8
Đô thị -
Thứ Tư 6-3-2024
Tiêu điểm
PHÚNGUYỄN
B
ộ Xây dựng vừa bỏ đề
xuất quy định mỗi người
kinh doanh bất động sản
(BĐS) quy mô nhỏ chỉ được
bán, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê mua 3-5 nhà ở hoặc
3-5 căn hộ chung cư trong một
năm vì có nhiều ý kiến lo ngại
quy định này có thể vi phạm
quyền tự do kinh doanh của
người dân.
Nhanh chóng bỏ
đề xuất chưa hợp lý
Sáng 5-3, Bộ Xây dựng xác
nhận đã bỏ đề xuất cá nhân
Trữ nước ngọt, mở vòi nước công cộng
để người dân sử dụng miễn phí
Ngày 5-3, ông Nguyễn Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi
cục Thủy lợi Tiền Giang, cho biết xâm nhập mặn mùa khô
năm 2024 trên địa bàn tỉnh đến sớm hơn và lấn sâu hơn so
với trung bình nhiều năm. Hiện nay độ mặn trên sông Tiền
đã cao hơn so với cùng kỳ các năm 2016, 2021 và 2023,
nước mặn đã lấn sâu vào cách cửa sông khoảng 50-55 km.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất
cho người dân trong mùa hạn mặn, ngành chức năng của
tỉnh Tiền Giang đã chủ động vận hành đóng các cống ngăn
nước mặn xâm nhập vào nội đồng
Theo Chi cục Thủy lợi Tiền Giang, tại vùng dự án ngọt
hóa Gò Công, cống Xuân Hòa và cống Rạch Chợ đã vận
hành lấy gạn và đóng cống ngăn mặn. Tổng lượng nước
trữ trong vùng dự án khoảng 90-100 triệu m
3
. Hiện tỉnh đã
kịp thời thi công hoàn thành đưa vào vận hành sáu cống
ngăn mặn tại đầu các kênh rạch ra sông Tiền trên đường
tỉnh 864 nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho người dân
các huyện phía tây, đặc biệt là vùng chuyên canh cây ăn
trái của tỉnh.
Chi cục Thủy lợi Tiền Giang cũng cho biết hiện nay
nước mặn trên sông Tiền tại khu vực cầu Kinh Xáng (xã
Song Thuận, huyện Châu Thành) các cửa sông 56 km độ
mặn đo được 1,02 g/lít có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người
dân.
Trước đó ngay đầu tháng 3-2024, ngành chức năng của
tỉnh đã phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
thủy lợi 10 (Bộ NN&PTNT) đóng cống Nguyễn Tấn
Thành trên Kinh Xáng khi dự án này đang còn thi công.
Về nước sinh hoạt, theo Chi cục Thủy lợi Tiền Giang,
đến thời điểm này tình hình cấp nước sinh hoạt cho người
dân các huyện phía đông cơ bản đảm bảo.
Hiện những khu vực nguồn nước sinh hoạt yếu đã được
các địa phương đề nghị Công ty TNHH MTV Cấp nước
Tiền Giang mở các vòi nước công cộng để người dân đến
lấy sử dụng miễn phí. Cụ thể đến nay Công ty TNHH
MTV Cấp nước Tiền Giang đã mở 25 vòi công cộng cấp
cho người dân gồm huyện Gò Công Đông 18 vòi, huyện
Tân Phú Đông bảy vòi.
Đồng thời, công ty đã vận hành mở sáu giếng khoan dự
phòng khu vực TP Mỹ Tho, sáu giếng khoan dự phòng tại
Nhà máy nước Bình Đức và hệ thống bơm bổ cấp nước
thô trên kênh Sáu Ầu - Xoài Hột.
Riêng Công ty CP Nhà máy nước Đồng Tâm những
ngày qua đã vận hành trạm bơm bổ cấp nước thô trên kênh
Sáu Ầu - Xoài Hột.
ĐÔNG HÀ
Khánh Hòa lập đề án trở thành TP
trực thuộc Trung ương
Ngày 5-3, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã ban hành
quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ tổng thể về xây dựng
Khánh Hòa trở thành TP trực thuộc Trung ương.
Đề cương nhằm thực hiện lập đề án tổng thể về xây dựng
Khánh Hòa trở thành TP trực thuộc Trung ương. Mục tiêu của
đề án là đưa nhiệm vụ trọng tâm, tổng thể, các giải pháp để
triển khai 19 nhiệm vụ ưu tiên nhằm xây dựng Khánh Hòa trở
thành TP trực thuộc Trung ương.
Trong đó, Khánh Hòa ưu tiên nhiều nhiệm vụ về quy hoạch,
chương trình phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, xã hội theo
danh mục các tiêu chí, tiêu chuẩn còn thiếu.
Đồng thời, lập, trình phê duyệt các đề án điều chỉnh, sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo định hướng quy hoạch
tỉnh, quy hoạch chung đô thị. Theo phương án tổ chức sắp
xếp đơn vị hành chính tiêu chuẩn TP trực thuộc Trung ương,
Khánh Hòa giữ nguyên tổng số chín đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm hai TP là Nha Trang và đô thị mới Cam Lâm; hai
quận là Cam Ranh và Ninh Hòa; hai thị xã là Diên Khánh và
Vạn Ninh; ba huyện là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Trường Sa.
Khánh Hòa sẽ dành 300 ngày để thực hiện lập và trình duyệt
đề án. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách tỉnh.
HUỲNH HẢI
Các chuyên gia cho rằng cần làmrõ khái niệm“kinh doanh bất động sản quymô nhỏ” là như thế nào.
Ảnhminh họa: HUYỀNPHẠM
Hiện Bộ Xây dựng đang đưa
ra nhiều nội dung để lấy ý kiến
góp ý của người dân về dự thảo
Nghịđịnhquyđịnhchitiết,hướng
dẫn thi hành một số điều của
Luật Kinh doanh BĐS 2023 như
thủ tục đăng ký và thay đổi nội
dung hoạt động sàn giao dịch
BĐS; điều kiện chuyển nhượng
hợp đồng mua bán, thuê mua
nhà ở hình thành trong tương
lai và chuyểnnhượnghợpđồng
thuê mua nhà, công trình xây
dựng có sẵn… Ngày hết hạn
lấy ý kiến là 27-4-2024.
Ba phương án xác định đối tượng kinh
doanh bất động sản quy mô nhỏ
Theo bản dự thảo nghị định đăng tải lần đầu của Bộ Xây
dựng, tại Điều 7 đề xuất ba phương án xác định cá nhân kinh
doanh BĐS quy mô nhỏ.
Phươngán1:Cánhânbán,chuyểnnhượng,chothuênhàởcósẵn,
nhàởhình thành trong tương lai 3-5nhàởhoặc cănhộchungcư
trongmộtnăm.Cánhânbán,chuyểnnhượng,chothuêcôngtrình
xâydựng có sẵnhoặc hình thành trong tương lai 5-10 công trình
hoặc 5-10phầndiện tích sàn tại công trình trongvòngmột năm.
Phương án 2: Cá nhân bán, cho thuê BĐS thuộc quyền sở hữu,
quyền sử dụng có diện tích 1.000-2.000 m
2
đất tại khu vực đô
thị.Tại khu vực nông thôn, diện tích này lớn hơn, trong khoảng
3.000-5.000 m
2
.
Phương án 3: Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ từ
hai tầng trở lên và có quy mô dưới 20 căn hộ theo quy định
tại khoản 3 Điều 57 Luật Nhà ở. Cá nhân bán, cho thuê nhà ở
có nguồn gốc từ nhận thừa kế hoặc nhà tình nghĩa, nhà tình
thuơng, nhà đại đoàn kết mà cá nhân được các bên trao tặng.
Vấn đề đặt ra là tính
khoa học, hợp lý,
logic trong cách thiết
kế quy định tại dự
thảo nghị định để
lượng hóa việc kinh
doanh bất động sản
quy mô nhỏ.
Kinhdoanhbất động
sảnquymônhỏ:
Khôngnênđếmsốnhà
Bộ Xây dựng đã nhanh chóng có sự điều chỉnh hợp lý về quy định
xác định người kinh doanh bất động sản quymô nhỏ.
kinh doanh BĐS quy mô nhỏ
có thể chỉ được bán, cho thuê
3-5 căn nhà trongmột năm, nếu
vượt phải đăng ký lập doanh
nghiệp. Thông tin từ bộ cho
biết có nhiều ý kiến cho rằng
đề xuất trên sẽ vi phạm quyền
tự do kinh doanh của người
dân. Bộ đã lắng nghe và tiếp
thu ngay các ý kiến hợp lý và
có sự điều chỉnh kịp thời.
Trước đó từ ngày 27-2-2024,
Bộ Xây dựng đã đăng tải dự
thảo tờ trình và Nghị định quy
định chi tiết, hướng dẫn thi
hànhmột số điều củaLuật Kinh
doanh BĐS 2023 (có hiệu lực
từ ngày 1-1-2025). Trong bản
dự thảo lấy ý kiến lần một tại
Điều 7 có đề xuất cá nhân kinh
doanh BĐS chỉ được bán, cho
thuê tối đa năm căn nhà trong
một năm.
Tuy nhiên, vào sáng 5-3,
bản dự thảo mới được đăng
tải đã bỏ nội dung này và chỉ
quy định chung chung là cá
nhân kinh doanh BĐS quy mô
nhỏ (theo quy định tại khoản 3
Điều 9 Luật Kinh doanhBĐS),
không phải thành lập doanh
nghiệp kinh doanh BĐS, thực
hiện giao dịch theo pháp luật
về dân sự, pháp luật về công
chứng và phải kê khai nộp thuế
theo quy định của pháp luật.
Đồng thời chỉ rõ tổ chức,
cá nhân bán nhà ở, công trình
xây dựng, phần diện tích sàn
xây dựng trong công trình xây
dựng không nhằm mục đích
kinh doanh (theo quy định tại
khoản4Điều9LuậtKinhdoanh
BĐS 2023) là các trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 1
Luật Kinh doanh BĐS 2023.
Cần làm rõ khái niệm
kinh doanh BĐS
quy mô nhỏ
Trao đổi với chúng tôi, ThS
NguyễnVăn Đỉnh, chuyên gia
pháp lýBĐS, ủnghộquanđiểm
pháp luật cần định lượng thế
nào là kinh doanh BĐS quy
mô nhỏ. Nếu vượt quá quy mô
đó thì buộc chủ thể kinh doanh
phải thành lập tổ chức kinh tế
và thực hiện theo Luật Kinh
doanh BĐS. Điều này nhằm
bảo vệ trật tự, an toàn xã hội,
bảo vệ quyền, lợi ích của các
chủ thể trong hoạt động kinh
doanh.
TheoôngĐỉnh, yêucầulượng
hóa thế nào là kinh doanh BĐS
quy mô nhỏ đã được đặt ra từ
Luật Kinh doanh BĐS 2014
nhưng đến nay nội hàmđó vẫn
chưa được làm rõ.
“Vấn đề đặt ra là tính khoa
học, hợp lý, logic trong cách
thiết kế quy định tại dự thảo
nghị định để lượng hóa việc
kinh doanh BĐS quy mô nhỏ.
Ba phương án xác định trong
dự thảo nghị định lần đầu Bộ
Xây dựng đưa ra lấy ý kiến
vẫn có nhiều nhược điểm, cần
nghiên cứu chỉnh sửa để hoàn
thiện” - ông Đỉnh nói.
Tương tự, TS Trần Xuân
Lượng, Trường ĐH Kinh tế
quốc dân, cho hay ông ủng
hộ chủ trương quản lý việc
cá nhân kinh doanh BĐS quy
mô nhỏ. Tuy nhiên, quản lý ở
đây không phải là bóp nghẹt
quyền kinh doanh của nhóm
đối tượng này.
“Quản lý là phải để người ta
phát triển được, Nhà nước cũng
thu được thuế, các bên đều có
lợi. Quản lý phải bằng những
côngcụđúngvàtrúng,khôngnên
theo cáchhạn chế số lượng5-10
như vậy” - chuyên gia này nói.
TheoTSLượng, nênđặt ngưỡng
về giá trị giao dịch chứ không
phải số lượng nhà giao dịch.
Bởi có những người bán 10 căn
chung cư diện tích nhỏ nhưng
giá trị không bằng một người
bán căn biệt thự, villa giá trị cả
trămtỉ đồng. HoặcNhà nước có
thể hạn chế bằng cách áp thuế
đối với cánhânkinhdoanhBĐS
quy mô nhỏ cao hơn một chút
so với doanh nghiệp.
“Muốn làm được như vậy,
Nhà nước phải làm tốt khâu
định giá BĐS. Từ đó sẽ xác
định được giá trị BĐS sát với
thị trường và người dân phải
nộp thuế bao nhiêu, tránh thất
thu ngân sách thay vì đếm các
hộ nhỏ lẻ bán, cho thuê được
bao nhiêu căn hộ/năm” - TS
Lượng góp ý.•