295-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Hiện TP đã có quy hoạch mạng lưới
GTCC nhanh, sức chở lớn, bao gồm
tám tuyến MRT và năm tuyến BRT với
tổng cộng gần 300 km.
Ông
TRẦN QUANG LÂM
,
Giámđốc Sở GTVT TP
hệ số sử dụng đất thấp và đặc biệt
là có nhiều đường hẻm nhỏ và dài.
Cấu trúc đặc thù này là hậu quả của
quá trình dài phát triển thiếu quy
hoạch” - ông Thắng nhận định.
Thực tế, việc mở rộng diện tích đô
thị không tuân theo quy hoạch đã gây
khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng đô thị. Cấu trúc đô thị phân tán
buộc người dân phải phụ thuộc vào
các phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe
máy. Đồng thời cấu trúc đô thị phân
tán cũng không tạo động lực để phát
triển GTCC do nhu cầu đi lại không
tập trung, khó thu gom hành khách.
Về vấn đề này, ông Trần Quang
Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP, nhận
định TP.HCM đã từng bước đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng
gia tăng của người dân. Mạng lưới
vành đai, xuyên tâm, đô thị đã được
nâng cấp mở rộng và xây dựng mới,
chất lượng dịch vụ GTCC từng bước
được nâng cấp. Tuy nhiên, quá trình
triển khai xây dựng các tuyến MRT,
BRT còn rất chậm, dẫn đến cơ sở hạ
tầng và dịch vụ giao thông không
đáp ứng được nhu cầu đi lại của TP
trên 10 triệu dân.
Để tạo tiền đề phát triển, TP cần
cấp thiết thực hiện và hoàn thành
mạng lưới GTCC. Tuy nhiên, việc
này sẽ gặp một số khó khăn trong
việc huy động nguồn lực đầu tư
phát triển các tuyến còn lại. “Kinh
nghiệm của các TP lớn trên thế giới
cho thấy phát triển đô thị theo định
hướng TOD là một chiến lược hỗ
trợ vô cùng hiệu quả. Mô hình này
sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư và khai
thác vận hành các tuyến vận tải hành
khách công cộng. Việc sử dụng đất
hỗn hợp trong khu vực 500 m xung
quanh các nhà ga có thể đem lại
các lợi ích như tăng số lượng hành
khách sử dụng GTCC, cải thiện khả
năng tiếp cận hệ thống GTCC đối
với người dân” - ông Lâm cho biết.
Phát triển hệ thống GTCC
tích hợp đa phương thức
Theo ông Nguyễn Tất Thắng, các
vấn đề tắc nghẽn của giao thông cần
được tiếp cận ở nhiều khía cạnh. Các
vấn đề này không chỉ giải quyết bằng
việc mở rộng mạng lưới, vì đường
không thểmở rộng diện tíchmãi trong
khi dân số không ngừng tăng lên.
Theo đó, để giải quyết tình trạng
ĐÀOTRANG
N
gày 20-12, tại TP.HCMđã diễn
ra hội thảo quy hoạch phát
triển đô thị định hướng giao
thông công cộng (mô hình TOD).
Tại buổi hội thảo, nhiều chuyên gia
về giao thông, kiến trúc sư, cơ quan
quản lý nhà nước đã đưa ra nhiều
ý kiến góp ý cho sự phát triển của
giao thông TP theo mô hình TOD.
Giao thông chưa đáp ứng
ÔngNguyễnTất Thắng, Phó phòng
Kỹ thuật hạ tầng, SởQH-KTTP.HCM,
cho biết giao thông TP.HCMđang bị
tắc nghẽn. Nguyên nhân là do đô thị
ngày càng phụ thuộc vào phương tiện
cá nhân trong khi giao thông công
cộng (GTCC) chưa được triển khai
đồng bộ, hiệu quả.
Bên cạnh đó, môi trường đô thị mở
rộngmột cách tự phát làmphá vỡ cấu
trúc đô thị. Đặc biệt, tài chính cho
các dự án phát triển hạ tầng luôn là
vấn đề lớn, như dự án khép kín các
đường vành đai sau nhiều năm vẫn
chưa thể thực hiện, hay các tuyến
đường sắt đô thị triển khai cầmchừng.
“Cấu trúc đô thị đặc thù tại TP.HCM
là dân cư và nhà ở riêng lẻ, phân bố
dàn trải. Mật độ xây dựng cao nhưng
Việcsửdụngđấthỗnhợptrongkhuvực500mxungquanhcácnhàgatuyếnmetrocó
thểđemlạicáclợiíchnhưtăngsốlượnghànhkháchsửdụnggiaothôngcôngcộng.
Ảnh:HTD
TP.HCM sẽ khai thác quỹ đất công
quanh nhà ga metro
TP.HCMđang rà soát, thuê tư vấn điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết và triển khai kêu gọi đầu tư quỹ đất
xung quanh nhà ga các tuyếnmetro.
thiếu quy hoạch như hiện nay cần
phát triển hệ thống GTCC tích hợp
đa phương thức. Trong đó có thể quy
hoạch và phát triển mạng lưới tuyến
gồm nhiều phương thức GTCC khác
nhau thànhmột mạng lưới thống nhất.
Từ đó hành khách có thể trung chuyển
giữa các phương thức một cách dễ
dàng và linh hoạt. Bên cạnh đó, cần
quan tâm đến việc tích hợp điểm
trung chuyển, kế hoạch vận hành,
hệ thống vé, dịch vụ hành khách…
Ông Nguyễn Quốc Hiển, Giám
đốc Ban chuẩn bị đầu tư, Ban quản
lý đường sắt đô thị (MAUR), nhận
định việc xây dựng mô hình TOD
xung quanh các nhà ga đường sắt
đô thị TP có nhiều thuận lợi. Theo
ông Hiển, đây sẽ là cơ sở kêu gọi sự
quan tâm của các nhà đầu tư bất động
sản bởi đất xung quanh các nhà ga
đường sắt đô thị là “đất vàng”, “đất
kim cương”. Ông Hiển đánh giá việc
khẩn trương quy hoạch phát triển đô
thị xung quanh các nhà ga theo định
hướng TOD sẽ là cơ sở pháp lý để
dễ dàng kêu gọi sự quan tâm của các
nhà đầu tư bất động sản.
Theo đó, diện tích đất được quy
hoạch có bán kính khoảng 500 m
xung quanh các nhà ga sẽ được TP
tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng
đất. Đồng thời TP sẽ lập đồ án thiết
kế đô thị dọc theo các trục giao thông
đường sắt, tỉ lệ 1/2.000, điều chỉnh
quy hoạch chi tiết 1/500. Hiện các
bước đang được UBND TP triển
khai, trong đó ưu tiên tuyến metro
số 1 và số 2.•
MườngThanhnộpđơnkiện chủ tịchĐàNẵng
Diện tích đất được
quy hoạch có bán kính
khoảng 500 m xung
quanh các nhà ga sẽ
được TP rà soát quy
hoạch sử dụng đất,
lập đồ án thiết kế, điều
chỉnh quy hoạch…
Một vật thể lạ suýt va vào máy bay Vietnam Airlines
Một nguồn tin vừa xác nhận máy bay A350 của Vietnam Airlines
chặng bay Narita - Hà Nội hôm 16-12 khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài đã
suýt va phải một vật thể lạ (nghi flycam) bay ngược chiều.
Cụ thể, trong quá trình vào hạ cánh, tại độ cao khoảng 2.000 feet, cách
sân bay Nội Bài khoảng 14 km, tổ bay phát hiện vật thể lạ nghi là flycam
đang bay ngược chiều, cách bên trái thân máy bay chỉ khoảng 100 m.
Tổ bay ngay lập tức thông báo cho đài kiểm soát không lưu Nội Bài.
Sở chỉ huy khẩn nguy Nội Bài đã thông báo cho Công an TP Hà Nội để
điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.
Liên quan đến vật thể lạ quanh khu vực sân bay, vừa qua Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan tạm thời ban hành chỉ thị cấm các
phương tiện bay không người lái hoạt động tại các cảng hàng không,
sân bay và khu vực lân cận trong phạm vi 8 km tính từ ranh giới cảng
hàng không, sân bay trở ra.
Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm của một số nước, nhanh chóng hoàn thiện quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với phương tiện
bay không người lái theo đúng quy định pháp luật.
VIẾT LONG
Ngày 20-12, Văn phòng TAND TP Đà Nẵng cho
hay đã tiếp nhận đơn của Doanh nghiệp tư nhân
Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên khởi kiện chủ tịch
UBND TP Đà Nẵng.
Theo đó, chủ đầu tư tổ hợp khách sạn Mường
Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà (phường Mỹ An,
quận Ngũ Hành Sơn) kiện ông Huỳnh Đức Thơ,
Chủ tịch TP Đà Nẵng, liên quan đến quyết định
do ông Thơ ký về việc cưỡng chế Mường Thanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn kiện các quyết
định của chánh Thanh tra Sở Xây dựng, UBND
quận Ngũ Hành Sơn liên quan đến tổ hợp Mường
Thanh Sơn Trà. Hiện TAND TP Đà Nẵng đang tiến
hành bước xem xét, xử lý đơn kiện của chủ đầu tư
Mường Thanh, chưa chính thức thụ lý vụ án.
Trước đó UBND quận Ngũ Hành Sơn đã ban
hành quyết định của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức
Thơ về việc cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp
khắc phục hậu quả đối với Doanh nghiệp tư nhân
Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên.
Chủ đầu tư công trình Mường Thanh Sơn Trà đã
có hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c
khoản 4 Điều 15 Nghị định 139 của Chính phủ. Sai
phạm được phát hiện từ năm 2017.
Cụ thể, từ tầng hai đến tầng năm của khối chung
cư này được cấp phép là khu vực nhà để xe, nhà trẻ,
nhà sinh hoạt cộng đồng… Thế nhưng trên thực tế
chủ đầu tư đã xây dựng 26 căn hộ/tầng, tổng số căn
hộ xây trái phép là 104 căn. Tại các tầng 25, 35,
41 và 42, chủ đầu tư cũng xây dựng sai phép nhiều
hạng mục như chuyển vị trí lánh nạn thành tám
phòng ở; tầng kỹ thuật biến thành 26 phòng; tầng
mái biến thành 23 phòng. Riêng trên tầng mái (tầng
42), chủ đầu tư đã tự ý cơi nới thêm hai tầng…
Quyết định của Chủ tịch TP Đà Nẵng buộc chủ đầu
tư tháo dỡ và trả lại công năng ban đầu đối với phần
công trình xây dựng sai nội dung giấy phép nêu trên.
Thời gian thực hiện chung cho việc khắc phục các
hậu quả này là 365 ngày. Mọi chi phí tổ chức thi hành
do doanh nghiệp tự chi trả.
TẤN VIỆT
Xem xét bối cảnh đặc thù
của từng khu vực
Mô hình TOD là một chiến lược phát triển tích hợp
nhằm xây dựng đô thị bền vững. Thực hiện tốt chiến
lược TOD sẽ là xúc tác để tái cấu trúc khu vực hiện hữu
nhưng cũng có thể là động lực cho hình thành khu vực
đô thị mới. Tuy nhiên, việc áp mô hình TOD vào TP.HCM
cần phải xemxét bối cảnh đặc thù của địa phương, thậm
chí của từng khu vực cụ thể, chứ không thểmáymóc sao
chép mô hình này được.
Việc ápdụngTODmangđến nhiều cơ hội và tiềmnăng
trong việc hỗ trợ phát triển đô thị về nhiềumặt, bao gồm
cả tiềm năng huy động thêm nguồn tài chính đầu tư cơ
sở hạ tầng vốn đang còn nhiều hạn chế tại các đô thị Việt
Nam nói chung, tại TP.HCM nói riêng.
PGS-TS
PHẠMVĂN SONG
,
giảng viên ĐH Việt Đức
Phát triểnbất động sảnđể thúc đẩyGTCC
Mật độdânsốcủaTP.HCMchỉ bằng60%củaHongKong,
tuynhiêntạiHongKongmetrođãgiúpgiảiquyếttìnhtrạng
kẹtxe.Ngoàira,đểgiảiquyếttìnhtrạngkẹtxecầnpháttriển
bất động sản kế bên các dự ánGTCC và đây cũng là nguồn
tài chính để xây dựng GTCC. Khi có các dự án bất động sản
liền kề thì sẽ có lượng lớn người dân sử dụng GTCC.
Ông
SAM CHOW
,
cố vấn cao cấp,
Giám đốc quy hoạch giao thông Arup
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook