155 - page 9

9
THỨ BA
16-6-2015
Sổtay
&
Cuocsong
HOÀNGYẾN
N
gày15-6, lãnhđạoVKSND
cấp cao tạiTP.HCMđã có
buổi gặp gỡ báo chí giới
thiệu việc thành lập cơ quanmới
này. Theođó,VKSND cấp cao tại
TP.HCM được chính thức thành
lập từ 1-6-2015 và quyết định bổ
nhiệm lãnh đạo cơ quanVKS này
có hiệu lực từ ngày 15-6-2015.
Ông Nguyễn Văn Quảng được
bổ nhiệm làm viện trưởng cùng
bốn viện phó là các ôngVõVăn
Thêm, Nguyễn Thanh Sơn, Lê
XuânHải vàNguyễnThếThành.
Theo Luật Tổ chức VKSND,
VKS được tổ chức theo bốn cấp,
tương ứng với bốn cấp tòa gồm
VKSND Tối cao, VKSND cấp
cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND
cấphuyện. Từ1-6-2015,VKSND
cấp cao (cấpVKSmới so với quy
địnhhiệnhành) sẽ gánhphầnviệc
thực hànhquyền công tố, kiểm sát
xét xửphúc thẩm củaVKSNDTối
cao và thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử giám đốc thẩm,
tái thẩm của VKSND cấp tỉnh. 
Viện trưởngNguyễnVănQuảng
cho biết thẩm quyền tố tụng của
VKSND cấp cao tại TP.HCM có
cơ sở, nền tảng từViệnPhúc thẩm
III (cũ). Tuy nhiên, thẩm quyền
của viện này được mở rộng hơn,
đó là quyền tố tụng về giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của TAND huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương,TAND tỉnh, thànhphố trực
thuộc trung ương trong phạm vi
lãnh thổ thuộc thẩm quyền. Về
thẩm quyền lãnh thổ, viện này có
Ban lãnhđạoVKSNDcấpcao tạiTP.HCM.Ảnh:HY
VKSNDcấpcaosẽthực
hànhquyềncôngtố,kiểm
sátxétxửphúcthẩmcủa
VKSNDTốicaovàgiámđốc
thẩm,táithẩmcủaVKSND
cấptỉnh.
RamắtVKSND
cấpcaotạiTP.HCM
Theoluậtmới,VKSNDđượctổchứcbốncấp,tươngứngvớibốncấptòa
gồmVKSNDTốicao,VKSNDcấpcao,VKSNDcấptỉnhvàVKSNDcấphuyện.
quyền tố tụng trên 23 tỉnh, thành
phíaNam (từNinhThuận đổ vào,
so với Viện Phúc thẩm III thì có
thêm tỉnh Đắk Nông nữa).
Về nhân sự, viện sẽ có 210 biên
chế (biênchếViệnPhúc thẩm III cũ
là 43). Nguồnbiên chế nàykhông
được tuyển mới mà tăng cường,
điều động chuyển đến. Việc tăng
cườngbiênchế trênnhằmđảmbảo
chokhối lượng côngviệc “khủng”
theo thẩmquyềnmà
việngiải quyết. Tuy
nhiên, số biên chế
quy định trên cũng
vài nămmới lấpđầy
nhưngviệnphải vận
hànhngaynênáp lực
côngviệc, conngười
cũngnhưchất lượng
giải quyết và cơ sởvật chất vẫn là
bài toán khó...
Chia sẻ thêm, Viện phó Võ
Văn Thêm cho biết số biên chế
dự tính trên được tính trên lượng
công việc một cách khoa học
cùng vị trí làm việc. Tuy nhiên,
đó chỉ là tính toán ban đầu, đến
khi vận hành thì có thể phát sinh
chưa lườnghết được. Bởi ánphúc
thẩm trước nay Viện Phúc thẩm
III luôn chiếm tỉ lệ cao hơn so
với các viện cùng cấp...
Về cơ cấu tổ chức, viện sẽ có
ủy ban kiểm sát, văn phòng và
các viện nghiệp vụ hoặc tương
đương. Theo dự tính, viện sẽ có
các viện nghiệp vụ chia theo loại
án như án kinh tế, chức vụ và
tham nhũng; ánma túy, trật tự xã
hội; án dân sự, hôn nhân và gia
đình; án hành chính, kinh doanh
thươngmại, lao động và các việc
khác... Trong các
viện chuyên trách sẽ
có các phòng chức
năngchuyên sâunhư
phúc thẩm, giámđốc
thẩm, tổng hợp...
Trụ sở viện vẫn
sẽ tiếp tục đóng
tại 33HànThuyên,
quận 1, sắp tới tiếp quản thêm
trụ sở ở 199 Hoàng Văn Thụ,
quận Tân Bình.
Được biết ngoài lượng án phải
tham gia giải quyết phúc thẩm
lớn (án hằng năm củaViện Phúc
thẩm III cũ là trên 2.000), khi đi
vàovậnhành,VKSND cấp cao tại
TP.HCM còn phải gánh thêm án
và đơn giám đốc thẩm, tái thẩm
nữa (chỉ riêng về dân sự đã có
khoảng 4.000 hồ sơ).
s
Đòibồithườnggần5triệuđồngchocánhtay
robotbịgãy
Sau thời gian nghị án kéo dài, chiều 15-6, TAND
quậnTânBình (TP.HCM) đã tuyên án vụ tranh chấp
hợpđồngvậnchuyểngiữaCông tyCổphầnLànSóng
ThứBavàCông tyTNHHViettransViệtNam (TNT).
Tòa đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của
nguyênđơn, buộcbị đơnbồi thườnggần5 triệuđồng.
Như
PhápLuậtTP.HCM
đã thông tin, tháng11-2011,
LànSóngThứBamuahai cánh tay robot ởnướcAnh
chomột gói thầu thiết bị giảng dạy trong trường học.
Saukhi đónggói thànhhai kiệnhàng, người gửi hàng
đãgiao choTNT tạiAnhđểvận chuyểnvềViệtNam.
Phí vận chuyển hơn 5 triệu đồng. TNT lo luôn phần
giới thiệu nhà môi giới hải quan cho Làn Sóng Thứ
Ba để thực hiện phần nhập khẩumậu dịch.
Ngày 28-11-2011, hàng về đếnViệt Nam. Tại kho
củaTNT, đại diệnChi cụcHải quanchuyểnphát nhanh
vànhàmôi giới hải quanđã làm thủ tụckiểmhóa cho
hàng thông quan. Hai bên xác nhận hàng nhập đúng
khai báo, hai thùngbênngoài vuôngvắnbình thường,
không phát hiện bất thường. Tuy nhiên,một cánh tay
đã bị gãy ở phần cổ tay khi kiện hàng đượcmở ra.
Cho rằngTNTcó lỗi trongvậnchuyểnnênLànSóng
ThứBa đã kiệnTNTyêu cầu bồi thường toàn bộ giá
trị cánh tayhơn51 triệuđồng. Nguyênđơn cho rằng
mình đã yêu cầu dịch vụ door to door (nhận hàng từ
người gửi và giao hàng tại địa chỉ người nhận) nên
khi hàng vềViệt Nam làm thủ tục hải quan thì trách
nhiệm về việc giao hàng của TNT vẫn chưa xong…
Phầnmình, bị đơn từ chối bồi thường với lập luận
“TNTchỉ bảođảm rằngnhậnhàngnguyênđai nguyên
kiện thì vềViệt Nam cũng nguyên đai nguyên kiện,
khôngmóp, ráchhay thủng.Quá trìnhkiểmhàngnằm
trong phần giám sát của Chi cục Hải quan chuyển
phát nhanhvànhàmôi giới hải quan, không liênquan
đến TNT. Nếu khách mua dịch vụ vận chuyển tăng
cường thì có hư hỏngTNT sẽ bồi thường 100%”…
Cuối cùng, tòa tuyên chấp nhậnmột phần yêu cầu
của nguyênđơn, buộc bị đơnbồi thường chonguyên
đơn gần 5 triệu đồng (đã tính luôn lãi suất).
Phía bị đơn cho biết không đồng ý với phán quyết
của tòa và sẽ kháng cáo.
PHƯƠNGLOAN -MINHQUÝ
Tôilàm“luậtsưriêng”
Khi còn làm việc ở tổng đài 1088 TP.HCM, mỗi lần nhận
được điện thoại của gia đình ông Trần Văn Th. (60 tuổi, quê
TiềnGiang) là lòng tôi lại bần thần. Tôi tự hỏi sao gia đình
ông lại gặp nhiều bi kịch đến thế. Hết chuyện này đến chuyện
khác ập đến. Cô con gái thì bị người ta hãm hiếp đến có bầu
khi chưa đủ 13 tuổi. Người cha thì bị xe tông bị thương. Cậu
con trai thì bị người ta đổ nước sôi lên người bỏng đến hơn
40%. Là nạn nhân nhưng không được pháp luật bảo vệ, gia
đình ông Th. chỉ còn biết gọi cho tôi, một luật sư từng giúp
ông trước đó, để cầu cứu.
Một lần, con gái ông Th. sang nhà hàng xómmượn cây kéo
cho cha thì bị cậu con trai hàng xóm dụ vào buồng khống chế
hiếp dâm. Cô bé chẳng dám kể chuyện này với ai vì sợ sẽ bị
giết và sợ xấu hổ. Nắm được điểm yếu này, cậu con trai hàng
xóm nhiều lần khống chế cô bé để thỏamãn thú tính. Cho đến
khi con gái ông Th. mang bầu thì mọi chuyệnmới vỡ lở. Dù khi
bị hiếp, cô bé chưa đủ 13 tuổi nhưng cơ quan công an không
điều tra, không khởi tố vụ án. Nhiều lần gia đình ông Th. làm
đơn tố cáo cũng không được xem xét. Không có tiền thuê luật
sư, ông Th. phải gọi lên tổng đài 1088 nhờ tư vấn.
Tiếp nhận cuộc gọi, tôi hướng dẫn ông Th. tiếp tục làm đơn
tố cáo. “Tôi làm nhiều lần rồi mà cơ quan điều tra họ không
làm, luật sư ơi! Gia đình tôi nghèo quá, không có tiềnmà
thuê luật sư” - giọng nói ông Th. qua điện thoại khiến người
nghe cảm nhận rõ sự tuyệt vọng. Sau đó tôi đã xuống Tiền
Giang giúp ông Th. làm đơn tố cáo. Vụ án sau đó được khởi
tố. Nhưng rồi cơ quan điều tra dựa vào kết quả giám định cho
rằng nghi can bị bệnh tâm thần nên đã đình chỉ điều tra.
Tôi làm đơn yêu cầu cơ quan tố tụng đưa nghi can đi giám
định tâm thần lại. Lần này kết quả cho thấy nghi can hoàn
toàn bình thường. Vụ án lại được phục hồi điều tra, sau đó
tòa đưa ra xét xử và tuyên phạt bị cáo ba năm tù về tội hiếp
dâm trẻ em. Tòa buộc bị cáo bồi thường hơn 30 triệu đồng cho
người bị hại.
Không lâu sau, ông Th. lại gọi điện thoại:“Hiểu được nỗi
đau của họ khi có con bị đi tù, tôi đã nghe lời luật sư làm đơn
xin giảm án cho bị cáo. Trước tòa, họ hứa sẽ nhanh chóng bồi
thường, thếmà giờ lại lật lọng, đổ lỗi cho con tôi và không
chịu bồi thường”. Tôi giúp ông Th. làm đơn kháng cáo. Lần
này tòa phúc thẩm xử tăng án bị cáo lên bảy năm tù…
Vài tháng sau, tôi lại nghe điện thoại của ông Th. Giọng ông
hốt hoảng: “Luật sư ơi, giúp tôi với! Đứa con trai tôi bị bỏng
nặng, hơn 40% lận! Gia đình tôi không có tiền cho cháu điều
trị…”. “Sao lại bị bỏng?” - tôi hỏi. “Nó đi làm công nhân trên
Sài Gòn bị người ta tạt nước sôi nhưng công an không khởi tố
vụ án” - ông Th. nói.
Tôi lại giúp ông Th. làm các thủ tục pháp lý. Đến gặp gia
đình bị cáo, nhìn con bị cáo chừng ba tuổi bưng bát cơm chan
nướcmắm ăn, tôi lại chạnh lòng. Tôi nghĩ trường hợp này cần
thương lượng để bị cáo không phải đi tù đặng ở nhà lo cho gia
đình vì hoàn cảnh của anh ta cũng đáng thương, bi đát không
kém. Nhưng con trai ông Th. không đồng ý. Anh ta nói: “Cả
mấy tháng nay tôi phải ở nhà điều trị, mất việc làm, không có
thu nhập. Tiền chữa trị không có, tôi phải ở nhà cắn răng chịu
đau”.
“Cả hai gia đình đều nghèo. Anh và bị cáo đều từ quê lên
thành phố làm công nhân kiếm tiền nuôi gia đình. Chuyện xảy
ra cũng do lỗi của anh, vì anh đánh người ta trước. Giờ anh
không có tiền chữa bệnh, bên kia họ đi tù rồi thì lấy đâu tiền
bồi thường? Tha thứ cho người ta thì mọi chuyện sẽ êm. Anh
được nhận tiền bồi thường, còn người ta ở nhà đi làm kiếm
tiền nuôi con vàmẹ già. Như thế có phải tốt hơn không” - tôi
phân tích.
Nghe xong, con trai ông Th. đồng ý. Các chú, các bác, dì,
cậu… của bị cáo đã quyên gópmỗi người một ít đưa cho bị
cáo đi bồi thường, xin lỗi gia đình nạn nhân. Nhận được hơn
60 triệu đồng tiền bồi thường, con trai ông Th. đã điều trị lành
vết thương. Sau đó TAND quận Bình Tân (TP.HCM) đã tuyên
xử bị cáo hai năm tù treo do có đơn bãi nại của người bị hại
và nhiều tình tiết giảm nhẹ khác.
Đượcmột thời gian, tôi lại nhận điện thoại của con trai ông
Th.: “Luật sư ơi, ba tôi bị xe đụngmà không nhận được bồi
thường gì cả”. Nghe xong, tôi lại một mình chạy xe xuống nhà
ông Th. hỏi thăm và giúp ông làm những thủ tục pháp lý. Lần
này tôi cũng giúp hai bên tự hòa giải, sau đó ông Th. đã nhận
được tiền bồi thường để đi chữa bệnh.
Luật sư
LÂMQUANGQUÝ
(Đoàn Luật sưTP.HCM)
NGỌCTHÂN
ghi
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook