295-2019 - page 5

5
đồng. Sau đó hai người này
đã giữ xe mà không có bất
kỳ biên bản, giấy tờ gì và
hẹn Đ. ngay hôm sau mang
10 triệu đồng đến chuộc với
gợi ý là “cầm điện thoại, nhẫn
vàng để lấy tiền...”.
Ngày 18-12, khi Minh
chạy xe của Vinh đến chỗ
hẹn lấy tiền thì bị tổ công tác
Thanh tra Công an TP.HCM
mời về làm việc.
Vụ việc gây bức xúc trong
dư luận những ngày qua,
nhiều bạn đọc yêu cầu công
an xác minh, xử lý nghiêm.
Có dấu hiệu tội
cưỡng đoạt tài sản
Theo luật sư Nguyễn
Quốc Cường (Đoàn Luật
sư TP.HCM), Bộ luật Hình
sự quy định: Người nào đe
dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có
thủ đoạn khác uy hiếp tinh
thần người khác nhằm chiếm
đoạt tài sản thì bị phạt tù từ
một năm đến năm năm.
Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ
lực là hành vi thể hiện thái
độ, cử chỉ, lời nói tạo cho
người bị đe dọa cảm giác lo
sợ và tin rằng người phạm tội
sẽ dùng bạo lực nên người
bị đe dọa phải giao tài sản.
Còn hành vi dùng thủ đoạn
khác uy hiếp tinh thần người
khác được hiểu là dùng các
thủ đoạn gây áp lực về tinh
thần của người bị hại, đe dọa
sẽ làm một việc gây thiệt hại
về tài sản, danh dự, uy tín
người bị uy hiếp, buộc họ
phải giao tài sản cho người
phạm tội để chiếm đoạt.
Các thủ đoạn thường sử
dụng là lợi dụng những lỗi
lầm, khuyết điểm của người
bị hại để đe dọa...
Theo thông tin báo chí
đăng tải, sau khi đưa sinh
viên Đ. về phường thì có
người đánh vào mặt anh Đ.,
dùng con dao chọc vào cánh
tay, dọa nạt bỏ tù về hành vi
tàng trữ hung khí… rồi yêu
cầu viết giấy mua bán xe.
Đây là một chuỗi hành vi
nhằm đe dọa, uy hiếp tinh
thần của sinh viên Đ. để
chiếm đoạt tài sản nên có
dấu hiệu phạm tội cưỡng
đoạt tài sản như đã phân
tích ở trên.
Đồng tình, luật sư Phạm
Tuấn Anh (Đoàn Luật sư
TP.HCM) nói thêm sau khi
anh Đ. không có tiền nộp,
hai người này yêu cầu anh
Đ. viết giấy mua bán xe. Khi
anh Đ. chỉ xoay xở được 8,5
triệu đồng và liên hệ với
Vinh xin giảm giá thì người
này còn mặc cả là phải đưa
đủ 9 triệu đồng mới giao
xe. Hành vi này nhằm uy
hiếp tinh thần khiến anh Đ.
sợ hãi, lo lắng và phải giao
tiền để chuộc xe nên dấu
hiệu phạm tội cưỡng đoạt
tài sản đã rõ.
Cạnh đó, đặc trưng của
tội cưỡng đoạt tài sản là
tội phạm có cấu thành hình
thức. Tức tội phạm được
coi là hoàn thành từ thời
điểm người phạm tội thực
hiện hành vi chứ không phụ
thuộc vào kết quả có chiếm
đoạt được tài sản hay không.
Vì vậy, dù sau đó thiếu úy
công an và bảo vệ dân phố
chưa chiếm đoạt được tiền
(chưa giao tiền) nhưng tội
phạm đã hoàn thành.
Cơ quan chức năng cần
sớm điều tra, xử lý để trấn
an dư luận. Chúng tôi sẽ
tiếp tục thông tin vụ việc.•
Thời sự -
ThứBảy21-12-2019
N.TÂN-N.TRÀ- C.YẾN
C
hiều 20-12, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về vụ
bảo vệ dân phố và công an
phường 17, quận Bình Thạnh
bị tố cưỡng đoạt tiền của sinh
viên CHĐ, Trung tướng Lê
Đông Phong, Giámđốc Công
an TP.HCM, thông tin: “Tôi
đã chỉ đạo làm nhanh, khẩn
trương, đúng quy định pháp
luật và phải làm thật nghiêm
vụ này”.
Đang tích cực làm rõ
Thanh traCônganTP.HCM,
đơn vị được Trung tướng Lê
Đông Phong chỉ đạo trực tiếp
xử lý vụ việc ban đầu, cũng
cho hay đang khẩn trương
thực hiện chỉ đạo của giám
đốc, làm việc với những
người liên quan và từ chối
cung cấp thêm thông tin.
PV cũng đã liên lạc với
lãnh đạo Công an quận Bình
Thạnh để nắm thông tin có
tạm đình chỉ hay có động
thái gì với những người liên
quan nhưng không nhận được
câu trả lời.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, sinh viên CHĐ
trình bày là tối 17-12, anh bị
một nhóm sáu người mặc
thường phục chặn xe. Một
người xuất trình thẻ công an
và đưa anh Đ. về phường để
kiểm tra hành chính (sau này
xác định là Thiếu úy Phạm
Thái Vinh). Sau khi giữ giấy
tờ, kiểm tra cốp xe của anh
Đ. thấy có con dao khoảng
4 cm (anh Đ. giải thích đang
là sinh viên trường nghiệp
vụ du lịch, làm đầu bếp nên
mua con dao để rạch các
thùng hàng) thì công an quy
là “sắm dao để đi cướp”. Sau
khi đánh, dùng chính con dao
của anh Đ. chọc vào cánh tay,
dọa nạt thì Thiếu úy Vinh
và bảo vệ dân phố Nguyễn
HoàngMinh buộc anh Đ. viết
giấy bán xe với giá 15 triệu
Tội cưỡng đoạt tài
sản có cấu thành
hình thức, tức tội
phạm được coi là
hoàn thành từ thời
điểm người phạm
tội thực hiện hành
vi chứ không phụ
thuộc vào kết quả có
chiếm đoạt được tài
sản hay không.
Bảo vệ dân phố bị thanh tra công an đưa về trụ sở làmviệc. Ảnh: TÂN - TRÀ
VỤ ĐƯA XE VỀ PHƯỜNG ĐỂ MẶC CẢ
Có dấu hiệu tội phạm
Giámđốc Công an TP.HCMchỉ đạo các đơn vị khẩn trương làm rõ
hành vi của thiếu úy công an và bảo vệ dân phố phường 17,
quận BìnhThạnh để xử nghiêm.
Chủ tịch Hội Nông dân La Gi
bị 2 thanh niên bịt mặt chém
Theo nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
, ngày 20-
12, Đại tá Trần Văn Toản, Giám đốc Công an tỉnh
Bình Thuận, đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an thị
xã La Gi khẩn trương làm rõ hai thanh niên bịt mặt
dùng dao chém ông Phạm Văn Mười, Chủ tịch Hội
Nông dân thị xã La Gi.
Cùng ngày, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Phú Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
Bình Thuận, cho biết ông đã làm việc với ông Phạm
Văn Mười và có báo cáo với các cơ quan chức năng
yêu cầu làm rõ.
Được biết ông Mười là đại biểu HĐND, Thị ủy
viên thị xã La Gi. Chiều 12-12, ông có họp Ban
chấp hành Thị ủy La Gi để bỏ phiếu kỷ luật một chủ
tịch xã vì liên quan đến sai phạm đất đai. Tại cuộc
họp, ông Mười đã có ý kiến về hình thức xử lý chưa
nghiêm và phản ảnh lại ý kiến của cử tri về những
sai phạm tại xã này.
Sau đó ông Mười đi ăn tối với một người bạn, khi
đang trên đường trở về nhà thì bị hai thanh niên bịt
mặt chạy xe máy phía sau bất ngờ vượt lên và dùng
dao chém vào ngực trái. Sau khi bị chém, ông Mười
đã có đơn gửi Ban Thường vụ Thị ủy, Công an,
VKSND thị xã La Gi đề nghị làm rõ và được bảo vệ.
Được biết trước đó, ngày 28-4-2019, ông Mười
cũng đã bị hành hung gây thương tích. Sau đó ông
Mười đã trình báo Công an thị xã La Gi nhưng đến
nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
PHƯƠNG NAM
Người khoe chạy xe máy 1.700 km
trong 20 giờ bị đề nghị xử lý
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia ngày 20-12
có văn bản gửi Cục CSGT (Bộ Công an), đề nghị
kiểm tra thông tin một tài xế điều khiển xe máy từ
TP.HCM ra Hà Nội mất 20 giờ.
Theo đó, sáng cùng ngày, báo chí phản ánh thanh
niên có tên là Tô Hà Đông Nghi một mình điều khiển
xe máy 59K1-797.85 thực hiện chuyến đi từ TP.HCM
ra Hà Nội (chiều dài hơn 1.700 km) chỉ trong 19 giờ
45 phút (bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi, đổ xăng, vệ
sinh cá nhân). Đặc biệt, trong suốt hành trình, nam
thanh niên thường xuyên đăng status thông báo, phát
trực tiếp hình ảnh của mình tại các điểm dừng nghỉ ở
quán nước, trạm xăng dọc đường.
Một số chuyên gia cho hay với quãng đường và
thời gian như trên, lái xe phải chạy vận tốc trung
bình gần 100 km/giờ. Ủy ban An toàn giao thông
quốc gia đánh giá hành vi của tài xế xe máy vi phạm
nghiêm trọng quy định pháp luật về trật tự an toàn
giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao
thông, đe dọa tính mạng và tài sản của người tham
gia giao thông.
“Vì vậy, đề nghị Cục CSGT chỉ đạo lực lượng
chức năng kiểm tra, xác minh nội dung, xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật đối với lái xe vi
phạm…” - Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhấn
mạnh.
VIẾT LONG
Tai nạn tại cầu đang thi công,
3 người bị vùi lấp
Ngày 20-12, UBND huyện Chư Pah (Gia Lai) xác
nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động
nghiêm trọng. Theo đó, chiều 19-12, trong lúc một
nhóm công nhân là người làng Hde (xã Đắk Tơ Ver)
đang thi công hạng mục hố móng của cây cầu dân sinh
qua sông Đắk Krông thì bất ngờ đất đổ sập xuống, vùi
lấp ba người. Trong các nạn nhân, hai anh em ruột là
Tương (39 tuổi) và Ap (27 tuổi) tử vong tại chỗ, còn
Tùng (26 tuổi) bị thương phải đưa đi cấp cứu.
Qua xác minh ban đầu, trước đây khu vực này có
cầu treo tạm nhưng đã xuống cấp, rất nguy hiểm
nên vợ chồng một mạnh thường quân và một số
người bạn tại TP.HCM đã tài trợ 700 triệu đồng để
xây dựng cầu mới. Công trình được khởi công ngày
1-12, do Công ty TNHH MTV Bảo Khánh Gia Lai
(thôn 4, xã Hòa Phú) là đơn vị thi công. Khi mới
hoàn thành một vị trí hố móng, hố còn lại đang đào
thì xảy ra tai nạn.
UBND huyện Chư Pah đã thăm hỏi, hỗ trợ 12 triệu
đồng cho hai gia đình có người bị chết.
L.Q.LOAN
Gặp lại chúng tôi, anh CHĐ kể: “Khi tôi ngồi
trong quán cà phê cùng anh chị PV báo
Pháp
Luật TP.HCM
kể lại câu chuyện thì anh chị nói
sẽ báo lên Công an TP.HCM để xử lý vụ việc.
Ban đầu tôi cũng lo nhưng chỉ lát sau các anh
thanh tra công an tới. Sau đó có anh ra ngoài
gọi điện thoại rồi vào nói lại:“Giám đốc nói rồi
(Trung tướng Lê Đông Phong - PV), công gì thì
công, làmbậy phải xử”.
Cácanhđộngviên tôi vàgiúpđỡ tôi rất nhiệt
tình. Tối đó, làm việc xong, tôi về nhà thì một
anh Thanh tra Công an TP.HCM gọi tới bảo“đã
tìm thấy xe em rồi, đừng lo”.
Sau đó tôi chạy lên, thấy xe mừng quá trời.
Xong hết công việc thì muộn lắm rồi, tôi đứng
đợi, anh thanh tra cônganvàmọi người đợi tới
khi bạn tôi đónmới chịu ra xe về.
Qua báo
Pháp Luật TP.HCM
, tôi muốn gửi lời
cảm ơn tới giám đốc Công an TP.HCM và các
anh thanh tra công an. Số tiền hơn 8 triệu do
“cắm” sạch đồ để đi chuộc xe, tôi đã mang về
chuộclạihếtsốđồtrên.Gần2triệumượnthêm
bạn tôi cũng đã trả lại. Lần nữa, tôi rất cảm ơn
giámđốcvàcácanhthanhtraCônganTP.HCM”.
“Công gì thì công, làm bậy phải xử”
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook