XUAN-2024 - page 58

34
Xuân
Giáp Thìn 2024
T
heo truyền thống hàng
trăm năm qua, mỗi dịp
Tết đến xuân về, con cháu
trong dòng họ Trần (xã
Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam,
Bến Tre) lại cùng nhau dựng cây nêu
trước cửa phủ thờ.
Một thế kỷ dựng cây nêu
trên đất xứ dừa
Cứ đến độ 15 tháng Chạp, anh Trần
Hữu Phú, truyền nhân đời thứ 7 của
dòng họ Trần, lại mang mực và vải đỏ
ra để viết bùa chuẩn bị dựng cây nêu.
Theo anh, việc viết bùa sớm với mục
đích chờ mực trên bùa khô rồi mới
treo lên cây nêu. Lá bùa cho cây nêu
được anh Phú dùng mực nho và keo
da trâu để viết. Loại mực này giúp cho
chữ được viết trên nền vải không bị
nhòe, loang lổ.
Đúng ngày 23 tháng Chạp, anh Phú
cùng các anh em, chú bác trong dòng
họ bận áo dài khăn đóng làm lễ đưa
ông Táo về trời, sau đó thực hiện nghi
thức dựng cây nêu. Người lớn tuổi
nhất trong gia tộc sẽ đứng ra chọn
cây tre đẹp nhất để con cháu đốn hạ.
Khoảng năm, sáu thanh niên khỏe
mạnh hợp sức mới vác được cây tre dài
khoảng 23 m vào sân nhà. Không khí
rộn ràng, tiếng nói cười vang khắp phủ
thờ họ Trần.
Cây nêu được chọn phải là cây tre
già, suông dài, mắt lóng đẹp, có đủ
gốc và ngọn. Sau khi đốn hạ, tre được
chặt, vót và giữ lại một phần lá trên
ngọn cây. Theo anh Phú, sở dĩ ông bà
ta chọn cây tre thay vì loài cây khác
là vì bản tính khiêm cung của nó. Cây
tre tượng trưng cho quân tử, tre càng
già thì ngọn luôn “cúi đầu” quay về
gốc. Vì lẽ đó, ông bà ta muốn nhắc
nhở con cháu, người càng trưởng
thành thì càng phải biết giữ lễ và nhớ
về nguồn cội, tổ tiên.
Phẩm vật treo lên cây nêu là một lá
bùa đỏ dài khoảng 10 m có dòng chữ
Nho được anh Phú trau chuốt cẩn
thận, thể hiện ước muốn của gia chủ.
Ngoài lá bùa, cây nêu còn có ba lá
trầu, ba trái cau
tầm vung và giấy
vàng bạc.
“Trước đây, ông
bà ta quan niệm
sau khi đưa ông
Táo về trời, trong
nhà không có các
vị thần trấn giữ,
cây nêu sẽ giúp
trừ ma diệt quỷ.
Ngoài ra, cây nêu
còn có ý nghĩa
cầu cho mưa
thuận gió hòa
và một nămmới
may mắn, hạnh
phúc” - anh Phú
chia sẻ.
Trên mâm cúng ngày dựng cây nêu,
ngoài hoa quả, nhang đèn, bánh trái,
truyền thống nhà anh Phú luôn có
ba chén nước dừa thay cho rượu, trà,
nước. Ba chén nước dừa trước dâng
lên trời đất, sau là tổ tiên, nhằm tri ân,
kính nhớ những người đã có công khai
khẩn vùng đất Bến Tre - xứ dừa.
Một khạp nước được đặt cạnh cây
nêu để tưới cho cây trong những
ngày Tết. Và để sau này, mùng 7
Tết hạ nêu, nước ấy sẽ dùng để rửa
mặt và tưới cho cây cối trong vườn
với mong ước một năm mới an
lành, mùa màng bội thu.
Nối tiếp thế hệ duy trì
phong vị Tết
Đã hơn 100 năm từ khi dòng họ
Trần đến miền đất Bến Tre khai
hoang, dựng nhà, con cháu trong
gia tộc vẫn cố gắng gìn giữ truyền
thống ăn Tết của ông bà với đầy đủ
lễ nghi như dựng và hạ nêu, rước
ông bà, rước
ông Táo, cúng ra mắt
đầu năm, Tết nhà, Tết vườn…
Nguyệt Nhi
Chuyện dựng
nêu đón Tết
của dòng họ
Trần như một
sợi chỉ đỏ,
được duy trì
tạo nên nếp
nhà xuyên
suốt hàng
trăm năm.
Anh Phú sinh ra dường như để mang
sứ mệnh giữ lửa truyền thống gia
đình và ngay từ nhỏ, anh đã được ông
nội truyền dạy các phong tục, lễ nghi.
Những nghi thức cúng kiếng trong
phủ thờ họ Trần đã ăn sâu vào tâm
trí, anh xem đó là niềm đam mê chứ
không đơn thuần là trách nhiệm. Vì
lẽ đó, từ khi 15 tuổi anh đã thay ông
nội tổ chức lễ dựng cây nêu trước dịp
năm mới.
Không khí ngày xuân đang rộn ràng
ở xứ dừa, đây là thời điểm đoàn tụ
sum vầy của bao gia đình, cũng là lúc
người ta nhớ đến tổ tiên, nguồn cội.
Phong vị Tết xưa vẫn đang hiện hữu
ngay chính trong phủ thờ họ Trần với
sự nỗ lực, gìn giữ của các thế hệ. Dịp
Tết cổ truyền, nếp xưa ông bà đón
Tết ra sao thì đời con cháu vẫn giữ
y nguyên như vậy. Chuyện dựng cây
nêu đón Tết của Trần gia như một
sợi chỉ đỏ, được duy trì tạo nên nếp
nhà xuyên suốt hàng trăm năm.
Đã hơn 100 năm từ khi
dòng họTrần đến Bến
Tre khai hoang, dựng nhà,
con cháu trong gia tộc vẫn
cố gắng gìn giữ truyền
thống ngàyTết.
Nghi thức cúng dựng cây nêu nhà họ Trần.
Ảnh: TRẦN PHÚ
Anh Trần Hữu Phú viết bùa nêu
vào ngày 15 tháng Chạp. Ảnh: TRẦN PHÚ
K
hoảng
đầu thế kỷ
19, tổ tiên họ Trần
đến vùng đất Bến Tre
khai phá, dựng nhà. Mãi
đến năm 1934, ông Trần Văn
Biêng (đời thứ 4) đã khởi công
xây dựng ngôi phủ thờ của dòng
họ tại làng Phước Hiệp (nay là xã
Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam,
Bến Tre). Ban đầu, ngôi phủ thờ
được làm bằng gỗ, có ba gian, hai
chái theo kiến trúc Nam Bộ, diện
tích khoảng 500 m
2
. Trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ,
ngôi phủ thờ bị hư hại nhiều. Sau
này, ông Trần Văn Sáu (đời thứ
5) phục hồi ngôi phủ thờ và cho di
dời về khu phố 3, thị trấn Mỏ Cày.
Hiện nay, phủ thờ do anh Trần
Hữu Phú (đời thứ 7) phục dựng và
phụng thờ. Phủ thờ cũng thường
xuyên đón tiếp các đoàn khách du
lịch đến tham quan vào các dịp lễ,
Tết.
Cây nêu dựng trước cửa nhà họ Trần cầu bình an, may mắn.Phẩm vật
treo trên cây nêu là lá bùa đỏ, trầu cau, giấy vàng bạc. Ảnh: TRẦN PHÚ
Dòng họ
giữ tục dựng
Đời
Nêu
Pll'PLIN
' '
I
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...112
Powered by FlippingBook