32
Xuân
Giáp Thìn 2024
C
ư dân đô thị ngày nay
thường có thói quenmỗi
ngày trước khi bước ra
đường phố đi làm, đi
học, chạy công chuyện... đều nhìn vào app ở điện thoại, xem
chỉ số không khí, mức độ ô nhiễm khu vực mình sống, TP của mình
hôm nay thế nào... Thấy trên app thường xuyên hiện lên màu tím sẫm thì
cũng chỉ lắc đầu rồi vẫn phải ra đường trong bầu không khí mà ai cũng biết
rằng mức độ ô nhiễm như thế thì có hại cho sức khỏe.
Đấy là một trong muôn vàn sự lo lắng của cư dân TP mỗi ngày, bên cạnh
nỗi lo “vi mô” là cơm áo gạo tiền trong thời buổi làm ăn khó khăn đến “vĩ mô”
hơn là sự biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến cả thế giới... Nhưng sự
đối mặt với ô nhiễm không khí hay vệ sinh thực phẩm khá vô hình cho đến
khi tác hại của nó bộc lộ bằng bệnh tật.
Thực trạng này các viện nghiên cứu và cơ quan quản lý đã cảnh báo từ lâu,
đồng thời nhiều biện pháp được thực hiện nhằm giảm bớt các nguy cơ. Tuy
nhiên, hiện nay mức độ phát triển của các TP về quy mô, dân số và sự “hiện
đại hóa” từ cơ sở hạ tầng đô thị đến tiện nghi sinh hoạt của từng gia đình,
từng cá nhân... lại vượt quá sự đối phó và giải quyết ô nhiễm và nhiều vấn
nạn khác.
***
TP.HCM là một trong những TP trên thế giới bị tác động bởi biến đổi khí
hậu. Tính dễ bị tổn thương của TP là do có địa hình thấp trũng gần biển,
dân số đông và không ngừng gia tăng. Thời gian qua TP phải đối mặt với
các loại thiên tai và nguy cơ như mưa lớn, triều cường, sạt lở, sụt lún, hạn
hán, nắng nóng gay gắt, bão và áp thấp nhiệt đới thường xuyên hơn... Một
nguyên nhân và nguy cơ nữa là tốc độ đô thị hóa quá nhanh, bê tông hóa
tràn lan
làm giảm độ thẩm thấu nước mưa, gia tăng dòng chảy mặt và
giảm
diện tích, nguồn nước ngầm dự trữ. Ảnh hưởng quan trọng
đến các hoạt động kinh tế và đời sống của người dân là ngập
nước.
Tất cả thực trạng và nguy cơ cấp thiết ấy đòi hỏi trước mắt
là công tác quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển của đô thị.
Nhưng quan trọng hơn để đảm bảo phát triển bền vững,
để ứng phó một cách căn cơ, hiệu quả và lâu dài,
công tác quy hoạch TP.HCM không thể nằm
ngoài xu hướng tất yếu hiện nay là
xây dựng và phát triển một
“TP xanh”.
Quy hoạch
Đô thị xanh
TP.HCM
Khái niệm
“đô thị xanh”
trong nhận thức của nhiều
người gắn liền với cảnh quan màu
xanh của những công viên, hồ nước...
Nhưng nay khái niệm này được mở rộng toàn
diện với nhiều chuẩn mực mới khắt khe hơn, chú trọng
nhiều hơn đến bảo vệ và sử dụng tài nguyên tự nhiên.
Quy hoạch và phát triển những “TP xanh” nhằm mục
tiêu tránh lãng phí tài nguyên tự nhiên, nhất là tài
nguyên nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và đảm bảo
mức sống tốt hơn cho con người.
Từ tiêu chí cơ bản là “không gian xanh”, quy hoạch TP.HCM
cần bảo toàn diện tích không gian công cộng như công viên
và số lượng cây xanh cổ thụ, đặc biệt tại khu vực đô thị cũ.
Hạn chế tối đa đi đến chấm dứt việc cắt đất công viên, hạ
chặt cây xanh để xây dựng hạ tầng. Bởi vì có thể trước
mắt giải tỏa về giao thông nhưng tác hại lâu dài về ô
nhiễmmôi trường, sống
trong
sựbứcbối vìkhônggian
dày đặc
bê tông, kính,
thép... sẽ tác động
xấu đến người dân. Chưa kể
những cảnh quan tồn tại qua hàng
trăm năm đã trở thành di sản đô thị. Nhiều
TP trên thế giới, ở những tuyến đường dịch vụ
thương mại, phố đi bộ, hai bên quảng trường rộng lớn...
luôn có vỉa hè rộng rãi và có mái che từ cấu trúc của những dãy
nhà cao tầng hay shophouse, không phải là “mái che” theo kiểu
cơi nới ảnh hưởng đến mỹ quan TP.
Quy hoạch những đô thị mới cần có nhiều không gian xanh công
cộng, có thể diện tích không lớn nhưng phân bố rộng khắp tại các
khu chung cư, trường học, bệnh viện, quanh các công sở... Mật độ
xây dựng các cụm công trình cao tầng càng thưa thoáng thì
diện tích xanh càng nhiều. Không “đánh đổi” đất dành
cho các công trình phúc lợi để xây dựng các khu thương
mại, nhà ở, không vì lợi ích trước mắt mà xóa bỏ lợi
ích môi trường của cộng đồng. Kiến trúc của từng tòa
nhà cao tầng cũng cần thiết kế có không gian xanh
trong từng căn hộ và tại khu vực sinh hoạt chung. Từ
ý thức chăm sóc không gian xanh “của mình” người
dân sẽ nâng cao ý thức bảo vệ không gian xanh công
cộng “của chúng ta”.
TS Nguyễn Thị Hậu
TP.HCM có rất nhiều tiềm năng để phát triển đô thị xanh.
Ảnh: THU TRINH
fflLU\r