156-2024 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư 17-7-2024
Bổ sung i-ốt
vào thực phẩm:
Khuyến khích chứ
đừng bắt buộc
Nước mắm truyền thống được làm từ cá biển và
muối biển chắc chắn có i-ốt khoảng 0,3-0,4mg/lít,
vậy có nên quy định bắt buộc bổ sung i-ốt vào
sản phẩmnày?
D
ự thảo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị
định 09/2016/NĐ-CP
quy định về tăng cường vi
chất dinh dưỡng vào thực
phẩm (Nghị định 09) đang
được Bộ Y tế lấy ý kiến góp
ý giữ nguyên quy định: Muối
dùng để ăn trực tiếp, dùng
trong chế biến thực phẩm
phải được tăng cường i-ốt;
bột mì dùng trong chế biến
thực phẩm phải được tăng
cường sắt và kẽm...
Tám năm qua, các doanh
nghiệp (DN), hiệp hội, chuyên
gia đã nhiều lần kiến nghị và
dẫn chứng các bằng chứng
khoa học để chứng minh việc
bổ sung đại trà không mang
lại hiệu quả nhằm ngăn ngừa
nguy cơ những bệnh do thiếu
i-ốt, sắt, kẽm… nhưng đến
nay các bất cập này vẫn chưa
được tháo gỡ.
Cần xem xét lại
Ông Đặng Hoàng Giang,
Tổng Thư ký Hiệp hội Điều
Việt Nam, cho biết hạt điều
xuất khẩu có dòng sản phẩm
rang muối có vỏ lụa và không
vỏ lụa được thị trường Mỹ,
Canada, Trung Quốc và một
số nước khác ưa chuộng.
Khẩu vị của người tiêu dùng
Mỹ thích sản phẩm có muối
nhưng là muối tinh khiết,
không có i-ốt hay các vi chất
khác. Đặc biệt, thị trườngNhật
Bản yêu cầu phải có chứng
thư chất lượng từ một đơn
vị kiểm định độc lập, chứng
minh trong sản phẩm không
có muối i-ốt.
Không chỉ vậy, theo ý kiến
của các chuyên gia, nếu bổ
sung i-ốt sẽ ít nhiều làm biến
đổi sản phẩm thực phẩm trong
quá trình chế biến. Đặc biệt
sản phẩm điều khi xuất khẩu
có hai yếu tố là màu sắc, mùi
vị. Nếu hai yếu tố này bị biến
đổi thì chất lượng thay đổi từ
loại 1 sang loại 2, dẫn đến giá
bán cũng phải giảm theo. Điều
này vô hình tạo nên sự mất
đi lợi thế cạnh tranh mà DN
Việt Nam đang có.
Ông Giang chia sẻ: “Các
căn cứ khoa học, lý luận
thực tiễn các chuyên gia đã
nêu bất cập, chúng ta biết mà
vẫn quy định thì cần xem xét.
Chúng ta nên “lắng nghe” thị
trường nước ngoài. Cụ thể,
thị trường yêu cầu sản phẩm
phải sử dụng muối tinh khiết,
không i-ốt trong khi chúng ta
chỉ toàn là muối i-ốt.
Chưa kể, do liên quan đến
quy trình chế biến, nếu bán
ở thị trường nội địa, DN phải
thay đổi cả máy móc, thiết bị
chế biến cho sản phẩmnội địa
riêng. Trong bối cảnh các DN
đang khó khăn tự dưng phải
thêm một mớ chi phí, khó
khăn chồng chất khó khăn”.
Khuyến khích doanh
nghiệp thực hiện chứ
không nên bắt buộc
Chuyên gia Đỗ Việt Hà,
Phó Chủ tịch Hội Hóa học
TP.HCM, cho rằng
việc bổ
sung vi chất như i-ốt, sắt, kẽm
vào thực phẩm có tác dụng
tốt đối với người thiếu các
chất này. Tuy nhiên, những
người dư thừa sẽ xảy ra hậu
quả khó lường.
Ông Hà kiến nghị: “Tôi
đồng tình cùng các hiệp hội
ngành hàng, kiến nghị Bộ Y
tế cần quy định theo hướng
khuyến khích DN thực hiện
chứ không bắt buộc. Nếu
DN nào bổ sung vi chất như
i-ốt trong muối ăn; sắt, kẽm
trong bột mì… trong sản
phẩm nên ghi thông tin lên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1/3 dân số thế
giới thiếu kẽm nhưng chỉ từ nhẹ tới trung bình, rất ít thiếu
kẽm nghiêm trọng. Tại Việt Nam, theo dự thảo sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 09 của Bộ Y tế là đang yêu
cầu “phủ” (vi chất - PV) toàn diện. Chính sách này thường chỉ
áp dụng cho những nước cực kỳ nghèo.
Theo các khảo sát, ở các vùng nông thôn, miền núi có tình
trạng thiếu sắt và kẽm phổ biến. Nhưng ở khu vực này, thực
phẩm chính của họ là cơm, các loại bánh làm từ gạo, khoai
mì chứ không phải bột mì.
Liệu bắt buộc tất cả DN sản xuất sử dụng bột mì đều phải
có kẽm, sắt có hiệu quả với những đối tượng vùng nông thôn
không? Mỗi quốc gia đều có mức độ kinh tế phát triển khác
nhau, thu nhập khác nhau, mức chênh lệch giữa nông thôn
và đô thị khác nhau, địa dư khác nhau.
Việt Nam có thể phủ tùy vùng và nhắm đến đối tượng áp
dụng là khu vực nào. Chẳng hạn vùng cao nguyên thiếu vi
chất nào, Nhà nước có chính sách cho vùng đó. Có thể đặt
hàng các DN sản xuất sản phẩm có bổ sung vi chất phù hợp
và bán trợ giá. Chúng ta không thể sao chép giải pháp “phủ
toàn diện” vi chất của nước khác áp dụng cho Việt Nam mà
bất chấp những khó khăn của DN, đặc biệt là mất quyền lựa
chọn của người tiêu dùng.
Chuyên gia an toàn thực phẩm
VŨ THẾ THÀNH
Ngày 16-7, Sở KH&ĐT tỉnh Bình Định cho biết đoàn
công tác của tỉnh đang có chuyến làm việc với Đại sứ quán
Việt Nam tại Hà Lan trong khuôn khổ chương trình xúc tiến
đầu tư, thương mại giữa tỉnh Bình Định với các đối tác Hà Lan.
Theo ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy
Bình Định, những năm qua kinh tế tỉnh Bình Định phát
triển ở giai đoạn mới, đạt những kết quả tích cực; trong
đó, du lịch từng bước khẳng định được thương hiệu qua
việc tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm quốc tế.
Ông Toàn bày tỏ mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại
Hà Lan, tham tán thương mại quan tâm nghiên cứu, hỗ trợ
tạo cầu nối giúp tỉnh kết nối, tìm kiếm được cơ hội thu hút
đầu tư, thúc đẩy thương mại với các đối tác Hà Lan.
Ông Ngô Hướng Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt
Nam tại Hà Lan, cam kết sẽ phối hợp, hỗ trợ tích cực để
tỉnh Bình Định có được những kết quả tốt đẹp, triển vọng
trong thu hút nhà đầu tư tại Hà Lan trong thời gian tới.
Dịp này, đoàn công tác tỉnh Bình Định đến học hỏi kinh
nghiệm quản lý, vận tải tại cảng Rotterdam - cảng biển
lớn thứ hai trên thế giới. Đoàn cũng đến làm việc, học hỏi
kinh nghiệm tại biển Eemhaven, Groningen; làm việc với
các đối tác, nhà đầu tư tại Hà Lan.
XH
nhãn để khuyến cáo người
dân những vùng bị thiếu
những vi chất này sử dụng.
Hay phạm vi những người có
nhu cầu muốn bổ sung đang
thiếu sắt, i-ốt sẽ dùng.
Theo tôi,Nhà nước cũngcần
có quy chuẩn mới. Ví dụ như
QCVN 9-1:2011/BYT - quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
vớimuối i-ốt;QCVN9-2:2011/
BYT - quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với thực phẩm
bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Khu vực dân cư nào thiếu thì
bổ sung cho địa phương đó.
Như vậy sẽ tránh được hiện
tượng người thừa quá thừa,
người thiếu càng thiếu nhiều
hơn, tránh hiện tượng “hấp thụ
thụ động vi chất thừa” không
có lợi cho cơ thể”.
“Ví dụ nước mắm công
nghiệp không có i-ốt nên
phải bắt buộc bổ sung i-ốt
công nghiệp. Còn nước mắm
truyền thống được làm từ cá
biển và muối biển chắc chắn
có i-ốt khoảng 0,3-0,4 mg/lít,
nếu theo quy định bắt buộc
bổ sung i-ốt nữa thì có nên
không?” - ông Hà đặt câu hỏi.
Doanh nghiệp gặp
rủi ro khi xuất khẩu
Trong khi đó, ông Phạm
TrungThành, Trưởng banĐối
ngoại Công ty Acecook Việt
Nam, chia sẻ tại Nhật Bản,
i-ốt không thuộc danh sách
những vi chất dinh dưỡng
được phép sử dụng dựa theo
Luật An toàn thực phẩm của
Nhật Bản. Sắt và kẽm cũng
phải tuân theo các tiêu chuẩn
rất nghiêm ngặt.
Vì vậy, mì Hảo Hảo xuất
khẩu đi Nhật Bản, công ty
buộc phải sử dụng nguyên
liệu không bổ sung các vi chất
dinh dưỡng trên và tổ chức sản
xuất riêng biệt với sản phẩm
Hảo Hảo nội địa. Trên bao bì
sản phẩm, công ty cũng hiển
thị rõ “Sản phẩm chỉ áp dụng
trong nước” để phân biệt với
các sản phẩm xuất khẩu. Tuy
nhiên, các bên xuất khẩu vẫn
có thể gom hàng từ nhiều nơi
và xuất khẩu hàng nội địa đi
các thị trường quốc tế.
“Mặc dù chúng tôi không
phải là đơn vị xuất khẩu
nhưng lại bị cơ quan hải quan
Nhật Bản liên hệ và yêu cầu
giải trình vụ việc. Điều này
không chỉ khiến công ty mất
thời gian để giải quyết với
hải quan nước sở tại mà còn
khiến DN đối mặt với rủi ro
khủng hoảng truyền thông
tại thị trường xuất khẩu lẫn
Việt Nam” - ông Thành cho
biết - “Hảo Hảo chỉ là một
ví dụ điển hình trong hiện
trạng xuất khẩu thực phẩm
với quy cách riêng biệt cho
thị trường nội địa ra thị trường
nước ngoài”.
“Đây không chỉ là vấn đề vi
phạm pháp lý mà còn tiềm ẩn
rủi ro rất lớn đối với lòng tin
của các cơ quan quản lý và
người tiêu dùng quốc tế đối
với thương hiệu thực phẩm
đến từ Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị
sửa đổi quy định tại Nghị
định 09/2016/NĐ-CP theo
hướng khuyến khích bổ sung
vi chất dùng trong chế biến
thực phẩm thay vì bắt buộc
như hiện nay. Việc khuyến
khích sẽ hướng DN tới cách
làm phù hợp nhất để đạt mục
tiêu tăng cường vi chất, tạo
điều kiện thuận lợi cho DN”
- ông Thành đề xuất.•
Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩmnướcmắmđược bày bán ở siêu thị. Ảnh: TÚUYÊN
“Nước mắm truyền
thống được làm
từ cá biển và muối
biển chắc chắn có
i-ốt khoảng 0,3-0,4
mg/lít, nếu theo quy
định bắt buộc bổ
sung i-ốt nữa thì có
nên không?”
ThànhviênđoàncôngtáctỉnhBìnhĐịnhcùngcácđạidiện,lãnhđạo
Đại sứ quán Việt Namtại Hà Lan. Ảnh: TRƯƠNGCHƯƠNG
LãnhđạoBìnhĐịnh sang châuÂumời gọi đầu tư
Không thể áp dụng mô hình “phủ toàn diện” vi chất cho Việt Nam
TÚUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook