14
Bạn đọc -
Thứ Tư 6-3-2024
Tôi quê Long An lên TP.HCM đi làm
và đang ở trọ tại quận Tân Bình. Trước
đây, tôi làm việc cho một công ty ở TP.HCM nhưng đã
nghỉ việc từ tháng 1.
Xin hỏi trường hợp của tôi đang thuê trọ chưa đăng ký
tạm trú tại TP.HCM thì có cách nào để tham gia BHYT hộ
gia đình ở TP.HCM?
Bạn đọc
Nguyễn Hạnh
(TP.HCM)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Theo quy định tại
Luật Cư trú, hộ gia đình là những người có tên trong
cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại
TP.HCM.
Tại Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn liên quan,
thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình gồm tờ khai tham gia,
điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) do
người tham gia kê khai, không yêu cầu người tham gia
cung cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Do Luật Cư trú quy định công dân đến sinh sống tại chỗ
ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi
đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục
đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký
tạm trú.
Như vậy để tham gia BHYT hộ gia đình ở TP.HCM,
người dân cần thực hiện đăng ký tạm trú trực tuyến (thông
qua cổng dịch vụ công quốc gia) hoặc đến trực tiếp tại
công an phường, xã để được hướng dẫn cách đăng ký.
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú, người dân
liên hệ tổ chức dịch vụ thu như UBND phường, xã, thị
trấn, bưu điện... (danh sách này được cập nhật trên trang
web của BHXH TP.HCM) hoặc cơ quan BHXH quận,
huyện nơi đang tạm trú để mua BHYT theo quy định.
Như vậy, đối với những người đang ở trọ không thuộc
đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, muốn tham gia
BHYT hộ gia đình thì cần phải làm thủ tục đăng ký tạm
trú trước.
VÕ HÀ
TP.HCM: 10 nhóm đối tượng
khó khăn được hỗ trợ
10 nhómđối tượng là người cao tuổi, trẻ emmồ côi và những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
trên địa bàn TP.HCMsẽ được hỗ trợ từNghị quyết 35/2023.
NGUYỄNHIỀN
N
ghị quyết 35/2023 (Nghị
quyết 35) của HĐND
TP.HCM về chính sách
đặc thù chăm lo, hỗ trợ người
cao tuổi, trẻ em mồ côi và
những đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn trên địa bàn
TP.HCM có hiệu lực từ tháng
1-2024.
Đây là chính sách dành cho
các đối tượng không thuộc
diện hưởng trợ cấp xã hội
theo Nghị định 20/2021 về
chính sách trợ giúp xã hội đối
với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó, người cao tuổi, trẻ
emmồ côi và những đối tượng
có hoàn cảnh khó khăn trên
địa bàn TP.HCM có đăng ký
thường trú, tạm trú sẽ được
hưởng một số chính sách đặc
thù riêng được quy định tại
Nghị quyết 35.
PhápLuật TP.HCM
trao đổi
với ông Nguyễn Tăng Minh,
PhóGiámđốcSởLĐ-TB&XH
TP.HCM, về đối tượng và
quy trình thực hiện chăm lo,
hỗ trợ đối với các đối tượng
theo Nghị quyết 35.
Kế hoạch đang được
UBND TP thẩm định
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
hiện nay việc thực hiện Nghị
quyết 35 được TP.HCM triển
khai đến các địa phương như
thế nào?
+Ông
NguyễnTăngMinh
:
Ngay khi Nghị quyết 35 được
thông qua, SởLĐ-TB&XHđã
chủ động xây dựng dự thảo kế
hoạch của UBND TP để triển
khai, tổ chức thực hiện nghị
quyết và dự thảo hướng dẫn
của sở về quy trình thủ tục
xét duyệt các nhóm đối tượng
hưởng.
Trước đó, sở đã tổ chức hội
Đối tượng được chăm lo theo Nghị quyết 35/2023
Có 10 nhómđối
tượng thụ hưởng
chính sách với
những hỗ trợ gồmhỗ
trợ hằng tháng tại
cộng đồng với mức
hỗ trợ 1-2,5 lần
mức chuẩn trợ giúp
xã hội của TP.
Lãnh đạo xã Tân Thới Nhì, huyệnHócMôn, TP.HCMtặng quà cho trẻ emmồ côi do dịch COVID-19.
Ảnh: TRẦNNGỌC
Nhân
viên của
cơ quan
BHXH tư
vấn người
dân tham
gia BHXH,
BHYT.
Ảnh:
NGUYỄN
HIỀN
Cách thamgiaBHYThộgiađìnhđối với người ở trọ
Người thuê trọmuốn thamgia BHYT hộ gia đình phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú.
thảo tham vấn lấy ý kiến của
các sở, ban ngành TP có liên
quan, UBND TP Thủ Đức và
quận, huyện về phương thức
triển khai Nghị quyết 35.
Tại hội thảo, đã tham khảo
ý kiến của các đơn vị về khó
khăn,vướngmắctrongquátrình
thực hiện Nghị quyết 02/2022
đểthammưuxâydựngkếhoạch
triển khai Nghị quyết 35 hiệu
quả, phù hợp với thực tế.
Songsongđó, đểviệc rà soát,
xét duyệt danh sách các nhóm
Theo Nghị quyết 35, có 10 nhómđối tượng
thụ hưởng chính sách với những hỗ trợ gồm
hỗ trợ hằng tháng tại cộng đồng với mức
hỗ trợ 1-2,5 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội
của TP quy định hằng tháng (hiện nay mức
chuẩn trợ giúp xã hội là 480.000
đ
ồng), hỗ
trợ thẻ BHYT và hỗ trợ về giáo dục.
Cụ thể: Chính sách hỗ trợ hai nhóm đối
tượng người cao tuổi, không có lương hưu,
trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hằng tháng có
hoàn cảnh khó khăn.
Nhóm người thuộc hộ nghèo, cận nghèo
(theo bộ tiêu chí đo lường nghèo đa chiều
của TP): Bị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận
điều trị theoquy định tại Danhmục bệnhhiểm
nghèo...); bị suy giảm khả năng lao động từ
31% trở lên do bị tai nạn lao động, tai nạn giao
thông, tai nạn khác (có xác nhận của cơ quan y
tế có thẩmquyền) nhưng chưađược hưởng trợ
cấp BHXH hoặc trợ cấp xã hội hằng tháng.
Hỗ trợ ba nhóm trẻ em mồ côi, trẻ em bị
bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chưa
được hưởng trợ cấp xã hội theo Nghị định
20/2021).
Chính sách hỗ trợ cấp thẻ BHYT cho ba
nhómđối tượng có hoàn cảnh khó khăn gồm
người mắc bệnh hiểm nghèo; trẻ em từ đủ
sáu tuổi đến dưới 16 tuổi bị khuyết tật nhẹ...
Ông
NGUYỄN TĂNG MINH
,
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
đối tượng thụ hưởng kịp thời
và hiệu quả, sở đã hướng dẫn
các địa phương rà soát bước
đầu các hộ gia đình có hoàn
cảnh khó khăn.
Đến nay các địa phương cơ
bản đều thống nhất với dự thảo
hướng dẫn của sở.
Mặt khác, sở đã phối hợp
với các sở, ban ngành TP và
các cơ quan, đơn vị liên quan
tham mưu trình UBND TP
kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị quyết 35. Hiện nay, kế
hoạch đang được UBND TP
xem xét, thẩm định.
Quy trình, hồ sơ
hưởng theo Nghị
quyết 35
. Xin ông cho biết quy
trình cũng như hồ sơ để hỗ
trợ các đối tượng theo Nghị
quyết 35?
+ Về quy trình xét duyệt
hỗ trợ các nhóm đối tượng
rất chi tiết, khó có thể trao
đổi chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, có thể hiểu quy
trình qua một số bước.
Bước 1: Rà soát danh sách
các nhómđối tượng và hướng
dẫncácnhómđối tượng (người
giám hộ của đối tượng) viết
tờ khai đề nghị trợ giúp xã
hội và nộp các bản sao giấy
tờ chứng minh có liên quan.
Trongbướcnày, cácphường,
xã, thị trấn, trên cơ sở danh
sách hộ nghèo, cận nghèo
theo bộ tiêu chí nghèo của
TP quy định sẽ thực hiện rà
soát, khảo sát. Sau đó hướng
dẫn người dân viết tờ khai và
nộp các bản sao giấy tờ chứng
minh có liên quan.
Bước 2:
Trong vòng bảy
ngày, địa phương tổng hợp,
nghiệm thu tờ khai đề nghị
trợ giúp xã hội và tổng hợp
thành danh sách đối tượng
cho từng nhóm đối tượng
.
Bước 3:
Tổ chức họp để
thống nhất kết quả khảo sát,
rà soát lấy ý kiến thống nhất
của ít nhất 50% tổng số người
tham dự họp về kết quả khảo
sát, rà soát cho từng nhómđối
tượng. Bước này nhằm đảm
bảo tính công khai, minh bạch,
hỗ trợ đúng người, đúng đối
tượng của nghị quyết. Trường
hợp ý kiến thống nhất dưới
50% thì thực hiện rà soát theo
quy định tại bước 2 mục này.
Bước 4: Niêm yết, thông
báo công khai kết quả tại
phường, xã, thị trấn trong thời
gian ba ngày làm việc. Đặc
biệt, trong thời gian niêm yết,
thông báo công khai, trường
hợp có khiếu nại của người
dân, UBND phường, xã, thị
trấn tổ chức phúc tra kết quả
rà soát theo đúng quy trình
rà soát trong thời gian không
quá bảy ngày làm việc kể từ
ngày nhận được khiếu nại;
đồng thời, niêm yết công khai
lại kết quả phúc tra theo quy
định nêu trên.
Bước 5
:
Sau khi đã hết
thời gian công khai trong
ba ngày, UBND phường,
xã, thị trấn báo cáo kết
quả khảo sát, rà soát gửi
về Phòng LĐ-TB&XH cấp
huyện để tổng hợp và đề
xuất UBND quận, huyện,
TP Thủ Đức phê duyệt,
quyết định trợ cấp.
Về thành phần hồ sơ:
Ngoài tờ khai trợ giúp xã
hội, thông tin về cư trú;
tùy theo nhóm đối tượng
thụ hưởng thì sẽ quy định
những hồ sơ khác nhau.
. Nghị quyết 35 đã có hiệu
lực từ tháng 1-2024 nhưng
đến nay các đối tượng vẫn
chưa được hưởng, vậy khi
có khoản trợ cấp này, các
nhóm đối tượng có được
truy lãnh không?
+
Nội dung này trước đây
Sở LĐ-TB&XH đã có văn
bản tham vấn ý kiến của
Sở Tư pháp. Theo đó, Sở
Tư pháp cho biết tại Điều
156 Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2020) có quy định văn bản
quy phạm pháp luật được áp
dụng từ thời điểm bắt đầu
có hiệu lực. Vì vậy, trường
hợp này các nhóm đối tượng
đều được truy lãnh.
. Xin cảm ơn ông.•