140-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm24-6-2021
LÊ THOA- THANHTUYỀN
M
ới đây, Bộ Nội vụ đã
ban hành Thông tư
02/2021 quy định mã
số, tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ và xếp lương đối
với các ngạch công chức
chuyên ngành hành chính
và công chức văn thư. Điểm
đáng chú ý của thông tư này
là việc chính thức bãi bỏ tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp
vụ về chứng chỉ ngoại ngữ và
chứng chỉ tin học của công
chức chuyên ngành hành
chính và công chức chuyên
ngành văn thư.
Bãi bỏ là điều hợp lý
Một cán bộ phường An
Khánh, TPThủĐức, TP.HCM
cho biết anh hoàn toàn đồng
ý với việc Bộ Nội vụ bãi bỏ
các tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ về chứng chỉ ngoại
ngữ và tin học của công chức
chuyên ngành hành chính và
văn thư.
“Hiện các cơ sở đào tạo đã
có quy định về chuẩn đầu ra
phải đạt trình độ ngoại ngữ,
tin học theo các cấp độ tương
ứng. Mặt khác, ngạch chuyên
viên cũng chỉ cần bằng tốt
nghiệp đại học trở lên với
ngành đào tạo phù hợp lĩnh
hỏi chứng chỉ thì cán bộ, công
chức phải bỏ thời gian, kinh
phí để đi học trong khi công
việc thực tế ở địa phương
rất nhiều.
Cho rằng đây là tín hiệu
đáng mừng, một lãnh đạo
phường Hiệp Bình Chánh,
TP Thủ Đức nhận định việc
này sẽ giúp giảm rất nhiều
gánh nặng về mặt thủ tục
hành chính đối với cán bộ,
công chức, người thi tuyển;
giúp đội ngũ công chức, viên
chức bớt áp lực về văn bằng,
chứng chỉ…
Vị này cũng đặt ra một vấn
đề là khi bãi bỏ hai chứng chỉ
trên, cơ quan tuyển dụng bắt
buộc phải kiểm soát được
trình độ, chất lượng của
người tham gia thi tuyển.
“Nhân sự phải đáp ứng trình
độ theo yêu cầu thì mới được
nhận chứ không phải chỉ có
chứng chỉ là xong” - vị lãnh
đạo nhìn nhận.
Cần sớmcó hướng dẫn
thực hiện chi tiết
Trao đổi với PV, bà Đỗ Thị
ÁnhTuyết, Trưởng phòngNội
vụ quận 1, cho biết trong thực
tế ngay từ khâu tuyển dụng,
ngoài bằng cấp chuyên môn
đáp ứng vị trí việc làm thì
các ứng viên bắt buộc phải
thẩm định trình độ kỹ năng
ngoại ngữ và tin học như thế
nào để đáp ứng yêu cầu vị trí
việc làm thì cần có quy định,
hướng dẫn cụ thể. “Chỉ các cơ
sở đào tạo mới có thể thẩm
định các kỹ năng này” - bà
Tuyết nói và đề nghị Bộ Nội
vụ cần có hướng dẫn chi tiết
để thực hiện thống nhất trong
thời gian tới.
Về vấn đề này, lãnh đạo
UBND quận Bình Tân khẳng
định: “Đây là một điểm mới
so với các quy định trước
đây, tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho các ứng viên tham
dự kỳ thi tuyển công chức
hành chính do TP tổ chức”.
Lãnh đạo quận Bình Tân
thông tin thời gian qua, UBND
quận đã chỉ đạo, quán triệt
và khuyến khích đội ngũ cán
bộ, công chức học tập, hoàn
thiện và nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ để
đảm bảo đạt các tiêu chuẩn
ngạch công chức theo quy
định. Tới đây, khi Thông tư
02/2021 có hiệu lực, UBND
quận sẽ tiếp tục quán triệt đến
đội ngũ cán bộ, công chức,
đồng thời triển khai đầy đủ
các văn bản hướng dẫn của
Sở Nội vụ TP, đảm bảo thực
hiện đúng quy định.•
CánbộKhuvực3TPThủĐức,TP.HCMgiảiquyếtthủtụchànhchínhchongườidân.Ảnh:HOÀNGGIANG
vực công tác, có chứng chỉ
bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước theo tiêu chuẩn
ngạch chuyên viên” - vị cán
bộ này phân tích.
Còn theo một lãnh đạo
phường Hiệp Bình Phước, TP
Thủ Đức, việc bỏ chứng chỉ
ngoại ngữ và tin học với hai
đối tượng trên là hoàn toàn
hợp lý. Vị này cho biết hiện
nay khi sinh viên tốt nghiệp
cao đẳng hay đại học đều đòi
hỏi phải có bằngAnh văn, vi
tính. Và đây cũng là cơ sở để
đánh giá phần nàomặt nghiệp
vụ của công chức.
“Dù bỏ chứng chỉ thì khi
tuyển dụng, cơ quan tuyển
dụng vẫn kiểm tra nghiệp vụ
của người ứng tuyển để nắm
rõ trình độ đến đâu, từ đó có
đánh giá và phân bổ công
việc hợp lý hoặc quyết định
có tuyển dụng hay không” -
vị này nói và cho rằng việc
buôn bán các chứng chỉ giả
hiện đang tràn lan trên thị
trường. Nếu cứ đòi hỏi bằng
cấp thì càng xuất hiện nhiều
văn bằng, chứng chỉ giả nhằm
đáp ứng khẩn cấp nhu cầu
tìm việc.
Ngoài ra, vị này cũng nhìn
nhận việc bỏ bớt chứng chỉ
sẽ giúp tiết kiệm được thời
gian, kinh phí. Bởi nếu đòi
có chứng chỉ ngoại ngữ và
tin học.
Trong khi đó, ngoại ngữ và
tin học là môn học bắt buộc
trong các trường cao đẳng,
đại học. Khi tốt nghiệp các
trường sẽ cấp cho sinh viên
giấy chứng nhận hoàn thành
chương trình ngoại ngữ hay
chứng chỉ ứng dụng công nghệ
thông tin với năng lực tương
đương trình độ được đào tạo.
“Như vậy, việc phải có thêm
chứng chỉ ngoại ngữ và tin
học vô tình tạo nên sự trùng
lắp trong đào tạo, tốn kém
thời gian và phần nào tạo tâm
lý áp lực cho đội ngũ” - bà
Tuyết cho hay.
Cũng theo bà Tuyết, việc
thông tư của BộNội vụ không
yêu cầu phải có chứng chỉ
ngoại ngữ, tin học cũng không
làm giảm chất lượng đội ngũ
công chức, viên chức. Bởi
trong thông tư vẫn có quy
định ràng buộc tiêu chuẩn về
năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ cụ thể ứng với từng ngạch
công chức.
Tuy nhiên, theo trưởng
Phòng Nội vụ quận 1, việc
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,
tiết kiệm hàng ngàn tỉ
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ của BộNội vụ chiều
18-6, ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức,
viên chức, BộNội vụ, chobiết quy định không yêu cầu chứng
chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, thi nâng ngạch
với đội ngũ công chức hành chính đã nhận được sự hưởng
ứng, tán đồng của đại bộ phận. “Việc cắt giảm văn bằng,
chứng chỉ có thể tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng, chưa kể đến
chi phí thời gian và chi phí xã hội, những vấn đề phức tạp
trong quá trình phải đi học” - ông Long nói.
ÔngNguyễnTư Long cũng thông tin rõ hơn về việcThông
tư 02 chỉ giới hạn đối với công chức hành chính. Theo đó,
thực hiện quy định về phân cấp thì đội ngũ công chức hành
chính thuộc thẩmquyền quản lý của Bộ Nội vụ. Các đội ngũ
công chức chuyên ngành khác và đặc biệt là đội ngũ viên
chức thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ chuyên ngành.
“Bộ Nội vụ đã báo cáo và Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo các bộ khẩn trương rà soát
các thông tư quy định tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ.
Đặc biệt, đối với chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì đề nghị
cắt giảm; đối với những chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp cũng phải tích hợp lại theo hướng thu gọn
nhất” - ông Long nói thêm.
Việc bỏ yêu cầu về
chứng chỉ ngoại
ngữ, tin học sẽ giúp
tiết kiệm được thời
gian, kinh phí,
giảm gánh nặng
về mặt thủ tục
hành chính đối với
cán bộ, công chức…
Ngày 23-6, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, lãnh đạo
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin ban
đã ra thông báo về việc thi tuyển đối với các chức danh
lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy
quản lý.
Thông báo này căn cứ trên kế hoạch được Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành hồi đầu tháng 6.
Theo đó, có 13 vị trí sẽ thi tuyển, gồm một vị trí
phó trưởng Ban Nội chính; một vị trí phó trưởng Ban
Dân vận Tỉnh ủy; chín vị trí phó giám đốc các sở (Nội
vụ, LĐ-TB&XH, Công Thương, GTVT, KH&ĐT,
NN&PTNT, TN&MT, Xây dựng và KH&CN). Cùng với
đó có hai vị trí là phó tổng biên tập báo
Bà Rịa-Vũng
Tàu
cũng sẽ được thi tuyển.
Đối tượng tham gia thi tuyển là cán bộ, công chức,
viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm
trong quy hoạch đối với các chức danh dự tuyển hoặc
chức danh cao hơn đối với các chức danh dự tuyển.
Ngoài ra còn có cán bộ, công chức, viên chức trong
quy hoạch các chức danh giám đốc, phó giám đốc các
sở, ban, ngành; trưởng, phó MTTQ và các tổ chức chính
trị - xã hội tỉnh; bí thư, phó bí thư các huyện, thị, thành
ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thị,
thành phố và tương đương trở lên thuộc tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025; 2021-2026 có chuyên
môn phù hợp với chức danh thi tuyển, bổ nhiệm.
Đặc biệt, các cán bộ, công chức, viên chức chưa được
quy hoạch nhưng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
cũng được quyền tham gia dự tuyển.
Ứng viên đăng ký thi phải trải qua hai nội dung thi.
Trước hết là thi viết kiến thức chung (về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành,
lĩnh vực dự tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn
của chức danh dự tuyển và các nội dung khác do hội
đồng thi tuyển quy định).
Phần thi thứ hai là thi trình bày đề án. Đối tượng tham
gia thuyết trình đề án là những ứng viên dự tuyển phần
thi viết kiến thức chung có kết quả điểm thi từ 50 điểm
trở lên. Nội dung thi trình bày đề án là: “Đồng chí sẽ làm
gì nếu được bổ nhiệm vào chức danh thi tuyển”.
Các ứng viên gửi hồ sơ đầy đủ theo mẫu về Ban Tổ
chức Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu trước ngày 9-7. Dự kiến
việc thi tuyển sẽ diễn ra và kết thúc trước ngày 15-8.
T.KHÁNH
Bỏ chứng chỉ
ngoại ngữ,
tin học: Không
làm giảm chất
lượng cán bộ
Trong thông tư của BộNội vụ vẫn có quy định
ràng buộc tiêu chuẩn về năng lực chuyênmôn,
nghiệp vụ cụ thể ứng với từng ngạch công chức.
BàRịa-VũngTàu thi tuyển13 chức danh lãnhđạo, quản lý
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook