082-2021 - page 14

14
Góc ảnh
Bạn đọc -
ThứSáu16-4-2021
NGUYỄNHIỀN
M
ới đây, vợ cũ của ca
sĩ Vân Quang Long
đã gửi đơn trình báo
tố cáo hơn 20 YouTuber vì
những hành vi vu khống, xúc
phạmdanh dự, nhân phẩmtrên
mạng xã hội.
Trướcđó, chamẹcốca sĩ này
cũng đã gửi đơn trình báo lên
Công an tỉnh Đồng Tháp yêu
cầu xử lý việc các YouTuber
đăngtảiclipvukhống,xúcphạm
gia đình. Công an tỉnh Đồng
Tháp đã xác định được chính
xác hai trường hợp YouTuber
đăng tải thông tin và đã chuyển
hồ sơ về địa phương để xem
xét, xử lý theo thẩm quyền.
Khi bị người khác đăng tải
những thông tin vu khống,
xúc phạm trên mạng xã hội
thì phải làm thế nào để được
bảo vệ? Đây là câu hỏi của rất
nhiều bạn đọc thắcmắc sau khi
chúng tôi đăng tải các thông
tin liên quan.
Không phải cứ muốn
bêu ai là lên mạng
xã hội chửi
Chuyên gia tâm lý Lê Thị
MinhHoa, giảng viênTrường
ĐH Nguyễn Tất Thành, nhận
định:Việcmộtngườiđưanhững
thông tin vu khống, sai sự thật
của người khác lên mạng xã
hội thông thường chỉ với hai
mục đích.
Thứ nhất, người đó dựa vào
sự nổi tiếng của người khác
để câu view hoặc muốn đưa
ra những thông tin nóng để
nhiều người chú ý đến mình.
Thứhai, người đưa lênmuốn
giải quyết mâu thuẫnmột cách
nhanh chóng, tuy nhiên họ
thường đưa ra những thông
tin có lợi cho mình và sẽ gây
bất lợi cho người khác. Với
những thông tin một chiều
cùng với làn sóng dư luận thì
sẽ đẩy vụ việc lên cao và dễ
làm sai lệch sự thật.
“Không phải chuyện gì đưa
lên mạng xã hội cũng giải
quyết được vấn đề. Không
phải muốn bêu ai là cứ lên
mạng xã hội chửi. Để giải
quyết những mâu thuẫn, cách
tốt nhất cần có sự bình tĩnh
và đừng vì một phút nóng
vội đưa lên mạng thông tin
bêu xấu người khác, có khi
những thông tin đó sẽ hại
chính mình vì hành vi vu
khống, xúc phạmngười khác.
Mỗi người cần bảo vệ quyền
lợi của mình trong khuôn khổ
pháp luật cho phép.
Vỉa hè nhếch nhác
Ảnh chụp trên đường Gò Cẩm Đệm, phường 10, quận
Tân Bình, TP.HCM. Một số người vô ý thức vứt rác sinh
hoạt kín vỉa hè. Nhìn hình ảnh này thật khó coi.
Mong cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý tình
trạng này.
THÁI HOÀNG
4 bước nên làm khi bị
vu khống trên mạng
Người bị vu khống, xúc phạm trênmạng xã hội nên lưu giữ bằng chứng
và gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an và Sở TT&TT.
Bỏ bản chụp hộ khẩu khi
làm phiếu lý lịch tư pháp
Từ 1-7 tới, người yêu cầu
cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1
không phải nộp bản chụp sổ hộ khẩu hoặc
các giấy xác nhận thường trú hoặc tạm trú
củamình.
Tôi là một viên chức nhà nước, thường phải làm phiếu
lý lịch tư pháp số 1. Thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp
trước nay đều yêu cầu phải nộp bản chụp hộ khẩu. Vừa
qua, từ báo, đài, tôi được biết sổ hộ khẩu giấy có giá trị
sử dụng đến hết ngày 31-12-2022. Một số trường hợp
sẽ được thu hồi sổ hộ khẩu từ ngày 1-7-2021.
Xin hỏi, khi sổ hộ khẩu bị thu hồi và được xóa bỏ
trong thời gian tới thì thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp
số 1 sẽ như thế nào?
Bạn đọc
Nguyễn Thúy Hạnh
(Quận 9, TP.HCM)
Luật sư
Phạm Minh Tâm
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Hiện nay, theo khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư
pháp 2009, người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số
1 nộp tờ khai kèm theo các giấy tờ bản chụp sổ hộ khẩu
hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của mình.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020 (có hiệu
lực từ ngày 1-7-2021) đã bãi bỏ quy định trên. Tức từ
ngày 1-7 tới, người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
số 1 không phải nộp bản chụp sổ hộ khẩu hoặc các giấy
xác nhận thường trú hoặc tạm trú của mình.
Từ ngày 1-7 trở đi, việc quản lý vấn đề nơi cư trú của
công dân sẽ dựa trên số định danh cá nhân. Công dân
khi thực hiện các thủ tục chỉ cần cung cấp số định danh
cho cơ quan chức năng, thay vì phải nộp kèm bản sao,
bản chụp sổ hộ khẩu như hiện nay.
Theo Luật Lý lịch tư pháp, đối tượng có quyền yêu
cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm: Công dân Việt
Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt
Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của
mình; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng
ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp
tác xã.
TRÚC PHƯƠNG
Người dân đến làmthủ tục tại Sở Tư pháp TP.HCM.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Trang chủ của cổng thông tinwww.tingia.gov.vn, nơi tiếp nhận
báo tin giả, tin sai sự thật. Ảnh: TM
Ở mức độ gây hậu
quả nặng hơn thì
người bêu xấu người
khác trên mạng xã
hội có thể bị xử lý
về tội vu khống.
Gửi phản ánh đến Trung tâmXử lý tin giả
Hiện tại, ở nước ta cũng đã có Trung tâm Xử lý tin giả Việt
Nam (VAFC). Trung tâm có chức năng là cổng tiếp nhận trực
tuyến các phản ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
công bố tin giả với mục tiêu góp phần làm lành mạnh không
gian mạng.
Quy trình xử lý củaVAFC gồmba bước. Đầu tiên là tiếp nhận
hoặc phát hiện thông tin qua các kênh (cổngwww.tingia.gov.
vn, tổng đài 18008108 củaViettel, qua email, fanpage của Cục
Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử sắp tới là ứng
dụng tích hợp với website).
Cá nhân, tổ chức có thể gọi điện thoại theo số tổng đài hoặc
email, gửi thông tin trên website của cục để cung cấp thông
tin về các trang đưa tin sai sự thật, trang giả mạo.
Bước hai là thẩm định. VAFC sẽ gửi thông tin đến các cơ
quan chức năng liên quan để xác nhận đó có phải là tin giả
hoặc website, fanpage giả hay không. Sau khi nhận được xác
thực sẽ công bố tin giả, tin sai sự thật.
Bước ba là công bố, gắn nhãn. Với các tin đã có kết luận
của cơ quan chức năng thì công bố, đóng dấu tin xác thực,
đăng thông tin này. Tin do tổ chức, cá nhân phản ánh thì yêu
cầu cung cấp căn cứ, gửi cơ quan chức năng xác thực. Tin giả
được đóng dấu “Tin giả”, đăng vắn tắt nội dung trên trang
, trang fanpage của Cục Phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử.Tin sai sự thật, sai một phần thì đóng
dấu “Tin sai sự thật”…
VIẾT THỊNH
Bốn bước nên làm của
người bị vu khống
Theokhoản1Ðiều101Nghị
định 15/2020 thì hành vi lợi
dụng việc cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin
trênmạng nhằmmục đích đưa
thông tin xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự và nhân phẩm người
khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu
đến 20 triệu đồng. Đây làmức
phạt tiền dành cho tổ chức vi
phạm, đối với cá nhân vi phạm
cùnghànhvi thìmức phạt bằng
một nửa số tiền trên.
Trao đổi với chúng tôi, ông
Từ Lương, Phó Giám đốc Sở
TT&TT TP.HCM, cho biết
ở mức độ gây hậu quả nặng
hơn thì người bêu xấu người
khác trên mạng xã hội có thể
bị xử lý về tội vu khống (Điều
156 BLHS năm2015, sửa đổi
năm 2017).
Cụ thể, người nào bịa đặt
hoặc lan truyền những điều
biết rõ là sai sự thật nhằm
xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự hoặc gây thiệt
hại đếnquyền, lợi íchhợppháp
của người khác sẽ bị phạt tiền
từ 10 triệu đến 50 triệu đồng,
phạt cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến một năm.
“Một người bị người khác
bôi nhọ, vu khống và bịa đặt
trênmạng xã hội cần thực hiện
bốn bước sau đây để bảo vệ
quyền lợi cho mình.
Bước một, liên hệ với luật
sư để lập vi bằng (bằng chứng
việc lan truyền thông tin vu
khống trên mạng xã hội). Sau
đó, soạn thảo đơn đề nghị xử
lý về hành vi lan truyền tin tức
bịa đặt với những tài khoản đã
vu khống.
Bước hai, gửi đơn phản ánh
đến cơ quan công an và Sở
TT&TTđể hai cơquan chuyên
môn này làm việc.
Bước ba, phản ánh đến các
cơ quan thông tin đại chúng
để công khai, minh bạch vấn
đề nhằm bảo vệ uy tín của
bản thân, gia đình và các cộng
đồngmình đang thamgia làm
đại diện.
Bướcbốn,ngườibịvukhống
chủ động chia sẻ và cập nhật
thông tin trên mạng xã hội để
mọi người có thể tham khảo
nguồn thông tin chính thống
không sai lệch, nhằm minh
bạch vấn đề” - ông Từ Lương
hướng dẫn.
MộtcánbộcủaCụcPhátthanh,
truyền hình và thông tin điện tử
(Bộ TT&TT) cho biết đối với
các trangmạng xã hội, cụ thể là
YouTube, khi một người nhận
thấy thông tin xuyên tạc, sai sự
thật về mình thì có thể gửi đơn
đếncơquancôngansởtại,công
an sở tại sẽ mời đối tượng đến
làmviệc, xử lýnếucósai phạm.
“Trong trường hợp họ thấy
sai phạm không có yếu tố hình
sựthìsẽchuyểnchoSởTT&TT
cáctỉnhxácminh,xửlý”-vịcán
bộ này cho biết.•
Ái Vân, vợ cũ
của cố ca sĩ
VânQuang
Long, đã gửi
đơn trình báo
tố cáo hơn 20
YouTuber vì
những hành
vi vu khống,
xúc phạm.
Ảnh: NVCC
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook