33
Xuân
Giáp Thìn 2024
TP.HCM có rất nhiều tiềm năng và
lợi thế trong quy hoạch để phát triển
theo hướng đô thị xanh.
TP.HCM
là “đô thị sông
nước” nhưng hiện nay
tài nguyên nước chưa được
đánh giá đúng giá trị và tiềm năng,
chưa sử dụng hợp lý, hiệu quả lợi thế
của một đô thị ven sông, hướng biển.
Tài nguyên nước không chỉ là mặt
nước sông, kênh rạch mà còn là lượng
nước mưa và nước ngầm. Vì vậy định
hướng quy hoạch TP.HCM theo xu
hướng “TP xanh” là giữ gìn mặt nước
sông, kênh rạch sạch sẽ, dòng chảy
thông thoáng, chấm dứt xả rác và
nước thải ra sông, kênh rạch. Đồng
thời giảm thiểu xu hướng bê tông
hóa vỉa hè và không gian công cộng,
tăng cường mảng cỏ xanh, trồng cây
tạo bóng mát và cảnh quan để có thể tiếp nhận, thẩm thấu
nước mưa tốt hơn, bổ sung cho lượng nước ngầm.
Kết hợp không gian công cộng và không gian sông nước là
một lợi thế của quy hoạch TP.HCM. Phát triển không gian
mở tại các công viên và tuyến cây xanh trong khu vực nội
thành cũ dựa trên nguyên tắc khai thác các trục cảnh quan,
nhất là ven sông nước và kênh rạch của TP để thực hiện
đồng thời các chức năng giao thông thủy, tiêu thoát nước
và cảnh quan. Đặc biệt là đầu tư xây dựng cảnh quan dọc
hai bờ sông Sài Gòn với chủ đề “Xanh - Sạch - Đẹp”. Khu
vực trung tâm cần trở thành cảnh quan mẫu mực của “TP
xanh”, vì đây là nơi vui chơi giải trí quen thuộc của phần
lớn cư dân TP, nhất là trong các dịp lễ, Tết, là nơi du khách
tiếp xúc đầu tiên và sẽ có ấn tượng lâu dài về TP.
Các khu vực cần bảo tồn nghiêm ngặt là khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc địa
bàn các huyện Củ Chi, Bình Chánh, đồng thời quan tâm
đúng mức các khu bảo tồn đa dạng sinh học khác. Kiểm
soát tốc độ và quy mô đô thị hóa trong các khu vực nông
nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh
thái của TP.
Quá trình
quy hoạch và
phát triển đô thị dựa
trên tầm nhìn dài hạn về
thời gian và tổng thể về không
gian, trong đó cơ sở hạ tầng đô thị, nhất
là hệ thống giao thông và phúc lợi công cộng
là những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm và ưu tiên.
“TP xanh” không chỉ là bảo toàn cảnh quan xanh và tài
nguyên nước, mà còn là TP sạch về không khí, vệ sinh
môi trường và an toàn thực phẩm. Ô nhiễm môi trường
do khí thải hiện nay là một vấn nạn vì càng phát triển thì
mức độ ô nhiễm không khí càng gia tăng. Vì vậy, giảm
thiểu khí thải, hạn chế tối đa sử dụng năng lượng không
thể tái tạo là quốc sách của nhiều quốc gia trong phát
triển bền vững. Quy hoạch định hướng sản xuất nguồn
năng lượng sạch (nguồn điện mặt trời, điện gió) từ nhiều
nguồn lực, không nhất thiết phải từ nguồn vốn nhà nước,
đầu tư chuyển đổi phương tiện giao thông và những trang
thiết bị khác qua sử dụng năng lượng tái tạo... là một mục
tiêu quan trọng của quy hoạch “TP xanh”.
Phát triển nhanh giao thông công cộng bằng năng lượng
tái tạo cần song song thậm chí phải đi trước việc hạn chế
phương tiện giao thông cá nhân. Giải quyết tốt vấn đề
ùn tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường, tích
cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển đô
thị theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải...
Hiện nay việc xây dựng hạ tầng đường bộ cao tốc, đường
sắt quốc gia, đường sắt đô thị, thậm chí cả đường hàng
không đang được ưu tiên phát triển nhưng đường thủy
(trên sông, ven biển) đang bị “bỏ quên” trong quy hoạch
hệ thống giao thông chung. Đây là một lợi thế, tiềm năng
lớn đồng thời cũng là một yếu tố văn hóa đặc trưng của
đô thị Sài Gòn và vùng đất Nam Bộ.
Quy hoạch TP.HCM theo
hướng hiện đại hóa TP hiện
hữu và đô thị hóa các khu
vực mới nhằm mục tiêu TP
xanh, thông minh, bảo đảm
phát triển bền vững trong bối
cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu. Nghị quyết 98/2023 về thí
điểm cơ chế, chính sách đặc
thù phát triển TP.HCM tạo ra
một “cơ hội vàng” cho TP xây
dựng nền kinh tế tuần hoàn,
xây dựng môi trường sống an
toàn, lành mạnh, hạnh phúc
cho mọi người dân.
Q
uy
hoạch
và
phát
triển những “ T P
xanh” nhằm mục
tiêu tránh lãng
phí tài nguyên tự
nhiên, nhất là tài
nguyên nước
fflLlff
\