3
có thể thực hiện quảng cáo dựa trên danh sách mà Bộ
TT&TT công bố.
“TP.HCM cũng rà soát, quản lý 720 tài khoản KOL
(người có tầm ảnh hưởng trên MXH) đang hoạt động tại
TP.HCM” - ông Thắng nói thêm.
Sở TT&TT đang nghiên cứu thành lập bộ phận xử lý tin
giả của TP.HCM đặt tại Trung tâm Báo chí TP.HCM. Bộ
phận này sẽ phối hợp với Trung tâm Phòng, chống tin giả
của VN. Sở cũng tăng cường các biện pháp tuyên truyền
để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong
việc nhận diện, chống tin giả, tin sai sự thật.
THANH TUYỀN
Thời sự -
ThứTư 17-7-2024
Giámđốc Sở TT&TT TP.HCMLâmĐình Thắng. Ảnh: THUẬNVĂN
189
là số vấn đề theo ông Mãi xác
địnhlàđangcónhiềukhókhăn,
tồn tại. HiệnTP.HCMđangphân
giao cho từngđầumối để xử lý.
UBND TP.HCM cũng đã thành
lậpmộttổchuyêntráchđểtheo
dõi hằng ngày tiến độ xử lý.
Tiêu điểm
kết quả
xảy ra tình trạng thông thầu,
bán thầu.
Một số địa phương còn
chưa chủ động, chưa quyết
liệt, lúng túng trong chỉ đạo,
điều hành. Đáng chú ý, năng
lực của nhiều ban quản lý dự
án, cán bộ chuyên môn, nhà
thầu còn yếu.
Đặc biệt, hiện nay còn tồn
tại tình trạng né tránh, sợ sai,
sợ trách nhiệm trong thực thi
nhiệm vụ được giao. Sự phối
hợp giữa các cơ quan có nơi,
có lúc còn thiếu chặt chẽ.
Việc huy động nguồn vốn
chưa kịp thời, nhất là từ đất
đai, trái phiếu chính quyền
địa phương…
Tập trung thực hiện
các dự án trọng điểm
quốc gia
Để thúc đẩy giải ngân vốn
đầu tư công trên 95%, Thủ
tướng yêu cầu các bộ, ngành,
địa phương triểnkhai thực hiện
nghiêm túc các nghị quyết của
Chính phủ, chỉ thị, công điện
của Thủ tướng và các văn bản
chỉ đạo của lãnh đạo Chính
phủ về đôn đốc phân bổ, giải
ngân vốn đầu tư công.
Thủ tướng cũng yêu cầu
tiếp tục duy trì hoạt động
của các tổ công tác của Thủ
tướng, kiểm tra, đôn đốc, tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc,
đẩy mạnh giải ngân vốn đầu
tư công. Trong đó, bổ sung
một tổ công tác do Phó Thủ
tướng Lê Thành Long làm
tổ trưởng.
Các bộ, ngành, cơ quan,
địa phương cần nêu cao tinh
thần trách nhiệm, phát huy
vai trò của người đứng đầu
trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện. Bên cạnh đó,
thường xuyên rà soát, đôn đốc,
kịp thời phát hiện và tháo gỡ
các khó khăn, vướngmắc phát
sinh của từng dự án, nhất là
các dự án trọng điểm.
Các chủ đầu tư, ban quản
lý dự án, nhà thầu cố tình gây
khó khăn, cản trở làm chậm
tiến độ giao vốn, giải ngân
vốn sẽ bị xử lý nghiêm. Cùng
với đó, kiểm điểm, xử lý kịp
thời các cán bộ yếu kém, tiêu
cực, không hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
Thủ tướnggiaoBộKH&ĐT
nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu
tư công và các quy định tại
các luật liên quan. Đặc biệt
là các quy định về lập, thẩm
định, phê duyệt dự án, kế
hoạch đầu tư công trung hạn
và hằng năm. Bộ GTVT, Bộ
TN&MT, các tỉnh, thành
tập trung tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, bảo đảm nguồn
cung vật liệu xây dựng thông
thường (cát, đất đắp nền) cho
các dự án đường bộ cao tốc,
các dự án trọng điểm.
Bộ GTVT, các bộ, ngành,
địa phương tập trung triển khai
các dự án trọng điểmquốc gia,
liên vùng gắn với đợt thi đua
“500 ngày đêmquyết tâmcao,
nỗ lực lớn, thi đua hoàn thành
thắng lợi các dự án đường bộ
cao tốc”. Từ đó hoàn thành
3.000 km cao tốc chào mừng
50 nămGiải phóngmiềnNam
và 80 năm Quốc khánh.•
ĐỨCMINH
S
áng 16-7, Thủ tướng
Phạm Minh Chính chủ
trì Hội nghị trực tuyến
toàn quốc của Thường trực
Chính phủ về thúc đẩy đầu tư
công năm 2024. Thủ tướng
ghi nhận, biểu dương, đánh
giá cao 11 bộ, cơ quan và 35
địa phương có tỉ lệ giải ngân
trên mức trung bình của cả
nước. Đồng thời, nhiều bộ,
ngành, cơ quan và địa phương
đã bị phê bình vì tỉ lệ giải
ngân dưới mức trung bình.
Phê bình nghiêmkhắc
33 bộ, cơ quan
và 28 địa phương
Cụ thể, Thủ tướng đã phê
bình nghiêm khắc các bộ,
cơ quan Trung ương và địa
phương chưa thực hiện tốt
công tác giải ngân vốn đầu
tư công, chưa phân bổ hết kế
hoạch vốn được Thủ tướng
giao và 33 bộ, cơ quan, 28 địa
phương có tỉ lệ giải ngân dưới
mức trung bình của cả nước.
Thủ tướng cho rằng một số
cơ chế, chính sách, quy định
của pháp luật còn vướng mắc
nhưng chậm được sửa đổi.
Hiện còn tình trạngmâu thuẫn,
chồng chéo, áp dụng thiếu
thống nhất, nhất là về chuyển
đổi mục đích sử dụng đất lúa,
đất rừng; tách giải phóng mặt
bằng thành dự án độc lập.
Thủ tướng cũng chỉ rõ
những tồn tại, hạn chế trong
công tác chuẩn bị dự án, phê
duyệt chủ trương đầu tư và
quyết định đầu tư; công tác
bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư; đấu thầu
và thanh tra, kiểm tra; có nơi
Thủ tướng yêu cầu
tiếp tục duy trì hoạt
động của các tổ công
tác của Thủ tướng,
kiểm tra, đôn đốc,
tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, đẩy
mạnh giải ngân vốn
đầu tư công.
Thủ tướng Phạm
Minh Chính chỉ đạo
về đầu tư công tại hội
nghị. Ảnh: NHẬT BẮC
Thủ tướng: Cố tình
cảntrởvốnđầutưcông
sẽ bị xử nghiêm
Thủ tướng PhạmMinhChính biểu dương 46 đơn vị, phê bình nghiêmkhắc
33 bộ, cơ quan và 28 địa phương liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.
của TP.HCM, phải phối hợp
với Trung ương giải quyết.
Ngoài ra, thủ tục hành chính
cũng là vấn đề khó trong đầu
tư công vì có nhiều thủ tục
phải thực hiện, liên quan đến
nhiều luật. Để rút ngắn thời
gian, UBND TP đã chỉ đạo
giảm 30% thời gian thực hiện
các thủ tục. Tuy nhiên, đến
nay, ngay cả các chủ đầu tư
hay các cơ quan liên ngành, cơ
quan liên quan cũng chưa thể
thực hiện triệt để chỉ đạo này.
“Sở sẽ tiếp tục rà soát và đề
xuất điều chỉnh vốn ở các dự
án không giải ngân được hoặc
giải ngân thấp để chuyển qua
cho dự án khác. Như tại kỳ
họp này, chúng tôi đã tham
mưu để trình HĐND TP chủ
trương điều chuyển 8.600 tỉ
đồng ở các dự án khó giải
ngân qua dự án khác” - bà
Mai nêu.
Đề cập nguyên nhân giải
ngân vốn đầu tư công thấp,
Chủ tịch UBND TP.HCM
Phan Văn Mãi chia sẻ TP và
các sở, ngành, chủ đầu tư đã
có sự điều hành quyết liệt, họp
hằng tuần nhưng có những
việc họp “năm lần ba lượt”
vẫn chưa giải quyết xong
nên kéo dài. Từ quy hoạch,
đất đai, bồi thường, tái định
cư đến thủ tục dự án, kể cả
quyết toán.
Bên cạnh đó, trong hơn
79.000 tỉ đồng vốn đầu tư
công có 28.000 tỉ đồng bố trí
cho dự án mới nên giải ngân
bị chậm, cộng với các vấn đề
về quy hoạch, đất đai làm cho
việc giải ngân cũng chậm đi.
Ngoài ra, 22.000 tỉ đồng bố
trí cho việc giải phóng mặt
bằng. Từ ngày 1-8, Luật Đất
đai năm 2024 có hiệu lực với
nhiều chính sách tốt hơn nên
rất nhiều dự án chờ thực hiện
theo chính sách luật mới, do
đó giải ngân trong công tác
giải phóng mặt bằng bị chậm.
Mặt khác, dự án chống ngập
được bố trí 6.800 tỉ đồng, vốn
ODA3.700 tỉ đồng. Hai nhóm
này có vốn khá lớn với hơn
10.000 tỉ đồng nhưng đang
gặp vướng mắc và khả năng
giải ngân là rất khó khăn.
Vừa qua, Ban cán sự Đảng
UBND TP.HCM cũng báo
cáo Ban Thường vụ Thành
ủy TP.HCM thành lập các
đoàn để đi thực tế giám sát
các công trình; cố gắng đạt
kết quả giải ngân vốn đầu
tư công năm 2024 cao nhất
có thể.•
Hết tháng 6 mới giải ngân hơn 29%
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tổng kế hoạch đầu tư vốn
ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội quyết nghị
phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là
gần 669.300 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương
là hơn 236.900 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương là gần
432.350 tỉ đồng.
Thủ tướng đã giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà
nước năm 2024 cho các bộ, cơ quan Trung ương, đạt tỉ lệ
100%kế hoạch vốn năm2024. Đến ngày 10-7-2024, các bộ,
cơquanTrungươngvàđịaphươngđãphânbổ, giaokếhoạch
đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm2024 chi tiết cho danh
mục nhiệm vụ, dự án đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng giao.
Về thực hiện và giải ngân, theo báo cáo của Bộ Tài chính,
ước tính thanh toán từđầunămđếnngày30-6 làgần196.700
tỉ đồng, đạt gần 29,4% kế hoạch Thủ tướng giao.
Giải ngân nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội là gần 4.800 tỉ đồng, đạt hơn 78% kế hoạch;
chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 9.600 tỉ đồng, đạt
trên 35% kế hoạch