183-2023 - page 9

9
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo kênh ThamLương - Bến Cát - rạchNước Lên (giai đoạn 2)
đang được triển khai thực hiện. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
TP.HCM có nhiều dự án ứng phó
với biến đổi khí hậu
TP.HCMsẽ triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
NGUYỄNCHÂU
B
ộ TN&MT vừa tổ chức
hội thảo tổng kết 10 năm
thực hiện Nghị quyết 24
của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về chủ
động ứng phó với biến đổi
khí hậu (BĐKH), tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường (BVMT) khu vực
miền Nam.
Xây dựng nhiều nhà
máy xử lý nước thải
Phát biểu tại hội thảo, bà
Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó
GiámđốcSởTN&MTTP.HCM,
cho biết thời gian qua TP đã
thực hiện nhiều chương trình,
dựánnhằmứngphóvớiBĐKH,
BVMT. Cụ thể, TP đã đảm
bảo lắp đặt hệ thống quan trắc
nước thải tự động, đến nay
tổng công suất các nhà máy,
trạm xử lý nước thải sinh hoạt
là 200.200 m
3
/ngày. Bên cạnh
đó, Nhà máy Bình Hưng giai
đoạn 2 đã hoàn thành. TPcũng
đang xây dựng Nhà máy xử
lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị
Nghè với công suất 480.000
m
3
/ngày. Sau khi nhà máy này
hoàn tất, tỉ lệ nước thải đô thị
được xử lý sẽ đạt 71,25%.
“TP cũng đã triển khai quan
trắc thường xuyên các chỉ tiêu
về chât lương không khi liên
quan đến hoạt động giao thông
tại 19 nút giao thông. Các giải
pháp đồng bộ triển khai gắn
liền với chương trình đột phá
về giảm ùn tắc giao thông góp
phần làm giảm lượng phát thải
các chất ô nhiễm” - bàMỹ nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Bùi Xuân Cường,
TP đã triển khai rất nhiều
“TP nỗ lực trước
ngày 2-9 duyệt được
dự án cải tạo, nâng
cấp rạch Xuyên
Tâm. Đây là tuyến
rạch nhiều năm nay
TP đặt mục tiêu cải
tạo với số vốn gần
10.000 tỉ đồng. Vừa
qua, TP đã cân đối
được nguồn vốn” -
ông Cường thông tin.
10 năm thực hiện, nghị quyết đã đem lại nhiều kết quả
quan trọng
giải pháp liên quan đến việc
ứng phó với BĐKH. Cụ thể,
TP đang tập trung thực hiện
các dự án ngăn triều để chống
ngập, cải tạo, nâng cấp nhiều
tuyến kênh rạch, trong đó có
dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm.
Đây là dự án mà nhiều năm
nay TP vẫn chưa thực hiện
được do gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. “TP nỗ lực trước
ngày 2-9 duyệt được dự án
cải tạo, nâng cấp rạch Xuyên
Tâm. Đây là tuyến rạch nhiều
năm nay TP đặt mục tiêu cải
tạo với số vốn gần 10.000 tỉ
đồng. Vừa qua, TP đã cân đối
được nguồn vốn” - ông Cường
thông tin.
Ngoài ra, theo ôngCường, đề
án nghiên cứu xây dựng cảng
trung chuyển quốc tế Cần Giờ
cũng đang được quan tâm. TP
đang hoàn thiện đề án để sớm
trình Thủ tướng Chính phủ.
Khi đề án được thông qua,
TP sẽ lắng nghe ý kiến phản
biện, có tham vấn để đảm bảo
phát triển kinh tế - xã hội cho
TP và đồng thời gắn với phát
triển bền vững, ứng phó với
BĐKH, bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
Các địa phương
tích cực ứng phó với
BĐKH
Đánh giá về những kết quả
đạt được của địa phương, ông
Phan Văn Cường, Phó Giám
đốc Sở TN&MT tỉnh Long
An, cũng cho hay thời gian qua
tỉnh đã thực hiện chương trình
sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Theo đó, trong giai đoạn 2012-
2018 ước tính tỉnh tiết kiệm
hơn 511 triệu kWh điện. Bên
cạnh đó, tỉnh LongAn cũng đã
điều tra, thống kê, đánh giá các
nguồn thải trên các sông ngòi,
kênh rạch chính của tỉnh, phân
vùng xả thải, đánh giá khả năng
tiếp nhận nước thải của nguồn
nước làm cơ sở cho việc xem
xét tiếp nhận dự án, cấp phép
xả nước thải...
Tại tỉnh Cà Mau, ông Lê
Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh, cho hay trong thời gian
tới tỉnh sẽ tập trung phát triển
hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất
là xây dựng nâng cấp, cải tạo
hạ tầng đô thị, các điểmdân cư
tập trung, khu tái định cư ven
biển. Theo ông Sử, một trong
những nhiệm vụ đề ra trong
Nghị quyết 24 là xây dựng tái
định cư tại các cụm tuyến dân
cư để người dân phòng, chống
thiên tai. Tuy nhiên, thực tế ở
địa phương cho thấy những
khu tái định cư không tạo được
sinh kế cho người dân.
“Ở tỉnh chúng tôi có rất nhiều
khu tái định cư cho người dân
bị ảnh hưởng thiên tai nhưng
chưa có khu tái định cư nào
tạo được sinh kế bằng hoặc
cao hơn sinh kế cho người
dân như khi họ ở vùng thiên
tai. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến việc này, trong đó phải
thừa nhận các nơi tái định cư
không phù hợp với đặc điểm,
điều kiện, tập quán, văn hóa
của người dân khi được di dời
đến” - ông Sử nói.
Để chủ động ứng phó với
BĐKH, tăng cường quản lý tài
nguyên và BVMT, ông Sử cho
biết Cà Mau cũng sẽ tập trung
nâng cấp hệ thống đê sông, đê
biển và các công trình thủy
lợi, đảm bảo chủ động phòng,
chống nước dâng, bão lũ theo
mức thiết kế và an toàn.•
Sau khi nghe báo cáo, tham luận của các địa
phương và chuyên gia, Thứ trưởng Bộ TN&MT
VõTuấnNhân ghi nhận những kết quả đạt được
của các địa phương trong thời gian qua. Thứ
trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng Nghị quyết 24
ra đời là một dấu mốc rất quan trọng về quản
lý tổng hợp các nguồn tài nguyên, BVMT, ứng
phó với BĐKH đối với sự phát triển bền vững
của đất nước. Sau 10 năm thực hiện, nghị quyết
đã đem lại nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh trong nước và
quốc tế có nhiều thay đổi, do vậy những vấn đề
đối với việc thực hiện Nghị quyết 24 trong giai
đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
cần được báo cáo, xem xét, cập nhật để đáp
ứng các vấn đề đang nổi lên và xác định được
các nhómgiải pháp, các nhiệmvụ trọng tâmđể
tiếp tục thực hiện nghị quyết này.
“Tất cả góp ý của các địa phương, chuyên
gia sẽ được ghi nhận lại. Từ đó, chúng tôi sẽ có
nghiên cứu, bổ sung báo cáo tổng kết. Trên cơ
sở đề xuất của các đại biểu, Bộ TN&MT sẽ tiếp
tục hoàn thiện và có báo cáo tổng kết, đánh
giá đúng những vấn đề tồn tại, bài học và có
đề xuất phù hợp” - Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân
nhấn mạnh.
Hơn400đơnvị thamgiahội chợdu lịchquốc tế lớnnhất ViệtNam
Hội chợ ITEHCMC lần thứ 17mở rộng về quymô và đa dạng các
hoạt động. Ảnh: THUTRINH
Chiều 15-8, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức họp báo Hội chợ
du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 17 năm 2023 (ITE HCMC
2023). Hội chợ sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 7 đến 9-9)
tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Sài Gòn (SECC) với
chủ đề “Liên kết, phát triển, bền vững”.
Đề cập đến điểm mới của Hội chợ ITE HCMC năm nay,
bà Nguyễn Cẩm Tú, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch,
thông tin: Quy mô các gian hàng triển lãm và diện tích hội
chợ tăng gấp đôi, người mua tăng gần gấp ba. Về công tác
tổ chức, Hội chợ ITE HCMC không chỉ là diễn đàn giao
thương mà còn cập nhật xu hướng du lịch thế giới hỗ trợ
doanh nghiệp. Chương trình hội nghị, hội thảo tăng gấp đôi
về số lượng so với năm ngoái. Tính đến thời điểm hiện tại
đã có hơn 400 đơn vị và thương hiệu, gồm hơn 370 đơn vị
trong nước, 30 đơn vị quốc tế đăng ký tham gia.
Ngoài ra, hội chợ còn có sự tham dự của cơ quan xúc
tiến du lịch các quốc gia như Campuchia, Chile, Lào,
Malaysia, Myanmar, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan...; cơ
quan xúc tiến du lịch của các địa phương nước bạn như TP
St.Peterburg (Liên bang Nga), thủ đô Seoul (Hàn Quốc) và
hơn 46 tỉnh, TP của Việt Nam.
Hội chợ ITE HCMC là sự kiện du lịch quốc tế duy nhất
tại Việt Nam có chương trình người mua quốc tế với trên
150 người mua quốc tế từ hơn 30+ quốc gia và vùng lãnh
thổ. Qua đó, hội chợ lần thứ 17 hứa hẹn mở ra hơn 6.000
cuộc hẹn thương mại B2B giữa người mua và các đơn vị
triển lãm.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch
TP.HCM, chia sẻ: “Chúng tôi tự hào Hội chợ ITE HCMC
là hội chợ du lịch quốc tế lớn nhất Việt Nam và khu vực”.
Theo ông Hòa, những điều chỉnh mới về chính sách thị thực
đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế đến với Việt
Nam. Song đây mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ
để du lịch Việt Nam hấp dẫn hơn, tạo được sức hút mạnh
mẽ hơn thì còn cần nhiều giải pháp đồng bộ nữa.
“Tôi hy vọng với sự đầu tư quy mô, bài bản, du lịch Việt
Nam sẽ nhanh chóng bứt phá, phát triển có trọng tâm, trọng
điểm, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực
cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới” - ông Hòa nói.
THU TRINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook