156-2024 - page 7

7
Ngày 16-7, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử các bị
cáo trong vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về
Việt Nam (VN). Bị cáo Nguyễn Thị Minh Phụng và 23
đồng phạm bị đưa ra xét xử về tội buôn lậu.
Theo cáo trạng được VKS công bố tại tòa, Phụng từng
làm kinh doanh vàng bạc, thu đổi ngoại tệ nên quen biết
nhiều người trong lĩnh vực kim hoàn tại TP.HCM, Tây
Ninh và Campuchia.
Năm 2022, Phụng cùng Nguyễn Thị Kim Phượng,
Nguyễn Thị Thúy Hằng (chủ cửa hàng vàng Kim Oanh
Hằng) liên hệ với các đối tượng người Campuchia và
Nguyễn Thị Ngọc Giàu (sống tại cửa khẩu Chàng Riệc,
Tây Ninh) để mang vàng lậu từ Campuchia về VN bán
cho các chủ cửa hàng vàng trong nước.
Đường dây thứ nhất do Phụng thiết lập và móc nối
với Giàu vận chuyển vàng từ Campuchia về VN và
chuyển tiền thanh toán mua vàng lậu từ Tây Ninh sang
Campuchia.
Từ ngày 3-8 đến 28-9-2022, Phụng buôn lậu 4.830 kg
vàng thỏi từ Campuchia về VN với tổng giá trị hơn 6.644
tỉ đồng.
Vàng lậu sau đó được bán lại cho các tiệm vàng. Đường
dây của Phụng thu lợi bất chính hơn 17,6 tỉ đồng. Trong đó,
Phụng hưởng lợi hơn 2,4 tỉ đồng; nhóm của Giàu hơn 13,8
tỉ đồng; các bị cáo còn lại hưởng lợi tùy theo công sức.
Đường dây thứ hai do Phượng (em gái Giàu) nhận đặt
bán vàng lậu cho Hằng. Từ ngày 16-7 đến 28-9-2022,
nhóm của Phượng mua vàng lậu từ Campuchia bán lại cho
Hằng 1.320 kg vàng, trị giá 1.817 tỉ đồng. Phượng được
hưởng lợi 132.000 USD, tương đương 3 tỉ đồng.
Về hành vi của một số cá nhân, đơn vị khác liên quan
đến việc để lọt hơn 6 tấn vàng, cơ quan điều tra đã chuyển
hồ sơ đến Bộ Quốc phòng để điều tra theo thẩm quyền.
SONG MAI
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứTư 17-7-2024
YẾNCHÂU
T
ại Hội thảo áp dụng và phát
triển án lệ do Cụm thi đua số
3 TAND TP.HCM tổ chức mới
đây, tám đề xuất án lệ đến từ các tòa
án thuộc cụm đã nhận được nhiều
phản biện, góp ý.
Kết quả là hai bản án trong số này
đã được lựa chọn để tiếp tục đề xuất
TAND Tối cao phát triển thành án
lệ, trong đó có Bản án số 179/2022/
DS-ST ngày 28-6-2022 của TAND
quận 7.
Kiện ban quản trị chung cư
chuyện xích đồng hồ nước
Theo nội dung bản án, bà S là chủ
một căn hộ trong chung cư H tại
phườngTânHưng, quận 7, TP.HCM.
Năm2015, bà S được bầu làm trưởng
ban quản trị (BQT) chung cư. Đến
tháng 4-2017, chung cư bầu BQT
khác thay thế.
Sau đó, trong quá trình hoạt động,
bà S cho rằng BQT mới đã có một
số vi phạm nên khởi kiện. Bà S yêu
cầu BQT phải hủy Điều 13 Nội quy
chung cư quy định về xử phạt, chế
tài người dân vi phạm, chấm dứt
ngay hành vi xích đồng hồ nước để
ngưng cung cấp nước sinh hoạt cho
gia đình bà.
Đồng thời, buộcBQTchung cư thu
tiền nước đúng giá, chấm dứt việc
đăng tin bêu xấu, xúc phạm danh dự
của bà trên trang Telegram do BQT
lập và quản lý; công khai xin lỗi bà
và bồi thường cho bà...
Bị đơn là BQT chung cư không
đồng ý, vì cho rằng hiện tại căn hộ
của bà S đã không còn bị xích đồng
hồ nước. Nếu không khóa điện,
nước của căn hộ vi phạm thì các
hộ khác cũng sẽ không đóng tiền
điện, nước đúng hạn, dẫn đến ban
quản lý gặp khó khăn trong công
tác quản lý chung.
BQT đã thu tiền nước đúng quy
định. BQTcho rằng không xúc phạm
bà S, không làm sai nên không đồng
ý yêu cầu bồi thường và công khai
xin lỗi bà S…
Tòa: Cư dân phải thực hiện
nghĩa vụ chung theo đa số
Xử sơ thẩm, TAND quận 7 bác
toàn bộ yêu cầu của bà S. Bà S kháng
cáo. Xử phúc thẩm, TANDTP.HCM
giữ nguyên bản án sơ thẩm.
TAND quận 7 đề xuất chọn nội
dung liên quan đến yêu cầu chấmdứt
hành vi xích đồng hồ nước, ngưng
cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình
bà S làm án lệ.
Trong đó có nội dung: Tại hội nghị
nhà chung cư vào ngày 29-9-2019,
cư dân chung cư đã thống nhất việc
ngưng cung cấp nước đối với gia
đình bà S nếu bà không đóng đủ
phí quản lý chung cư theo nội quy
của chung cư.
Những căn hộ khác đã thực hiện
đúng quy định, chỉ riêng hộ bà S
không thực hiện theo quy định.
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 13
Nội quy chung cư đã được hội nghị
nhà chung cư thông qua vào ngày
30-10-2019, ban quản lý hoàn toàn
có quyền tạm ngưng cung cấp một
trong các dịch vụ hoặc tất cả dịch vụ,
trong đó có dịch vụ cung cấp nước
tại căn hộ… cho đến khi cư dân đó
thực hiện xong nghĩa vụ của mình.
Thực tế nhu cầu sử dụng điện,
nước, thang máy, mạng... là những
nhu cầu tất yếu của cưdân.Tuynhiên,
việc chưa thống nhất được với nhau
về mức giá cũng như thời gian đóng
là việc của cá nhân bà S với BQT.
Do đó, để đảm bảo việc vận hành
bình thường và vì quyền lợi tập thể
trong khu dân cư (chung cư), đòi
hỏi cư dân phải thực hiện theo đa
số là phù hợp.
Mặt khác, việc tạm ngưng cung
cấp dịch vụ cung cấp nước không
phải là biện pháp chế tài hành chính.
Đồng thời, hộ bà S cũng đã đóng phí
cho BQT chung cư theo quy định,
thể hiện ở các phiếu thu.
Hiện tại, hộ bà S không còn bị
xích đồng hồ nước. Vì vậy, yêu cầu
Đại diện TANDquận 7 thuyếtminh đề xuất tại hội thảo. Ảnh: TRẦN LINH
này của bà S đến nay không còn phù
hợp, HĐXX không có cơ sở để chấp
nhận yêu cầu này của bà S.
Còn quan điểm khác nhau
nên cần án lệ để thống nhất
Thuyết minh cho đề xuất phát triển
bản án trên thành án lệ, TAND quận
7 cho rằng vấn đề này hiện vẫn có
quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằngBQT
chung cư ban hành nội quy chung
cư không có quyền phạt tiền cư dân
và quyền tạm ngưng cung cấp một
trong các dịch vụ hoặc tất cả dịch
vụ như điện, nước, giữ xe...
Nội quy chung cư quy định về các
vấn đề trên cần bị bãi bỏ các quy định
trái pháp luật về quyền phạt tiền cư
dân và quyền tạm ngưng cung cấp
các dịch vụ tiện ích sinh hoạt đối
với cư dân.
Quan điểm thứ hai cho rằng các
nhu cầu sử dụng điện, nước, thang
máy, mạng... là những nhu cầu tất
yếu của cư dân. Việc chưa thống nhất
được về mức giá cũng như thời gian
đóng là việc của cư dân với BQT.
Do đó, để đảm bảo việc vận hành
bình thường và vì quyền lợi chung,
đòi hỏi cư dân phải thực hiện theo
đa số là phù hợp. Mặt khác, việc
tạm ngưng cung cấp dịch vụ cung
cấp nước không phải là biện pháp
chế tài hành chính.
TheoTANDquận 7, do vấn đề này
hiện vẫn được hiểu khác nhau, có
thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật
không thống nhất, gây ảnh hưởng
đến quyền lợi hợp pháp của các bên
tranh chấp nên việc có án lệ về nội
dung này là cần thiết để thống nhất
áp dụng pháp luật.
Hướng xử lý trong bản án là hợp
lý và thuyết phục, đảm bảo được
quyền lợi chính đáng của nguyên
đơn và đảm bảo áp dụng đúng pháp
luật, vì các nhu cầu sử dụng điện,
nước, thang máy, mạng... là những
nhu cầu tất yếu nên cư dân cần thực
hiện theo đa số.•
Hướng xử lý trong bản án
là hợp lý và thuyết phục,
vì các nhu cầu sử dụng
điện, nước, thang máy,
mạng... là những nhu
cầu tất yếu nên cư dân
cần thực hiện theo đa số.
Án lệ về ứng xử theo đa số
Việc BQT chung cư có được quyền ngưng cung cấpnước trongbối cảnh
trênhay không là vấnđềpháp lýmà vănbảnquy phạmpháp luật quy định
chưa rõ ràng. Trong khi đó, thực tế đang gặp nhiều bất đồng trong hướng
xử lý đối với vấn đề cư dân dùng nước mà không đóng tiền đầy đủ. Vì vậy,
nên có một án lệ để có hướng xử lý thống nhất.
Bảnán lập luận theohướngghi nhậngiá trị ràngbuộc củaquyđịnhmang
tính“nội quy”được ban hành với sự đồng ý của đa số cư dân liên quan đến
việc ngưng cung cấpnước cho căn hộ khôngđóngđầy đủ tiền nước. Cách
giải quyết như vậy tạođiều kiện cho chung cưđược vậnhànhbình thường.
Ở đây, bản án xác định việc ngưng cung cấp nước không phải là biện
pháp chế tài hành chính cũng có yếu tố thuyết phục. Bởi lẽ đây khôngphải
là chế tài hành chính được pháp luật quy định. Đây chỉ là biện pháp tạm
thời, gây áp lực để thúc đẩy họ thanh toán tiền nước, giúp hoạt động của
chung cư diễn ra bình thường.
Nhìn một cách tổng thể, hướng xử lý như trên có yếu tố thuyết phục,
nên xem xét phát triển thành án lệ. Việc có một án lệ với nội dung như
vậy sẽ kéo theo hệ quả tích cực trong việc vận hành chung cư, nơi đòi hỏi
ứng xử theo đa số.
GS-TS
ĐỖVĂN ĐẠI
,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: SONGMAI
Xét xửvụbuôn lậuhơn6 tấnvàng từCampuchiavềViệtNam
Vụ cắt nước vì “không đóng phí
ở chung cư” được đề xuất án lệ
Bản án xác định để đảmbảo việc vận hành bình thường và vì quyền lợi tập thể khu chung cư,
đòi hỏi cư dân phải thực hiện theo đa số.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook