmà không biết phải làm
sao” - anh Khiêm cho hay.
Theo anh Khiêm, nếu may mắn
không mắc bệnh, khoảng 10 ngày
nữa bé Nghĩa sẽ được về nhà. Anh
đã liên hệ với cô giáo chủ nhiệm,
cài phần mềm và chuẩn bị bút, vở
để hỗ trợ bé học trực tuyến trong
những ngày này.
Theo lịch thì bé Nghĩa bắt đầu
học trực tuyến từ hôm nay (7-9),
một tuần ba buổi. Trước ngày khai
giảng, bé Nghĩa cũng đã có buổi
làm quen với cô giáo và các bạn.
Bé Nghĩa vui lắm, cô giáo vừa gửi
link lớp học là bé đã gọi điện thoại
hí hửng khoe với anh: “Cháu chuẩn
bị vào học rồi nha chú bộ đội”.
Trao đổi với PV, cha bé Nghĩa
cho biết anh đã rất lo lắng khi ba
người trong gia đình bị dương tính
với SARS-CoV-2, phải đi điều trị để
bé Nghĩa một mình ở KCL.
Biết chuyện, anh Khiêm đã đến
phòng chia sẻ, động viên gia đình
và hứa những người lính biên phòng
đang làm nhiệm vụ tại đây sẽ thay
anh quan tâm, chăm sóc bé Nghĩa
như con của mình.
“Tôi đã khóc khi nghe lời hứa
và thấy được sự chân thành của
anh Khiêm cũng như các chiến sĩ
bộ đội ở đây. Họ không màng cực
khổ, nguy hiểm để chăm lo cho
những người trong KCL cũng như
bé Nghĩa. Gia đình tôi rất yên tâm
khi đi điều trị. Cám ơn mọi người
rất nhiều” - cha bé Nghĩa chia sẻ.
Nỗ lực hết mình vì dân
Hiện KCL tập trung tại Trung tâm
Huấn luyện cảnh sát cơ động có gần
80 người, chia làmhai khu vực riêng
gồm người về từ vùng dịch và các
F1 tại Đà Nẵng. Ngoài lực lượng y
tế còn có 16 cán bộ, chiến sĩ BĐBP
TPĐà Nẵng đang làm nhiệm vụ tại
đây từ nhiều tháng qua.
Hằng ngày các chiến sĩ đều đặn
chuyển từng hộp cơm nóng hổi đến
từng phòng, quét dọn vệ sinh, đi
kiểm tra để đảm bảo an toàn phòng
chống dịch.
Theo anh Khiêm, người cách ly
ở đây chủ yếu cùng gia đình nên
mọi người cũng tiện chăm sóc cho
nhau. Đối với các phòng có người
già, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai
thì các anh cũng tạo điều kiện và
giúp đỡ để người dân yên tâm trong
thời gian cách ly.
“Không chỉ mình, mà rất nhiều
anh em ở đây đều lâu rồi chưa
được về nhà. Ai cũng nhớ gia đình
nhưng mọi người đều quyết tâm
gác sang một bên, nỗ lực hết sức
để phục vụ, hỗ trợ người dân trong
lúc dịch bệnh căng thẳng” - anh
Khiêm nói.
Đại tá Đỗ Văn Đông, Chính ủy
BĐBP TP Đà Nẵng, cho biết từ
khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng,
hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã lên
đường làm nhiệm vụ tại các chốt
kiểm soát dịch trên đường, cửa ngõ
ra vào TP, cảng cá, phục vụ tại các
KCL tập trung. Trong đó, nhiều
người có hoàn cảnh đặc biệt như
cha mẹ đau ốm, vợ mới sinh, có
anh lính trẻ sẵn sàng hoãn cưới để
nhận lệnh làm nhiệm vụ với trách
nhiệm cao nhất.
“Về hoàn cảnh của béNghĩa trong
KCL, tôi cũng đã chỉ đạo, động viên
anh em trong KCL thường xuyên
quan tâm, giúp đỡ bé như con của
mình để bé vững tâm trong thời
gian xa cha mẹ” - Đại tá Đông nói.•
TÂMAN
C
ứ mỗi buổi sáng, tại Trung tâm
Huấn luyện cảnh sát cơ động
ở quận Liên Chiểu, TP Đà
Nẵng (hiện là khu cách ly (KCL)
tập trung), Thượng úy Nguyễn
Tống Khiêm thuộc Hải đội 2, Bộ
đội biên phòng (BĐBP) TP Đà
Nẵng, lại mang cơm cho bé Lê
Văn Thành Nghĩa ở phòng A214.
Anh Lê Xuân Lộc (cha bé Nghĩa)
cho biết cả gia đình anh vào đây
cách ly. Sau đó vợ chồng anh và
chị gái bé Nghĩa bị dương tính nên
được đưa đến bệnh viện điều trị, chỉ
còn lại một mình bé Nghĩa ở KCL.
Nhìn con tự giặt đồ
thấy mà thương
Thượng úy Nguyễn Tống Khiêm
cho biết hoàn cảnh của bé Nghĩa hết
sức đặc biệt trong KCLnày. Cha mẹ
và chị gái đều là F0 nên chỉ còn một
mình bé Nghĩa ở lại tiếp tục cách ly.
Những ngày này, bé Nghĩa và các
chiến sĩ biên phòng đã trở thành
những người bạn. Sau mỗi lần làm
nhiệm vụ, thay vì về phòng nghỉ
ngơi, anh Khiêm lại tranh thủ đến
chỉ bé cách giặt quần áo hoặc đứng
từ xa tám chuyện để bé bớt buồn.
Nghĩa mới 10 tuổi nhưng tự giác
và rất hiểu chuyện. Không có ai
nhắc nhở nhưng mỗi ngày bé đều
dậy sớm, vệ sinh cá nhân, tập thể
dục rồi ngồi ăn sáng. Biết hoàn
cảnh của bé Nghĩa, mọi người trong
KCL rất thương và quý bé, người
cho sữa, người cho bánh kẹo, nước
Thượng úy Nguyễn Tống Khiêm
(phải)
tranh thủ nghỉ ngơi cùng đồng đội
trong lúc làmnhiệmvụ. Ảnh: NVCC
“Cháu chuẩn bị vào
học rồi nha chú bộ đội”
Một mình trong khu cách ly, Lê VănThànhNghĩa đã được các chiến sĩ biên phòng
Đà Nẵng tận tình chăm sóc như người thân củamình.
Hằng ngày các chiến sĩ
đều đặn chuyển từng
hộp cơm nóng hổi đến
từng phòng, quét dọn
vệ sinh, đi kiểm tra để
đảm bảo an toàn phòng
chống dịch.
Tấm lòng của những người lính với nhân dân
Trong KCL thì mỗi người một hoàn cảnh. Bởi vậy ngoài chăm lo điều
kiện ăn ở, các chiến sĩ cũng luôn chủ động làm công tác tư tưởng để
người dân yên tâm. Mỗi khi thấy ai quá khó khăn, những người lính lại
cùng nhau góp một chút tiền để hỗ trợ sau khi họ hoàn thành cách ly.
Hàng trăm suất quà cũng được các anh gửi đến cho những trường hợp
khốn khó trong lúc dịch bệnh.
Cónhữngmảnhđời khó khănnhư vợ chồngđều là laođộngphổ thông,
nhà cửa xập xệ, các chiến sĩ nắm được tình hình đã đến tận nơi chia sẻ,
giúp đỡ. Phần quà có khi chỉ là vài cân gạo, một ít nhu yếu phẩm thiết
yếu nhưng đó là tấm lòng của những người lính với nhân dân.
Đại tá
ĐỖVĂN ĐÔNG
,
Chính ủy BĐBP TP Đà Nẵng
PLO.VN
hôm nay có gì?
ĐỜI SỐNG
Hóc Môn: Nhiều người được
giảm 100% tiền thuê phòng trọ
Để chia sẻ một phần khó khăn
với những người thuê phòng
trọ do ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19, nhiều nơi tại huyện
Hóc Môn đã vận động các chủ
nhà trọ giảm tiền phòng cho
người dân. Nhiều chủ nhà trọ
còn hỗ trợ thực phẩm cho người
thuê có hoàn cảnh khó khăn.
Người thuê phòng trọ được hỗ trợ
thực phẩm từ phía chính quyền địa
phương. Ảnh: TRẦN NGỌC
PHÁP LUẬT
Nhìn đa chiều từ vụ cưỡng chế
cách ly do không chịu test
COVID-19
Hành vi từ chối xét nghiệm
COVID-19 của người dân cần
được lực lượng chức năng giải
thích, vận động trước khi áp dụng
biện pháp cưỡng chế đi cách ly y
tế tập trung.
PLO TIVI
Xử lý nhóm người tụ tập ăn nhậu
bất chấp lệnh giãn cách xã hội
Ngày 6-9, Công an xã Hòa Khánh,
TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk cho
biết đã triệu tập làm việc chín
trường hợp tụ tập ăn nhậu, bất
chấp TP Buôn Ma Thuột đang
giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
của Thủ tướng để phòng chống
dịch COVID-19.
GIẢI TRÍ
Ca sĩ bí ẩn
ra mắt phiên bản
siêu đặc biệt quay tại nhà
Ca sĩ bí ẩn
mùa 5 tiếp tục lên sóng
với nhiều điều thú vị, hấp dẫn.
Đặc biệt, phiên bản ghi hình tại
nhà sẽ mang đến cho khán giả
những trải nghiệm mới lạ.
MC Khả Như và các nhân vật
tham gia chương trình. Ảnh: CTCC
PV
CẨM NANG HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG COVID-19
Lời khuyên chongười cao tuổi nhiễmCOVID-19khi cách ly tại nhà
Người cao tuổi có nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiêm
trọng khi mắc COVID-19 cao hơn các lứa tuổi khác. Tuổi
càng cao, nguy cơ mắc bệnh mức độ nặng càng cao.
Do đó, người cao tuổi, người chăm sóc cần biết, theo
dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng và cần chuyển
cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu
hiệu cảnh báo khẩn cấp.
Theo hai quyết định 4038 và 4156 của Bộ Y tế, người
cao tuổi cần chú ý đến các lời khuyên sau:
1. Thực hiện nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
2. Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1.700-1.900
Kcal/ngày), cân đối, lành mạnh, nhiều rau xanh. Ăn chín,
uống sôi, đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nếu ăn không đủ
thì nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, 1-2
cốc mỗi ngày.
3. Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh
lý, sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định
của bác sĩ điều trị (không bỏ thuốc).
4. Tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên
giường tùy theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi
chức năng, xoa bóp, hỗ trợ tập luyện để nâng cao
sức khỏe.
5. Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung vật dụng ăn uống
với người sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… Nếu người cao tuổi
phải ra khỏi nhà thì giữ khoảng cách tối thiểu 2 m với
người khác.
6. Chuẩn bị sẵn thông tin, số điện thoại của cán bộ y tế
địa phương, số điện thoại đường dây nóng để được tư vấn
về sức khỏe khi cần thiết.
HẢI ĐĂNG