9
Ngày 5-1, trao đổi với PV, ông Lưu Thành Nhân, Phó
Chủ tịch UBND TP Nha Trang, Khánh Hòa, cho biết chính
quyền TP đang yêu cầu các địa phương và các đơn vị liên
quan tăng cường kiểm tra, giữ gìn trật tự, thông thoáng của
vỉa hè. “Gần Tết, công tác này sẽ làm quyết liệt hơn. UBND
TP đã yêu cầu các hộ cá nhân, đơn vị kinh doanh ký cam
kết không lấn chiếm vỉa hè. Nếu kiểm tra, phát hiện sẽ xử
lý theo quy định” - ông Nhân nói.
Theo ghi nhận của PV, cứ vào khoảng 9 giờ 30 hằng
ngày, ông H (ngụ TP Nha Trang) làm việc tại một nhà
hàng trên đường Hùng Vương, phường Lộc Thọ lại dắt
gần 10 xe máy của nhân viên ra dựng ngay trên vỉa hè.
Ngay sau đó, một số nhân viên nhờ ông H phụ giúp đưa
bảng quảng cáo, giá để thực đơn ra dựng trước cổng để
phục vụ khách nước ngoài. Chỉ trong vòng 15 phút, vỉa hè
dài khoảng 10 m trên đường Hùng Vương bị nhà hàng này
chiếm trọn để giữ xe, kinh doanh.
Khảo sát các trục đường chính ở TP Nha Trang như Trần
Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồng Bàng, Nguyễn Thiện
Thuật, Pasteur, Quang Trung, Thống Nhất, Hai Bà Trưng,
Yersin, Vân Đồn, Trần Nguyên Hãn…, tình trạng lấn chiếm
vỉa hè đang diễn ra tràn lan.
Trước đó, tháng 4-2022, UBND TP Nha Trang mở chiến
dịch lấy lại vỉa hè để tạo thông thoáng cho đường phố vốn
chật hẹp, hành lang bị chiếm dụng để kinh doanh lâu nay.
Sau đó, những “điểm đen” về chiếm dụng vỉa hè được dẹp
bỏ; trật tự, mỹ quan đô thị có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, gần hai năm sau, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lại
tái diễn tràn lan ở TP Nha Trang, nhất là các khu vực tập
trung đông dân cư, khách du lịch.
“Trước đây, vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai bị lấn
chiếm để buôn bán, dựng xe máy, thậm chí thành bãi tập kết
của một hãng xe khách. Một thời gian sau, vỉa hè được dọn
dẹp thông thoáng, dân ra biển hằng ngày như tôi rất mừng
vì không phải xuống lòng đường đi bộ. Nhưng gần đây tình
trạng lấn chiếm lề đường tái diễn ồ ạt mà không thấy ai xử
lý” - ông Dũng, ngụ phường Tân Lập, bức xúc.
Theo nhiều chủ cửa hàng, hộ kinh doanh, họ mong muốn
vỉa hè được kẻ vạch như ở TP Đà Nẵng, TP.HCM.
Bà Hà Châu, chủ quán cà phê trên đường Hoàng Văn
Thụ, nói: “Biết lấn chiếm vỉa hè là sai nhưng không còn
cách nào khác vì không gian quán quá chật hẹp, không có
chỗ bố trí bãi để xe cho nhân viên và khách mua hàng”.
Theo bà Hà Châu, nếu chính quyền kẻ vạch để phân định
ranh giới chỗ để xe, phần dành cho người dân đi lại, chắc
chắn bà sẽ chấp hành.
Nhiều chủ cửa hàng cũng đề nghị chính quyền địa
phương sớm cho kẻ vạch vỉa hè. “Có vạch kẻ sẽ giúp ý thức
của người dân tốt hơn. Lúc đó, nếu ai sai sẽ dễ dàng xử lý
hơn như hiện nay” - một chủ cửa hàng nói.
Ông Lưu Thành Nhân cho biết UBND TP Nha Trang
đã giao Phòng Quản lý đô thị TP rà soát, tham mưu để
thực hiện thí điểm việc kẻ vạch trên vỉa hè ở một số tuyến
đường. “TP đã có chủ trương kẻ vạch phân chia vỉa hè. Tuy
nhiên, việc này phải căn cứ các quy định của pháp luật và
của UBND tỉnh. UBND TP Nha Trang đang chờ cơ quan
liên quan tham mưu để xem xét” - ông Nhân thông tin.
XUÂN HOÁT
Vỉa hè đườngNguyễn Thị Minh Khai không còn chỗ trống
cho người đi bộ. Ảnh: XUÂNHOÁT
Đầu tư trước hai cầu vượt thép
Hiện TP có nhiều nút giao thông đang trong tình trạng quá tải nhiều
năm, vì vậy TP cần triển khai ngay các dự án hạ tầng giao thông. Để các
dự án được thực hiện nhanh, gọn và mức chi phí đầu tư thấp, TP cũng đã
tính toán đầu tư cầu vượt thép tại nút giao ngã sáu Công trường Dân Chủ
và nút giao ngã tư Bốn Xã. Hiện hai dự án này đang được Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP nghiên cứu tiền khả thi.
Dự kiến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50 có tổng
mức đầu tư khoảng 573 tỉ đồng, triển khai trong giai đoạn 2024-2027 và
nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường Rừng Sác có tổng mức
đầu tư khoảng 2.400 tỉ đồng, triển khai trong giai đoạn 2024-2030.
Ông
LƯƠNG MINH PHÚC
,
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông TP.HCM
Nút giao ngã nămĐài liệt sĩ (quận
BìnhThạnh) trên đườngXôViết Nghệ
Tĩnh, Quốc lộ 13, Nguyễn Xí cũng
là điểm nóng về giao thông nhiều
năm. Sở GTVT đã lên phương án
xây dựng đảo xoay vòng kết hợp với
hầm chui tại khu vực này với tổng
mức đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng.
Nút giao ngã tư Bốn Xã (quận
Bình Tân và quận Tân Phú) là giao
lộ của các trục đường chính như Bình
Long, Thoại Ngọc Hầu, Hòa Bình,
Phan Anh, Lê Văn Quới, Hương lộ 2.
Khu vực này có lưu lượng người và
phương tiện qua lại luôn đông đúc,
nhất là vào giờ cao điểm các phương
tiện chen chúc khiến giao thông luôn
trong tình trạng hỗn loạn. Để giảm
áp lực giao thông cho khu vực này,
TP.HCM dự kiến xây dựng cầu vượt
hai chiều với chiều dài khoảng 280
m, rộng 12 m, tổng mức đầu tư hơn
1.860 tỉ đồng. Dự án dự kiến được
đầu tư trong giai đoạn 2024-2028.
Cuối cùng là nút giao cao tốc
Bến Lức - Long Thành với đường
Rừng Sác và nút giao cao tốc Bến
Lức - Long Thành với Quốc lộ 50.
Hai dự án này được đề xuất đầu tư
để kết nối đồng bộ với hạ tầng giao
thông trong khu vực.
Sử dụng ngân sách TP
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Trần Chí Trung, Trưởng phòng
KH&ĐT, Sở GTVT, cho biết trong
kế hoạch đầu tư phát triển các dự án,
công trình trọng điểm, chiến lược
ngành GTVT tập trung thực hiện giai
đoạn 2024-2030, sở chú trọng phát
triển các tuyến đường cao tốc, các
trục giao thông kết nối liên vùng,
quốc lộ và cả các nút giao thông
trọng điểm ở TP. “Sáu nút giao trên
có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ
đồng, được đầu tư bằng nguồn ngân
sách TP” - ông Trung nói.
ĐÀOTRANG
M
ới đây, Sở GTVT TP.HCM
đã trình UBND TP tờ trình
về việc ban hành kế hoạch
đầu tư phát triển các dự án, công
trình trọng điểm, chiến lược của
ngành GTVT tập trung thực hiện
trong giai đoạn 2024-2030. Đáng
chú ý, các nút giao thông vốn ùn
ứ, ách tắc nhiều năm đã được TP
đưa vào danh mục các dự án trọng
điểm sẽ được triển khai thời gian tới.
Đầu tư sáu nút giao thông
trọng điểm
Cụ thể, dự án ngã sáu Công trường
Dân Chủ (quận 3) là một trong những
dự án được đưa vào danh mục dự
án trọng điểm sẽ được triển khai
xây dựng. Tại khu vực này sẽ xây
cầu vượt thép với tổng kinh phí
hơn 281 tỉ đồng. Cầu vượt thép có
chiều dài hơn 268 m, rộng 6,5 m.
Dự án này đã có kế hoạch từ trước
nhưng do vướng hạ tầng kỹ thuật
của tuyến metro số 2 nên chưa thể
khởi công. Đến nay, Sở GTVT đã
bắt đầu nghiên cứu phương án kết
nối để giải tỏa ùn ứ giao thông cho
khu vực này.
Tương tự, nút giao Phan Văn
Trị - Phạm Văn Đồng cũng là điểm
thường xuyên xảy ra ùn tắc giao
thông phía khu vực quận Gò Vấp.
Để giải quyết tình trạng này, đồng
thời tăng cường kết nối với sân bay
Tân Sơn Nhất, Sở GTVT đã đề xuất
xây dựng nút giao thông khác mức
tại nút giao Phan Văn Trị - Phạm
Văn Đồng. Tổng mức đầu tư cho dự
án này khoảng 470 tỉ đồng, dự kiến
triển khai trong giai đoạn 2024-2026.
Nút giao
ngã sáu
Công
trường
Dân Chủ
(quận 3)
sẽ được
xây cầu
vượt thép
với tổng
kinh phí
hơn 281
tỉ đồng.
Ảnh:
NHƯ
NGỌC
TP.HCM đầu tư 6 nút giao thông
gần 7.000 tỉ đồng
Hàng loạt nút giao thông lớn ở TP.HCMđược đưa vào danhmục ưu tiên đầu tư để khơi thông các nút thắt
về hạ tầng giao thông.
Theo ông Trung, TP có tới 16 vị
trí nút giao có thể làm cầu vượt, tuy
nhiên trong bối cảnh nguồn lực còn
hạn chế, TP cần đánh giá những dự
án ưu tiên đầu tư để nghiên cứu tiền
khả thi, đưa vào kế hoạch triển khai
đầu tư xây dựng trước. Vì vậy, từ nay
tới năm 2030, Sở GTVT kiến nghị
làm cầu vượt thép qua hai nút giao
là ngã tư Bốn Xã và ngã sáu Công
trường Dân Chủ.
Bên cạnh đó, đối với những nút
giao thường xuyên ùn ứ như Phan
Văn Trị - Phạm Văn Đồng, Đài liệt
sĩ, TP cũng ưu tiên nguồn vốn để đầu
tư, khơi thông hạ tầng giao thông.
“Quy hoạch các dự án trên cũng đã
có, vì vậy Sở GTVT sẽ lập danh mục
các dự án ưu tiên đầu tư, những dự án
thực sự cấp thiết để trình UBND TP.
Sau đó, UBND TP sẽ giao nhiệm vụ
cho sở và các đơn vị liên quan nghiên
cứu, lập chủ trương đầu tư và đến khi
ngân sách TP có sẽ bố trí nguồn vốn,
thông qua chủ trương đầu tư và tiến
hành làm dự án. Dự kiến từ nay tới
năm 2030, TP sẽ ưu tiên đầu tư các
nút giao thông trên” - ôngTrung nói.•
Vỉahè ởTPNhaTrang (KhánhHòa) bị tái lấn chiếm
“Sáu nút giao trên có
tổng mức đầu tư khoảng
7.000 tỉ đồng, được đầu
tư bằng nguồn ngân sách
TP” - ông Trung nói.