140-2021 - page 8

8
Khu vực lòng hồ Biển Lạc, nơi giáp ranh giữa huyện
Tánh Linh và huyện Đức Linh là công trình thủy lợi. Hiện
khu vực này không cấp phép khai thác khoáng sản.
Theođó, ôngPhanVănĐăngyêu cầuUBNDhuyệnTánh
Linh, huyện Đức Linh phối hợp với Sở NN&PTNT và các
sở, ngành liên quan trục xuất tất cả phương tiện không
có trách nhiệm ra khỏi khu vực lòng hồ.
Đồng thời phó chủ tịch tỉnh BìnhThuận yêu cầu UBND
huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh chủ động tăng cường
phối hợp kiểmtra, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển,
tập kết tiêu thụ khoáng sản không hợp pháp tại khu vực
giáp ranh theo quy chế phối hợp.
Nếu vẫn còn xảy ra tình trạng các ghe, tàu hút cát neo
đậu trên khu vực lòng hồ Biển Lạc, chủ tịch UBND các
huyện Tánh Linh, Đức Linh phải chịu trách nhiệm trước
chủ tịch UBND tỉnh.
là vật liệu đất đắp nền, đảm bảo cung
ứng đầy đủ vật liệu phục vụ nhu cầu
thi công dự án cao tốc Bắc - Nam
đoạn qua địa bàn tỉnh, dự án sân bay...
Tổ chức đánh giá công tác
quản lý
Trước đó, vào ngày 22-6, ông Phan
Văn Đăng cũng đã chủ trì cuộc họp
trực tuyến với các địa phương để
nghe báo cáo công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên khoáng sản.
Theo đó, ông Phan Văn Đăng yêu
cầu đối với các khu vực xảy ra tình
trạng khai thác khoáng sản trái phép,
UBND các huyện, thị phải tổ chức
đánh giá công tác quản lý nhà nước
về lĩnh vực khoáng sản.
Qua đó, ông Đăng cho rằng các
cơ quan, đơn vị liên quan cần rút ra
những việc đã làm được, những việc
còn tồn tại, khuyết điểm và nguyên
nhân. Đồng thời chỉ đạo kiểm điểm
trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân có liên quan và người đứng
đầu cấp huyện, cấp xã theo chỉ đạo
của UBND tỉnh.
Trong đó, các cơ quan, đơn vị
làm rõ trách nhiệm trong việc phát
hiện, xử lý và thammưu của tổ kiểm
PHƯƠNGNAM
N
gày 23-6, Văn phòng UBND
tỉnh Bình Thuận cho biết đã
có thông báo kết luận của
ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh, sau buổi làm việc với
Sở TN&MT.
Theo đó, phó chủ tịch UBND tỉnh
Bình Thuận cho rằng công tác quản
lý hoạt động khoáng sản của các địa
phương chưa quyết liệt trong việc đề
xuất xử lý các khu vực mỏ chậm triển
khai. Việc kiểm tra, xử lý các hành vi
khai thác khoáng sản trái phép chưa
kịp thời, thiếu cương quyết.
Cần xử lý trách nhiệm
người đứng đầu
Theo ông Phan Văn Đăng, trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn còn
tình trạng khai thác khoáng sản trái
phép xảy ra ở một số địa phương
như Hàm Tân, La Gi, Hàm Thuận
Nam, Tánh Linh, Đức Linh... Ngoài
ra, địa phương chưa quyết liệt đề
xuất xử lý nghiêm trách nhiệm của
người đứng đầu trong công tác quản
lý khoáng sản.
Vì vậy, ông Đăng đề nghị các địa
phương tiếp tục quản lý chặt chẽ
hoạt động khai thác khoáng sản.
Đồng thời lấy ý kiến cấp huyện
và các sở, ngành liên quan để xem
xét việc điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay theo
hướng tăng cường trách nhiệm của
địa phương.
Ông Đăng cũng yêu cầu các địa
phương cần tăng cường rà soát, hỗ
trợ, tạo điều kiện cho các mỏ khoáng
sản vật liệu xây dựng thông thường
hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục theo quy
định. Từ đó đưa vào khai thác, nhất
Phóchủ tịchUBNDtỉnhBìnhThuậnyêucầuhai huyệnTánhLinhvàĐức Linh trục xuất tất cảphương tiệnkhôngcó tráchnhiệm
rakhỏi lònghồBiểnLạc. Ảnh: PN
Bình Thuận: Kiên quyết xử lý việc
khai thác khoáng sản trái phép
Phó chủ tịchUBND tỉnh BìnhThuận cho rằng công tác quản lý hoạt động khoáng sản tại các địa phương
chưa quyết liệt, cần có các biện pháp kiên quyết, kịp thời.
tra liên ngành của huyện, Công an
huyện, Phòng TN&MT và UBND
xã có liên quan. Sau đó báo cáo kết
quả kiểm điểm về Sở Nội vụ trước
ngày 10-7.
Ông Đăng yêu cầu các địa phương
rà soát những người có giấy phép sử
dụng đất tại các khu vực khai thác
khoáng sản trái phép để mời đến làm
việc và xử lý vi phạm hành chính.
Trên cơ sở đó tiến tới xử lý hình sự
đối với các trường hợp tái phạm theo
quy định của pháp luật.
Phó chủ tịch tỉnh Bình Thuận yêu
cầu UBND thị xã La Gi rà soát nhu
cầu san lấp mặt bằng tại dự án De
La Gi do Công ty CP Đầu tư 577
làm chủ đầu tư. Trên cơ sở đó phối
hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT
bổ sung quy hoạch khoáng sản vật
liệu xây dựng thông thường làm cơ
sở đưa vào đấu giá cấp phép để đáp
ứng nhu cầu của dự án.
Đối với khu vực giáp ranh xã
Tân Xuân và xã Sơn Mỹ, huyện
Hàm Tân, phó chủ tịch thường trực
UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND
huyện Hàm Tân khẩn trương xác
minh, làm rõ các trường hợp khai
thác khoáng sản trái phép, chủ sử
dụng đất… để củng cố hồ sơ xử lý
nghiêm theo quy định.•
Các địa phương cần tăng
cường rà soát, hỗ trợ,
tạo điều kiện cho các mỏ
khoáng sản vật liệu xây
dựng thông thường hoàn
chỉnh hồ sơ, thủ tục theo
quy định.
Thẩm định phương án triển khai cao tốc
Dầu Giây - Tân Phú hơn 6.600 tỉ đồng
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định thành
lập hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao
tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức
đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT. Bộ trưởng Bộ
KH&ĐT được Phó Thủ tướng giao làm chủ tịch hội đồng.
Trước đó, tháng 3-2021, Ban quản lý dự án Thăng Long
có văn bản kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1,
thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây -
Liên Khương.
Theo đề xuất của Ban quản lý dự án Thăng Long, cao
tốc Dầu Giây - Tân Phú có điểm đầu giao với quốc lộ 1
tại Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM
- Long Thành - Dầu Giây (thuộc địa phận xã Dầu Giây,
huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Điểm cuối tại Km59+594,
giao cắt với quốc lộ 20, thuộc địa phận xã Phú Trung,
huyện Tân Phú, Đồng Nai. 
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 59,6 km, được
đầu tư hoàn chỉnh quy mô bốn làn xe, vận tốc thiết kế
100 km/giờ. Trong đó phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng với
quy mô bốn làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17 m,
vận tốc khai thác 80 km/giờ. Tổng mức đầu tư dự án hơn
6.600 tỉ đồng.
Ban quản lý dự án Thăng Long đề xuất đầu tư cao tốc
trên theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Trong đó, Nhà
nước hỗ trợ 1.300 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành dự án nhà
đầu tư có quyền thu phí hoàn vốn trong khoảng thời gian
dưới 15,5 năm. Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự
án sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư vào cuối năm 2021, khởi
công vào giữa năm 2022 và hoàn thành vào đầu năm 2025.
VIẾT LONG
Sắp tới, TP.HCM sẽ phát triển
taxi đường thủy
UBND TP.HCM vừa giao Sở GTVT triển khai thực hiện
phê duyệt đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng
kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đặc
biệt hướng đến phát triển hệ thống vận tải hành khách công
cộng đường thủy.
Theo đó, Sở GTVT cần nghiên cứu đầu tư phát triển
tuyến vận tải hành khách đường thủy từ TP.HCM đi các
tỉnh Tiền Giang, Long An giai đoạn 2021-2025. 
Đồng thời TP phát triển, đa dạng hóa các loại hình vận
tải buýt đường thủy, taxi thủy phục vụ vận tải hành khách
đô thị và du lịch. Đó là các tuyến: Tuyến 1, Sài Gòn - quận
7; tuyến 2, Sài Gòn - Bình Lợi, Bình Hòa; tuyến 3, Sài
Gòn - kênh Tẻ - kênh Đôi - sông Chợ Đêm; tuyến 4, Sài
Gòn - Hiệp Phước; tuyến 5, Bạch Đằng - Rạch Chiếc -
phân khu phía đông VinCity; tuyến 6, sông Sài Gòn - sông
Vàm Thuật - rạch Bến Cát - sông Trường Đai - kênh Tham
Lương giai đoạn 2026-2030.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở GTVT TP.HCM triển
khai phê duyệt Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030. Trong đó, giai
đoạn 2021-2030, TP ưu tiên nguồn thu phí sử dụng công
trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng
trong khu vực cửa khẩu cảng biển. 
TP cũng yêu cầu Sở GTVT hoàn chỉnh đầu tư giao thông
đường bộ kết nối hạ tầng với hệ thống cảng biển Cát Lái
trên sông Đồng Nai. Từ đó khai thác tối đa năng lực hàng
hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng như nút giao Mỹ Thủy,
đường Nguyễn Thị Định, đường liên cảng Cát Lái - Phú
Hữu, đường Nguyễn Duy Trinh.
Đồng thời TP cũng tiến hành đầu tư xây dựng cảng cạn
Long Bình mới trên sông Đồng Nai nhằm phục vụ di dời
cụm cảng Trường Thọ.
THU TRINH
Trục xuất phương tiện không có trách nhiệm ra khỏi hồ Biển Lạc
Đô thị -
ThứNăm24-6-2021
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook