122-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư3-6-2020
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi chia kinh doanh vận tải còn ba loại hình gồmxe buýt, taxi
và xe hợp đồng. Ảnh: HOÀNGGIANG
Chiều 2-6, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Phó
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội PhạmThanh Học cho
hay: Lý do chính chưa đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
vào vận hành là do tổng thầu Trung Quốc (EPC - Công ty HH
tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) chưa chịu bàn giao hồ sơ
dự án để đánh giá, nghiệm thu đưa dự án vào khai thác.
“Phải có hồ sơ thì mới tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở, phải
có nghiệm thu cấp cơ sở mới tiến hành nghiệm thu cấp nhà
nước. Giờ chưa có các điều kiện này thì đường sắt Cát Linh - Hà
Đông chưa vận hành được” - ông Học nói.
Cũng theo ông Học, một trong những việc được Bí thư Thành
ủy Hà Nội Vương Đình Huệ quan tâm hàng đầu khi về nhận
nhiệm vụ tại Hà Nội là giải quyết vấn đề đường sắt Cát Linh -
Hà Đông.
Ông Học dẫn chứng: Chiều 26-3, bí thư Hà Nội đã chủ trì
cuộc làm việc giữa Hà Nội với Bộ GTVT để giải quyết các khó
khăn, vướng mắc của dự án.
Tại cuộc làm việc, đại diện Bộ GTVT cho hay vướng mắc
nhất của dự án là vấn đề thanh toán, quyết toán, nhất là việc tuân
thủ kết luận của Kiểm toán Nhà nước về dự án (tháng 9-2019)
khiến hai bên chưa đạt được thống nhất chung.
Sau cuộc làm việc này, Hà Nội và Bộ GTVT đã thống nhất
thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện những nhiệm
vụ cuối cùng của dự án. Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch rà soát, xem xét, đưa ra giải pháp tháo gỡ toàn bộ vấn đề
còn vướng mắc, chưa thống nhất giữa chủ đầu tư và tổng thầu,
đề xuất Chính phủ xem xét, giải quyết.
Về công tác đánh giá an toàn, chạy thử đoàn tàu, nghiệm thu
và bàn giao, các bên thống nhất thực hiện nghiệm thu có điều
kiện đối với các nội dung công việc còn tồn tại, đồng thời các
bên hoàn tất thủ tục, hồ sơ bàn giao chính thức dự án theo quy
định pháp luật.
Các bên cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở báo
cáo cung cấp và giải trình của Bộ GTVT, rà soát kết luận kiểm
toán để có thể xem xét, điều chỉnh đối với nội dung thuộc thẩm
quyền.
Liên quan đến dự án này, trong báo cáo của Chính phủ gửi
Quốc hội về việc thực hiện một số dự án trọng điểm ngành
GTVTmới đây, Bộ GTVT cho biết phía tổng thầu EPC đề nghị
cần 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và
thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.
Ngày 2-6, Bộ GTVT cũng cho hay theo báo cáo của ban
quản lý dự án, tại cuộc họp trực tuyến ngày 12-5, ông Tiêu Vu
Thái, Tổng giám đốc EPC, đã nêu một số khó khăn, trong đó có
khoản thanh toán cho các nhà sản xuất, nhà thầu phụ.
Theo đó, tổng thầu kiến nghị phía Việt Nam thanh toán 50
triệu USD trước khi thực hiện vận hành thử toàn hệ thống và
thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao chính thức dự án.
Số tiền này để trả cho phần công việc mà tổng thầu đã hoàn
thiện, không phải chi phí phát sinh của hợp đồng. “Hiện nay,
Ban quản lý dự án đường sắt đã thanh toán cho tổng thầu
khoảng 80% giá trị hợp đồng EPC, phần còn lại khoảng 20%...”
- Bộ GTVT cho biết.
Qua trao đổi, ban quản lý dự án ghi nhận khó khăn về tài
chính của tổng thầu nhưng đề nghị thanh toán này chưa phù hợp
với các điều khoản thanh toán của hợp đồng EPC và các phụ lục
đã ký.
TRỌNG PHÚ - VIẾT LONG
Tổng thầuTrungQuốc chưabàngiaohồ sơCát Linh -HàĐông
Bộ GTVT cho hay bộ đang tích cực phối hợp với UBNDTP Hà
Nội và các bộ, ngành liên quan để giải quyết những vấn đề thủ
tục cũng như những vướng mắc của dự án. Từ đó, bộ sẽ sớm
đưa nhân sự của tổng thầu và các đơn vị tư vấn quay lại Việt
Namnhằmtriển khai các phần việc còn lại để hoàn thành dự án.
Nhiều loại hình chưa chắc thuận tiện
Việc giảm kinh doanh vận tải hành khách còn ba loại hình
là một bước tiến triển tốt. Nhiều loại hình thì chưa chắc thuận
tiện hơn bởi vận tải hành khách vừa là kinh doanh, vừa là phục
vụ khách hàng. Khi cung cấp dịch vụ cho các DN vận tải hành
khách tôi mới thấy sự bất bình của họ mà nguyên nhân là từ
việc luật đặt ra quá nhiều loại hình vận tải hành khách.
Ông
PHAN BÁ MẠNH
,
CEO An Vui
Chỉ còn 3 loại hình kinh doanh
vận tải
Theo Bộ GTVT, việc đưa ra quy định quản lý loại hình vận tải hành khách là cực kỳ khó vì ranh giới
giữa các loại hình này rất mongmanh.
CHÂNLUẬN
T
ại hội thảo ngày 2-6 do
Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) phối hợp với Bộ
GTVT tổ chức, dự luật Giao
thông đường bộ (GTĐB, sửa
đổi) được đánh giá có nhiều
sửa đổi tích cực.
Một trong những nội dung
được hội thảo đề cập là “các
loại hình kinh doanh vận tải
bằng ô tô”.
Ghép các loại hình
vận tải cùng bản chất
Khi bà Trịnh Thị Hằng Nga,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ
GTVT), vừa trình bày xong
dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi),
ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng
ban Pháp chế VCCI bày tỏ
sự bất ngờ.
“Chúng tôi không ngờ Bộ
GTVT lại tiếp thu và giải
trình chi tiết các kiến nghị
của VCCI về dự luật này
một cách nhanh chóng như
vậy” - ông Tuấn nói.
Trong 17 trang kiến nghị
của VCCI về dự luật GTĐB
sửa đổi lần này, có kiến nghị
về các loại hình kinh doanh
vận tải khách bằng ô tô. Cụ
thể, Luật GTĐB 2008 phân
chia kinh doanh vận tải khách
thành năm loại hình thì dự
luật lần này chỉ còn ba loại
hình gồm xe buýt, taxi và xe
hợp đồng.
VCCI cho rằng quy định
này đã hợp lý hơn nhưng vẫn
“cứng” khi chốt ba loại hình
như vậy là bất cập. Bởi khi đó
Luật GTĐB 2008
chia kinh doanh vận
tải thành năm loại
hình thì dự luật lần
này chỉ còn có ba loại
hình gồm: xe buýt,
taxi và xe hợp đồng.
sẽ khó tiếp nhận và mở rộng
các hình thức kinh doanh vận
tải mới, phân loại các dịch vụ
vận tải hành khách hiện hành
cũng khó khăn và cách phân
chia này cũng chưa phù hợp
với thông lệ quốc tế.
BàNga trình bày rằng: Trong
mỗi loại hình vận tải như vậy
lại chia nhỏ ra nhiều loại khác
nhau hoặc ghép từ các loại
hình vận tải hành khách cùng
bản chất trước đây với nhau.
Chẳng hạn, xe buýt sẽ có xe
buýt nội tỉnh và liên tỉnh; taxi
gồm taxi và vận tải hành khách
theo hợp đồng, du lịch bằng xe
dưới chín chỗ…
Theo bà Nga, những điều
này là phù hợp với thực tiễn và
thông lệ quốc tế về vận tải. Mặt
khác, dự luật cũng quy định cho
phép Chính phủ được bổ sung
loại hình kinh doanh vận tải.
“Gộp chung rồi lại…
chẻ ra thì rất phức tạp”
Trong khi đó, ông Nguyễn
Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam, lại cho
rằng: Dự luật cần nghiên cứu
phân chia thêm các loại hình
vận tải hành khách. Bởi rõ ràng
là thời gian qua, vận tải hành
khách có nhiều bất cập trong
điều kiện rất phức tạp.
“Càngphứctạpcàngphảichia
nhỏ quản lý, nếu phức tạp mà
đem gộp lại thì lại không đáp
ứngnhu cầuquản lý. Chẳnghạn
nếu gộp xe buýt liên tỉnh với
vận tải đường dài là không phù
hợp. Gộp chung rồi sau lại…
chẻ ra thì rất phức tạp” - ông
Quyền nói.
Sau bài phát biểu của ông
Quyền, Thứ trưởng Bộ GTVT
Lê Đình Thọ (chủ trì hội thảo)
đã lýgiải:LuậtGTĐB2008chia
vận tải hành khách thành năm
loại hình và có vẻ cũng bất cập,
không theo kịp, nguyên nhân
là vì cách phân chia ấy không
đúng bản chất vấn đề.
“Trong dự luật lần này,
chúng tôi quy các loại hình
vận tải hành khách theo bản
chất. Đó là taxi, xe buýt và xe
hợp đồng. Từ đó, chúng tôi sẽ
quy định chi tiết cho các loại
hình” - ông Thọ nói.
Vẫn theo Thứ trưởng Thọ,
dư luận vừa qua có nêu rất
nhiều tình trạng xe hợp đồng
trá hình. “Cơ quan quản lý nhà
nước chúng tôi nghĩ mãi về vấn
đề này. Đưa ra quy định là cực
kỳ khó bởi ranh giới các loại
hình vận tải hành khách rất khó
phân biệt. Khi rõ bản chất rồi
thì chúng tôi mới đưa ra quy
định chi tiết được” -Thứ trưởng
Thọ cho hay.
Không nên kiểm soát
đơn vị cung cấp
phần mềm
Có lẽ vấn đề “xe hợp đồng
trá hình” mà Thứ trưởng Thọ
nêu ở trên có liên quan đến ứng
dụng kết nối vận tải. Bởi vậy,
dự luật đưa ra quy định rằng:
Phầnmềmứng dụng hỗ trợ kết
nối vận tải phải đảm bảo chỉ
cho phép người lái xe thực hiện
nhiều thao tác để nhận chuyến
khi xe dừng hoặc khi xe đang
chạy thì người lái xe chỉ phải
thao tác một nút bấm để nhận
chuyến xe.
ÔngPhanBáMạnh,CEOcủa
An Vui (một nhà cung cấp nền
tảngcôngnghệ cho lĩnhvựcvận
tải),đềnghịbỏquyđịnhnàykhỏi
dự luật. Bởi theo ôngMạnh, có
lẽmục đích của quy định này là
không cho phép cung cấp dịch
vụ phầnmềmđặt chỗ. Ýđồ của
quy định là muốn kiểm soát xe
dù, bến cóc…Trong thời buổi
công nghệ thông tin như hiện
nay thì làmcho các dịch vụ này
khó kiểm soát hơn.
“Có lẽ vì không kiểm soát
được xe dù, bến cóc… thì các
anh quay sang quản lý đơn vị
cung cấp phần mềm” - ông
Mạnh thẳng thắn.
TheoôngMạnh,doanhnghiệp
(DN) cung cấp ứng dụng, phần
mềm kết nối vận tải hoạt động
theo luật đầu tư và các quy định
về thông tin - truyền thông. Khi
được đặt hàng thì DN sẽ làm
phần mềm. Còn về ứng dụng
công nghệ thông tin, theo ông
Mạnh, không thểkiểmsoát bằng
các biện pháp hữu hình được.
Vẫn theo ông Mạnh, kiểm
soát các vấn đề này cũng hết
sức đơn giản, vì đã là hợp đồng
điện tử thì một cơ quan như
Tổng cục Đường bộ hoàn toàn
có thể “đón” được dữ liệu điện
tửvà kiểmsoát tốt các hợpđồng
điện tử này.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook