201-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm3-9-2020
THUTÂM
C
ứ tưởng i, y
là do cách
viết vì đều
được đọc là i
nhưng không
ngờ lớn chuyện
khi UBND tỉnh
BìnhĐịnh đã đề
nghị Thủ tướng
điềuchỉnhđểTP
QuyNhơn được
viết thống nhất
là Quy Nhơn
(tứcychứkhông
phải i).
Theo đó, tỉnh
này đã gửi công
văn đề nghị các
bộNội vụ, Công
an,KH&ĐTxem
xét, trình Thủ
tướng đổi tên TP Qui Nhơn thành
TP Quy Nhơn cho khớp với các
quyết định thành lập và trên con
dấu hành chính của địa phương
đang sử dụng.
Tỉnh này cũng đề nghị Bộ Tư
pháp cập nhật, điều chỉnh tên đơn
vị hành chính TPQuy Nhơn trên hệ
thống thông tin đăng ký, quản lý hộ
tịch dùng chung phục vụ công tác
cấp giấy tờ hộ tịch cho công dân
và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu quốc gia…
Từ sự thiếu nhất quán của
một quyết định
Cần lưu ý Quy Nhơn là tên gọi
chính thức của một TP thuộc tỉnh
Bình Định căn cứ theo Quyết định
81/HĐBT ngày 3-7-1986 của Hội
đồng Bộ trưởng. Chữ y trong địa
danh này đã được chính quyền địa
phương sử dụng trên tất cả văn bản
hành chính từ sau năm 1975. Thời
điểm 1986, từ đề xuất của UBND
tỉnh Nghĩa Bình (gồm hai tỉnh Bình
Định và Quảng Ngãi gộp lại cho đến
năm 1989 thì tách ra), Hội đồng Bộ
trưởng đã cho phép Quy Nhơn được
mở rộng diện tích và được nâng từ
thị xã thành TP.
Dựa theo quyết định đó, UBND
tỉnh Bình Định đã tiếp tục viết, dùng
thống nhất là Quy Nhơn trong mọi
hoạt động của bộ máy kể từ năm
1986 cho đến nay.
Ấy thế, khi ban hành danh mục
và mã số các đơn vị hành chính
Việt Nam, Quyết định 124 ngày
8-7-2004 của Thủ tướng lại ghi là
TPQui Nhơn. Đây là sự không nhất
quán của Quyết định 124 chứ không
thể nói TP Quy Nhơn đã được đổi
thành Qui Nhơn. Bởi lẽ Quyết định
124 không đề cập và cũng không
Tên TP Quy Nhơn và
sự lộn xộn i, y
Sự kiệnUBND tỉnh BìnhĐịnh đề nghịThủ tướng điều chỉnh để
thống nhất viết tên TPQuy Nhơn thay vì Qui Nhơn khiến nhiều
người giật mình về quy định “i ngắn, y dài”.
Cần lưu ý rằng Quy
Nhơn là tên gọi chính
thức của một TP thuộc
tỉnh Bình Định căn
cứ theo Quyết định 81/
HĐBT ngày 3-7-1986
của Hội đồng Bộ trưởng.
Một góc TPQuy Nhơn hiện nay. Ảnh: VÕLÂMTHIÊN
có nội dung sửa đổi Quyết định 81
mà theo đó tên Quy Nhơn đã được
công nhận hợp pháp.
Thiếu sót này có thể vì những
người soạn thảo Quyết định 124
đã không lưu ý xem xét đến Quyết
định 81. Họ không thường viết y
sau chữ qu như cách viết của số
đông và đã quá đơn giản là viết y
hay i đều được bất kể có thể gây
ra xáo trộn do sẽ dẫn đến việc thay
đổi tên địa lý.
Nhiều văn bản sau này của Chính
phủ đều ghi là Quy Nhơn cho thấy
không có chuyệnTPQuyNhơn được
đổi tên là Qui Nhơn. Quyết định 159
ngày 25-1-2010 của Thủ tướng về
việc công nhận là đô thị loại 1 trực
thuộc tỉnh Bình Định đã ghi là TP
Quy Nhơn. Gần hơn, Quyết định
318 ngày 1-3-2020 của Thủ tướng
công nhận việc hoàn thành nhiệm
vụ xây dựng nông thôn mới năm
2018 cũng ghi là TP Quy Nhơn…
Quy về cách viết
“Quy Nhơn” là phù hợp
Từ kiến nghị đã nêu của Bình
Định, thêm lần nữa cho thấy chữ y,
i đang được viết bất nhất và quan
trọng là hiện không có quy tắc chính
tả cấp quốc gia (hay quy tắc chính tả
trong văn bản hành chính) để điều
chỉnh việc này.
Trước giờ, chúng ta chỉ có quy
định về chính tả trong chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông
do Bộ GD&ĐT ban hành mà lúc thế
này, lúc thế khác. Theo một quyết
định năm 1980 của bộ này, đối với
các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì
đều viết là i (trừ uy, duy, tuy, quy).
Nay theo Quyết định 1989/2018
cũng của bộ này thì cách viết âm i
sau phụ âm đầu trong các âm tiết
không có âm đệm và âm cuối như
sau: Trường hợp âm i đứng ngay
sau phụ âm đầu thì viết là i (như: hi
vọng, kỉ niệm, mĩ thuật, lí luận…).
Trường hợp âm tiết chứa âm i là tên
riêng thì viết đúng theo tên riêng đó
(như: bản Vy, Vi Văn Định, Nguyễn
Vỹ, Thy Ngọc…).
Trừ tên người hay tên địa lý đã
được đặt hay được các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định
là y hay i thì phải viết y như thế,
hướng dẫn còn lại của quyết định
trên rất không thuận mắt, thuận
tay của rất nhiều người. Theo
sách vở thời trước và trên thực tế,
mọi người vẫn thường viết y cho
những từ Hán Việt (như: kỷ yếu,
học kỳ, quốc kỳ, kỳ vọng…); viết
i cho những từ thuần Việt (như: tỉ
mỉ, (cười) hi hi…).
Trước mắt, trên nguyên tắc tên
riêng nêu trên, với Quyết định 81/
HĐBT ngày 3-7-1986 và chưa có
văn bản nào thay thế thì cần phải
viết giống nhau là Quy Nhơn chứ
không nên khác hơn. Quyết định
124/2004 của Thủ tướng cần được
sửa đổi để Qui Nhơn thành Quy
Nhơn. Những đề nghị khác của
UBND tỉnh Bình Định có liên quan
đến tên địa lý Quy Nhơn cũng cần
sớm được các cơ quan chức năng
chấp thuận để giảm thiểu rắc rối.•
Lần4 cônganđề nghị truy tố
vụ“làmphiền20phút”
Sau ba lần bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cơ quan công
an vẫn khẳng định các bị can đến nhà, làmphiền chủ
nhà 20 phút nghỉ trưa đã phạmvào tội xâmphạm chỗ ở
của người khác.
Ngày 1-9, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Uyên
(Bình Dương) đã ra kết luận điều tra bổ sung lần thứ ba vụ
xâm phạm chỗ ở của người khác đối với các bị can Trần
Minh Đức, Trần Thị Mỹ Hạnh và Vũ Ngọc Sang (cùng ngụ
TP.HCM).
Trước đó, tháng 8 vừa qua, TAND thị xã Tân Uyên ra quyết
định trả hồ sơ lần thứ hai cho VKSND cùng cấp để điều tra
bổ sung. Đây là lần thứ ba VKSND thị xã Tân Uyên trả hồ sơ
để điều tra bổ sung.
Theo quyết định trả hồ sơ, tòa nêu: Nếu bà Tư còn nợ tiền
mà các bị cáo đến nhà bị hại, cổng nhà không đóng, bị hại có
mặt tại nhà nhưng do hoảng sợ nên ngay lập tức ra khỏi nhà
và báo chính quyền sau 20 phút thì việc các bị cáo đến nhà bị
hại là có lý do và vào nhà bằng lối cổng mở là không có hành
vi xâm hại trái pháp luật chỗ ở của bà Tư.
Do đó, chưa đủ cơ sở buộc tội các bị cáo xâm phạm chỗ ở
của người khác. Hành vi trên chỉ có thể xử lý bằng các biện
pháp khác. Theo tòa, các bị cáo vào nhà bị hại mà cổng mở,
nói chuyện đòi tiền khoảng 20 phút thì chưa đủ cơ sở buộc tội
xâm phạm chỗ ở của người khác.
Sau hơn một tháng nhận được quyết định trả hồ sơ, cơ quan
CSĐT ra kết luận điều tra bổ sung lần thứ ba nhưng không hề
có tình tiết mới, vẫn như ba lần kết luận điều tra trước đó. Cơ
quan điều tra vẫn khẳng định các bị can Đức, Hạnh và Sang
vào nhà bà Tư khi chưa có sự đồng ý của bị hại đã làm ảnh
hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, gây hoang mang, lo
lắng cho bà Tư 20 phút.
Hành vi của các bị can có đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm
chỗ ở của người khác. Vì vậy, cơ quan CSĐT chuyển hồ sơ
sang VKSND thị xã Tân Uyên đề nghị truy tố các bị can.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, cuối năm 2007,
ông Trần Minh Đức làm hợp đồng mua bán giấy tay với bà
Nguyễn Thị Tư hai mảnh đất ở thị xã Tân Uyên. Bà Tư nhận
250 triệu đồng, giao cho ông Đức hai sổ đỏ. Đồng thời, bà
cam kết làm hợp đồng công chứng sang tên trong vòng một
tháng và nhận số tiền còn lại.
Tuy nhiên, bà Tư không thực hiện mà làm đơn cớ mất một
sổ đỏ và xin cấp lại rồi mang sổ đỏ được cấp mới đi thế chấp
ngân hàng vay tiền. Ngoài ra, với mảnh đất đã bán, bà Tư còn
viết giấy tay bán cho nhiều người khác. Từ đó, ông Đức đã
làm đơn tố cáo bà gửi công an. Tuy nhiên, Công an thị xã Tân
Uyên không khởi tố vụ án vì cho rằng giữa bà Tư và những
người mua đất chỉ là các giao dịch dân sự.
Tháng 11-2018, ba bị can đến nhà bà Tư hỏi lý do bà không
đến tòa và giải quyết việc mua bán đất trước đó. Khi cả ba
vào nhà bà Tư thì cửa cổng và cửa nhà đều đang mở.
Thấy nhóm ông Đức đến, bà Tư đi ra ngoài rồi gọi điện
thoại báo công an. Sau đó công an đến làm việc và bắt quả
tang về hành vi trên. Theo cơ quan điều tra, hành vi của các
đối tượng đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, nghỉ
ngơi, gây hoang mang, lo lắng cho bà Tư 20 phút.
Phân tích trên
Pháp Luật TP.HCM
, nhiều chuyên gia hoạt
động trong lĩnh vực pháp luật đều cho rằng việc quy kết ba bị
can xâm phạm chỗ ở là khiên cưỡng.
VŨ HỘI
Căn nhà nơi xảy ra sự việc. Ảnh: VH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook