204-2021 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa7-9-2021
NGUYỄNQUYÊN-PHẠMANH
N
gày 6-9, gần 700.000 học
sinh (HS) bậc trung học tại
TP.HCM đã bắt đầu chương
trình thực học trên môi trường
Internet sau một thời gian làm quen
lớp, củng cố kiến thức.
“Mất 10 phút mới vào
được phần mềm”
Hơn 6 giờ sáng, Phùng Khánh
Linh, HS Trường THCS - THPT
Đào Duy Anh, quận Tân Phú, đã
thức dậy để chuẩn bị cho buổi
học trực tuyến đầu tiên của năm
học mới.
“Khi emđăng nhập vào phầnmềm
K12 online thì không thể vào được,
hiện thông báo phần mềm bị lỗi.
Nắm bắt tình hình, giáo viên (GV)
yêu cầu chúng em chuyển sang sử
dụng phần mềm Zoom để tiếp tục
cho việc học” - Linh nói.
Sáng nay Linh học ba tiết là vật
lý, giáo dục công dân và địa lý. Tiết
học chỉ gặp trục trặc ban đầu, còn
lại mọi thứ đều ổn. Thầy cô chuẩn
bị bài chu đáo, dạy rất tận tình. HS
nào có vấn đề thắc mắc, GV đều
giải đáp. Kết thúc buổi học, GV
đều gửi tài liệu để xem lại.
“Để việc học online hiệu quả, HS
phải chủ động tiếp cận kiến thức,
chuẩn bị bài từ trước và dành thời
gian nghiên cứu tài liệu GV đưa
sau mỗi tiết học” - Linh nói thêm.
“Buổi họcđầu tiênkhôngđượcsuôn
sẻ.Tôiphảimất10phútmớiđăngnhập
được vào phần mềm Zoom” - thầy
ĐỗĐứcAnh, GVTrườngTHPTBùi
Thị Xuân, quận 1, bày tỏ.
ThầyĐứcAnhchobiết bình thường
thầy sử dụng phần mềm Zoom rất
ổn. Tuy nhiên, hôm nay dù đã mua
bản quyền trước đó nhưng thầy
không thể đăng nhập. Mất hơn 10
phút mới có thể vào phần mềm, HS
cũng tương tự. Nhiều em vào được
nhưng liên tục bị văng ra. “Vì thế,
tôi hơi bị ức chế. Sắp tới, trường
sẽ kết nối với Microsoft để GV
dạy trên Microsoft Teams” - thầy
Đức Anh nói.
Để dạy văn hiệu quả trên môi
trường Internet, thầy Đức Anh cho
biết bản thân người thầy phải tạo
ra tính kết nối và sinh động cho bài
giảng. Bên cạnh đó, HS cũng phải
chủ động tiếp cận kiến thức.
Ở góc độ phụ huynh, chị Phan
Thị Hòa, phụ huynhmột HSTrường
THCS Cát Lái, TP Thủ Đức, cho
biết sau ngày đầu con học online,
chị thấy chưa ổn lắm. “Do ngày đầu
làm quen nên chưa nề nếp lắm. Buổi
Buổi đầu học
trực tuyến: Khó
đăng nhập vì
mạng chập chờn
Ngày đầu học trực tuyến, nhiều học sinh và giáo viên gặp khó
khăn trong việc dạy và học. Do đường truyền không ổn định,
các phầnmềmdạy trực tuyến bị trục trặc, quá tải.
học bắt đầu từ 7 giờ 30 nhưng bạn
thì chưa tỉnh ngủ, bạn thì vào nhầm
lớp, bạn thì xin thầy giáo cho nghỉ
để ăn sáng một chút, cũng có bạn
loay hoay chưa vào được lớp…Mỗi
tiết 45 phút nhưng sau mỗi hai tiết
có nghỉ giải lao nên các em cũng
thoải mái hơn” - chị Hòa nói.
Linh động điều chỉnh
Ông Nguyễn Bảo Ngọc, Hiệu
trưởng Trường THCS - THPT
Thạnh An, huyện Cần Giờ, chia sẻ
việc dạy trực tuyến bị trục trặc do
các nền tảng không thể đăng nhập.
Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng
được giải quyết vì trường đã biết
trước và có chuẩn bị sẵn phương án.
Trước đó, trường có tập huấn cho
GV dạy học trên hệ thống LMS.
Tuy nhiên, mấy hôm nay hệ thống
bị chập chờn nên nhà trường hướng
dẫn GV sử dụng Google Meet kết
hợp với các ứng dụng khác như
Zalo, Messenger.
“Buổi đầu dạy học, hệ thống LMS
không thể đăng nhập, do đó GV chủ
động chuyển sang dạy trên Google
Meet để kịp tiến độ bài học” - ông
Ngọc nói thêm.
Ông Ngọc cho biết ngày đầu có
khoảng 87% HS tham gia. Số HS
không theo học chủ yếu là khối
6, khối 7 do chập chờn về đường
truyền. Đối với những em này, GV
sẽ soạn bài riêng hướng dẫn các em
tự học. Bên cạnh đó, trường phối
hợp với điều phối viên của xã để
giao bài cho các em.
Liên quan đến vấn đề này, bà
Phạm Thị Thúy Vĩnh, Chủ tịch
HĐQT hệ thống Trường Tiểu học
- THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm,
cho biết trong ngày đầu dạy và học
trực tuyến, do hơn 3.000 HS của
trường theo học nên đường truyền
kết nối chưa được tốt lắm, liên tục
bị nghẽn khiến việc học bị gián
đoạn. “Nhà trường đang lên phương
án mua thêm phần mềm dự phòng
để phục vụ dạy học. Việc này sẽ
khiến trường tốn kém chi phí hơn,
GV cực hơn trong quản lý nhưng
HS sẽ thuận lợi trong việc học” - bà
Vĩnh nói thêm.
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Giám
đốc Trung tâm Giáo dục thường
xuyên Chu Văn An (TP.HCM), từ
ngày 6-9, khoảng 650 HS khối 11
và 12 của trung tâm chính thức học
trực tuyến. Riêng khối 10, tuần này
các em chủ yếu sinh hoạt, làm quen
lớp và học chính thức từ tuần sau.
Trong ngày đầu dạy và học trực
tuyến khá ổn, hầu hết các em đều
có thiết bị riêng để kết nối cho việc
học. Các em cũng đã được làm quen
học trực tuyến trong năm học trước
và sinh hoạt hè nên việc học khá
thuận lợi.
“Để thầy trò không bị áp lực,
trung tâm thực hiện mỗi buổi học
ba tiết, từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 20.
Mỗi tuần các em sẽ có hai buổi
chiều để học nghề. Trường cũng
giảm nửa số tiết học, như bốn tiết
toán sẽ dồn thành hai tiết thực giảng,
hai tiết còn lại thực hành, tự học...
Tuy nhiên, mỗi tiết thay vì 45 phút
thì nâng lên thành 50 phút để GV
thoải mái hơn” - ông Hoàng nói.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là
do trung tâm có gần chục GV đang
bị nhiễm COVID-19 nên việc thực
hiện giảng dạy cũng khá vất vả, GV
cùng choàng gánh cho nhau. Mặc
dù hầu hết thầy cô bị nhiễm đều ở
nhóm nhẹ nên vẫn cố gắng duy trì
lớp học. Một số thầy cô bị nặng hơn
hoặc những lúc mệt, trường đã bố
trí GV lên tiết dạy thay. Như trong
ngày học đầu tiên có hai lớp khối
11 phải ghép chung để học vì GV
chưa thể đứng lớp.
Ngoài ra, ông Hoàng cho hay
trung tâm cũng có một số HS nhiễm
COVID-19. Có em bị nhẹ nên ở nhà
học bình thường, vài em nặng hơn
phải điều trị trong bệnh viện.
“Với các em bị nặng, khó theo
học đúng kế hoạch, trung tâm đã
cử người quay lại các tiết dạy trực
tuyến để gửi cho các em, giúp các
em tiện theo dõi tiết học bất kỳ lúc
nào. Trung tâm đang khảo sát và
nắm được nhiều em khối 10 không
có thiết bị để học, một số em có kết
nối Internet kém. Do đó, trung tâm
đang kêu gọi, vận động quyên góp
máy vi tính, điện thoại cũ và SIM
4G tốc độ cao để gửi tặng các em
khó khăn” - ông Hoàng chia sẻ.•
Giờ học trực tuyến của Phùng Khánh Linh, học sinh Trường THCS - THPTĐàoDuy Anh, quận Tân Phú (TP.HCM). Ảnh: NVCC
Khó khăn lớn nhất là
do trung tâm có gần
chục GV đang bị nhiễm
COVID-19 nên việc
giảng dạy cũng khá vất
vả, GV choàng gánh
cho nhau.
Hàng chục ngàn
học sinh thiếu
thiết bị học tập
Theo thống kê, có hàng chục
ngàn HS không đủ điều kiện,
thiếu thiết bị để học. Trong đó, ở
bậc tiểuhọc (nhiềunhất) khoảng
31.000 HS, ở bậc THCS khoảng
22.000 HS, còn ở bậc THPT hơn
15.000 HS. Đối với những trường
hợpnày, sởđã chỉ đạo các trường
tìmbiện pháp để giúp các emdù
khó khăn vẫn có cơ hội tiếp cận
với việc học.
Năm học mới, nhiều giáo viên vẫn tham gia chống dịch
Năm học mới đã bắt đầu, bên cạnh các giáo viên
(GV) lo công việc giảng dạy thì còn rất nhiều thầy cô tại
TP.HCM đang tích cực tham gia vào công tác chống dịch
tại các địa phương,
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình
Tân, cho biết đến thời điểm này, trên toàn quận còn hơn
300 GV tham gia các công tác phòng chống dịch, hầu như
trường nào cũng có GV tham gia. Cụ thể, thầy cô hỗ trợ
công tác tiêm vaccine tại địa phương, nhập liệu cho khu
cách ly, nhập liệu cho trạm y tế lưu động… “Để chuẩn bị
cho năm học mới, GV mầm non sẽ vào làm nhiệm vụ thay
thế cho GV tiểu học và trung học” - ông Tuyên nói thêm.
Tại huyện Bình Chánh, lãnh đạo huyện cho biết đang
điều động 228 công chức, GV tham gia hỗ trợ các xã
phòng chống dịch. Số thầy cô này đang tập trung công tác
phòng chống dịch, nếu đưa GV về dạy có thể ảnh hưởng
đến việc phòng chống dịch và bản thân GV cũng chưa tập
trung cho công việc.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở
GD&ĐT TP.HCM, cho biết sở đã chỉ đạo các phòng
GD&ĐT, GV đang tham gia phòng chống dịch cứ tiếp tục
công việc cho đến khi hết nhiệm vụ. Bởi các GV ở trường
có thể choàng gánh nhiệm vụ cho nhau vì sở quy định
không dạy hai buổi một ngày và không quá năm buổi/
tuần. Bên cạnh đó, do dạy học trên môi trường Internet
nên một GV có thể dạy nhiều lớp. Trường có thể chọn lựa
GV có kinh nghiệm dạy nhiều lớp. Sau đó, GV sẽ hướng
dẫn và theo dõi HS trên phần mềm học tập.
“Đang tham gia công tác phòng chống dịch lại phải
quay về giảng dạy sẽ khó khăn cho các thầy cô. Vì thế, sở
tạo điều kiện cho các thầy cô khi hoàn thành nhiệm vụ có
thời gian nghỉ ngơi trước khi tiếp nhận công việc từ đồng
nghiệp” - ông Hiếu nhấn mạnh.
NGUYỄN QUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook