324 - page 14

14
THỨ TƯ
2-12-2015
Phong su-Chuyen de
TSTRẦNTHĂNGLONG
(ĐHLuậtTP.HCM)
Y
êu sáchdựa trên cái gọi là “chủquyền lịch sử” trên
biểnĐôngmàTrungQuốc (TQ) đưa ra luôn làvấn
đềbị cácnướcphảnbáckịch liệt.Mới đây, tại phiên
tranh tụng của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ kiện
Philippines-Trung Quốc (diễn ra từ ngày 24 đến 30-11),
phía Philippines tuyên bố bác bỏ và yêu cầu tòa không
chấp nhận luận điểm về “chủ quyền lịch sử” củaTQ, qua
đó bác bỏ yêu sách vô lý về đường cơ sở chín đoạn cũng
như các yêu sách của nước này đối với biển Đông. Trên
các diễn đàn quốc tế, TQ thường xuyên mang luận điệu
này ra để bác bỏ luật pháp quốc tế và đưa ra yêu sách phi
lý của mình. Vậy thực hư của cái gọi là “chủ quyền lịch
sử” mà TQmang ra đòi hỏi chủ quyền của mình ở biển
Đông là như thế nào?
Bảnchất củayêu sách“chủquyền lịch sử”
làgì?
Tại hội thảoquốc tếvềbiểnĐông lần thứVII tạiTPVũng
Tàu (23và24-11-2015), diễngiảTQ,TSNongHong (Viện
NghiêncứuTQ -HoaKỳ)một lầnnữađã trìnhbàyyêusách
chủquyền lịch sửcủaTQđối với biểnĐông.Bài tham luận
có mục đích biện hộ cho quan điểm của TQ, nhấn mạnh
rằng nước này không vi phạm luật pháp quốc tế khi đưa ra
những yêu sách dựa trên quyền lịch sửmà cụ thể là quyền
đánh bắt cá tại vùng biển này. Theo bàNongHong, đường
cơ sởchínđoạncủanướcnàycócơ sởpháp lý từquyền lịch
sửđã thiết lập từ trước đóvà có từ trước khi Côngước của
LHQ vềLuật Biển 1982 ra đời.
Lập luậncủaTQcho thấysựngụybiện, thiếucơsở,không
nhấtquánvàmâu thuẫnvới chính luậnđiểmchungcủanước
này về yêu sách tại biểnĐông.
Thực chất việc đưa ra quan điểm về “chủ quyền lịch sử”
là nhằm tìm kiếm cơ sở phục vụ cho lập luận về đường cơ
sởchínđoạncủaTQ.Cơ sởmàTQdựavào làviệc sửdụng
các chứng cứ lịch sửnước nàyđưa ra dựa trên chứngminh
về sự phát hiện đầu tiên, sự tiến hành các hoạt động hàng
hải trên biểnĐông, quyền đánh bắt cá của ngư dân TQ…
PhíaTQ lập luận rằng những bằng chứng lịch sử đó đã tạo
nêndanhnghĩa lịch sửvề sựchiếmhữuvàquản lý trênbiển
Đông. Từ đó yêu sách về chủ quyềnmà nước này đưa ra
bao gồm đòi hỏi về chủ quyền đối với toàn bộ đảo và thực
thể trong biểnĐông cũng như quyền chủ quyền, quyền tài
phán đối với toàn bộ vùng nước liên quan tại đây và được
giới hạn bởi đường cơ sở chín đoạn của nước này. Bằng
việc đưa ra yêu sáchdựa trên lập luậnnày, TQ cũngđã cho
rằng Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 không có giá
trị pháp lý và không áp dụng cho đòi hỏi về đường cơ sở
chínđoạn củamình.
Mặc dù vậy cho đến nay yêu sách về đường cơ sở của
TQbộc lộnhữngđiểmyếu, cho thấy sự thiếucăncứ,mang
tính chủ quan và áp đặt. Cụ thể là đường này không có
cơ sở pháp lý; không cómô tả chính xác và cũng không
được nước này giải thích và công bốmột cách thấu đáo.
Đường cơ sở chín đoạn cũng chỉ mới được đưa ra kể từ
năm1947, đườngnàyxuất hiện trongbảnđồcácđảo trong
biểnNamTrungHoa do Fu Jiaojin,WangXiguang biên
soạnvà đượcVụĐịa lý củaBộNội vụTQDânquốc xuất
bản vào năm 1947. Cho đến nayTQ đã không thể chứng
minh hoặc giải thích thấu đáo, nhất quán về đường cơ sở
này hay yêu sách thực sự của họ dựa trên đường cơ sở
chín đoạn là gì.
Những lập luận thiếu tính thuyết phục
Thứ nhất,
với việc đưa ra lập luận rằng Công ước của
LHQ về Luật Biển 1982 không có quy định cụ thể về khái
niệm “quyền lịch sử” và việcTQđã đưa ra yêu sáchvề các
quyền lịch sử trướckhi côngước rađời,TQcho rằngvấnđề
quyền lịch sử lànằmngoài phạmvi củaCôngướccủaLHQ
vềLuật Biển1982, thậm chí cho rằngCôngướcUNCLOS
đã cố tình tránh né vấn đề quyền lịch sử. Điều đó cho thấy
quanđiểm củaTQđưavấnđề tranh cãi nằmngoài phạmvi
Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 và chỉ dựa vào các
chứng cứ lịch sửmà nước nàyđưa ra.
Tuynhiên, chínhdiễngiảNongHong tại hội thảo lầnnày
cũng lại viện dẫn những phán quyết của Tòa án Công lý
quốc tế vàTòaTrọng tài Thường trực, trong đó thừa nhận
rằng các quyền lịch sử được coi là những “hoàn cảnh đặc
biệt” khi phân định biển. Cần phải nhấnmạnh rằngCông
ước củaLHQvềLuậtBiển1982không chỉ hình thành các
quyđịnhpháp lýquốc tếđiềuchỉnhquanhệgiữacácquốc
gia về việc khai thác, quản lý và sử dụng các vùng biển,
mà còn pháp điển hóa những quy tắc tập quán quốc tế đã
được công nhận, thừa nhận rộng rãi trong thực tiễn và là
tiêuchuẩnquan trọngđiềuchỉnhyêucầucùnghànhvi của
mọi quốcgia liênquanđếnbiển.Mộtmâu thuẫnkhác trong
lập luận này của TQ là khi nước này cho rằng Công ước
của LHQ về Luật Biển 1982 không áp dụng cho trường
hợpyêu sách củamìnhdo chủquyền lịch sử củanướcnày
có từ trước khi công ước ra đời thì chính nước này lại đòi
hỏi cácquyền, đặcquyềndựa trêncơ sởcủaCôngướccủa
LHQ về Luật Biển 1982. Thêm vào đó, TQ cũng đã lập
lờ trong việc sử dụng khái niệm về “bằng chứng lịch sử”
hoặc những hành vi thực hiện trong lịch sử để đánh đồng
và biếnđổi nó thànhkhái niệm “quyền lịch sử” hoặc “chủ
quyền lịch sử”.
Thứhai,
quanđiểm củaTQ cũng cho rằng cơ sởđể xem
xét sự tồn tại của quyền lịch sử và yêu sách hợp pháp về
quyền này cần phải đáp ứng được tiêu chí quan trọng là
chúng phải được áp dụng trongmột thời gian dài và liên
tục trong lịch sử. Thêmnữa, quyền lịch sửphải được thực
hiện trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc về chiếm cứ
lãnh thổ trong luật quốc tế, cụ thể theo diễn giả này là
quyềnphát hiệnđầu tiênvànguyên tắc chiếm cứhữuhiệu
đối với lãnh thổ.
Vấnđề đặt ra là nguyên tắc phát hiệnđầu tiênvốnđược
coi là tiêu chí xác định chủ quyền lãnh thổ trong lịch sử
pháp luật quốc tếđãbị bácbỏbởi thực tiễnquanhệquốc tế
vàđượckhẳngđịnh trongcácphánquyết củaTòaánCông
lý quốc tế và các thiết chế tài phán khác. Đồng thời, luận
cứ về phát hiện đầu tiên trở nên không có giá trị pháp lý
khimànguyên tắcvềchiếmcứhữuhiệu
(effectivecontrol)
đã được coi là tiêu chuẩn quan trọng khi đưa ra mọi yêu
sáchvềchủquyền lãnh thổkể từHội nghịBerlin1885.Về
vấn đề này, các bằng chứng lịch sử-pháp lýmàViệt Nam
đưa ra đều đã cho thấy chúng đáp ứng hoàn toàn các tiêu
chí quan trọng của chiếm cứ hữu hiệu, đó là sự thực thi
chủ quyền, lâu dài, hòa bình và liên tục cũng như không
có tranh chấp. Cơ sở cho lập luận củaTQvềquyền lịch sử
vì thế thiếu cơ sở và trở thành điểm hạn chế lớn trong lập
luận của nước này.
Thứ ba,
lập luận về chủ quyền lịch sử của TQ dựa vào
các bằng chứng lịch sửmà nước này đưa ra gắn liền với
yêu sách về đường chín đoạn từ năm 1947. Những bằng
chứng đó dựa trên các chứng cứ chung chung trong lịch
sử, một số chỉ được đưa ra bởi cả chính quyềnTrungHoa
Dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm biện
hộ cho bản đồ đường chữU của nước này sau năm 1947,
đồng thời độ tin cậy của chúng làmột vấn đề đáng lưu ý
bởi dựa trên những nguồn tài liệumột chiều, thiếu khách
quan (theochứngminhcủahọcgiảngườiAnhBillHayton
tại hội thảo quốc tế về biển Đông lần này). Ngoài ra, sự
thiếu nhất quán cả về khía cạnh lịch sử và khía cạnh pháp
lý trong lập luận củaTQ cũng cho thấyyêu sách của nước
này, cũngnhưcác lập luậnkháccủahọ, vẫnchỉ làmột yêu
sáchkhông rõ ràng, cụ thểvềđiềumànướcnàymuốnnhắm
đến là đòi hỏi quyền đánh bắt cá trong vùng biển Đông
hay làđòi hỏi vềchủquyềnđối với các thực thể trongbiển
Đông được giới hạn bởi đường cơ sở chín đoạn. Như đã
đề cập, các quyền lịch sử có thể được cộng đồng quốc tế
công nhận ở khía cạnh thừa nhận sự hiện diện trong lịch
sử tại biển Đông của TQ, tuy nhiên chúng sẽ không thể
đượcdùngđể chứngminh chủquyềnđối với toànbộvùng
biển.Đây làđiềumà lập luận củaTQvềđường cơ sở luôn
vấpphải sựphảnđối quyết liệt từphía cộngđồngquốc tế.
Điều quan trọng là trong việc chứngminh các luận điểm
củamình, TQ cần phải dựa trên cơ sở của luật pháp quốc
tế, bao gồmCông ước của LHQ về Luật Biển 1982 - hiến
pháp của cộng đồng về biển và các quy tắc tập quán quốc
tế đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Còn với các lập luận hiện nay, cái gọi là “chủ quyền lịch
sử”màTQđưa ravừa thiếu cơ sở lý luậnvừa thiếu sựnhất
quán, tính thuyết phụcvàkhông thể thuyết phụcđượccộng
đồng quốc tế.
“Chủquyềnlịchsử”
củaTQởbiểnĐông
làcáichi?
LậpluậncủaTrungQuốcđưaravừathiếucơsởlýluậnvừathiếu
sựnhấtquánvàtínhthuyếtphục.
TQđangdồn
sứccả trêndiễn
đànquốc tếvà
diễn tiến thực
địađểhợp thức
hóađườngchín
đoạnphi lýcủa
mìnhởbiển
Đông.Trong
ảnh:Những
nămgầnđây
TQngangnhiên
đơnphương
đưa raquyền
cấmđánhbắtcá
vàồạtđưangư
dâncủamình
tiếnxuốngbiển
Đôngkhai thác.
Ảnh: Internet
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook