345 - page 14

14
THỨTƯ
23-12-2015
Phong su-Chuyen de
Nghịđịnh103/2013chophépđượcsửdụngkíchđiện
để thuhoạch thủysản tạiaonuôi.Theo tôi,quyđịnhnày
làkẽhởgâykhókhănchoviệcbảovệnguồn lợi thủynên
cầnđượcxem lại.
Việc không cấmdùng kíchđiện tại ao nuôi là đồng
nghĩa với việc chophép sản xuất kíchđiện. Tuy nhiên,
vấnđề là không có cơquannào kiểm traviệcmua kích
điệnđểbắt cá tại aonuôi haybắt cá sông.
Theokhảo sát củachúng tôi, hiệngầnnhưngười dân
vùngĐồngThápMười nàocũngđềudùngxiệcđiệnđể
khai thác. Việcnày là tậndiệt ngoài tựnhiên, gópphần
hủydiệt hệ sinh thái. Dovậy theo tôi, nên sửaquyđịnh
hiệnhànhvànghiêmcấmhẳnviệcsửdụngkíchđiệnđể
đánhbắt thủy sảndướimọi hình thức.
Về việc thuhoạch tại aonuôi thì cónhiều cáchnhư
dùng lưới.Nếumuốndiệtcá tạpđể thảgiốngmới thì có
thểdùng các loại thuốc cá tựnhiên khônggâyhại cho
môi trườngchứkhôngnhất thiếtphải dùngxiệc.
TS
LÊPHÁTQUỚI
,
ViệnTN&MT,ĐHQuốcgiaTP.HCM
HOÀNGNAM
H
iệnnayviệcđộcácxiệccá tươngđối đơngiản, linh
kiệnđể độ chủyếugồm sò, tăngphô… cóxuất xứ
từTrungQuốcvới giákhá rẻ.Theo chân các “xiệc
tặc”, chúng tôi ghi nhận các lò độ này cómặt đều khắp ở
các huyện Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng,
TânHưng của tỉnhLongAn.
Tiệmbán cardđiện thoại độ“xiệc”
Theogiới thiệucủanhiềungười,mộtngàygầngiữa tháng
12, chúng tôi tiếp cận cửa hàngđiệnmáyTC (ởkhuphố3,
thị trấn ThạnhHóa). Thoạt nhìn, đây chỉ làmột cửa hàng
thông thườngbàybáncác thiết bị điệnnhưbếpga, nồi cơm,
quạt điện. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi mua xiệc châm cá
thì ông chủ tiệm dẫnngay ra saunhà.
Vào bên trong lò, ập vào mắt chúng tôi là các thiết bị,
linhkiệnđiện tửngổnngangvàcóba thợđộvới nhiềuxiệc
điệnnằm la liệt.
Một thợ cho biết nơi này chỉ đặt làm chứ không có sẵn.
Cơ sở thườngđộxiệc cógiá 750.000đồng/cái (loại 14 con
sò -NV). “Nếu anhmuốnxiệc công suất lớnhơnnhưngdễ
dàng khuân vác trên vai thì chúng tôi vẫn đáp ứng. Ngoài
ra cơ sở còn độ cả loại đa hệ với giá 1-2 triệu đồng nhưng
muốn làm loại này thì phải đặt cọcvà chờvài hômmới có”
- người nàynói và đưa cho chúng tôi xemmột xiệc điệnđa
hệ cóvài chục con sò.
“Tiệm em làm ăn đàng hoàng lắm. Nếu anh cần thì dằn
cọc trước rồi chờ 1-2 ngày sẽ có hàng. Hư hỏng tiệm em
bảo hànhmiễn phí” - chủ cơ sở nói thêm.
Chúng tôi tiếp tục tiếp cậnmột tiệm bán SIM-card điện
thoại tênNSởxãTânLập (MộcHóa) hỏi cóđộxiệckhông
thì người chủ tênSơnnhìndòxét vàhỏi saoPVbiết.Chúng
tôi trả lời một người hàng xóm chuyên xiệc cá giới thiệu
thì ông Sơn giải thích phải cẩn thận vì sợ “mấy anh công
an xã”. Nói xong ông Sơn vén bứcmàn che thì lộ ba xiệc
điệnđã độxong, bên cạnh là la liệt các thiết bị điện tử. Chỉ
vào cácxiệc trênbàn, ôngSơngiới thiệu từng cái về chủng
loại, tínhnăngkèmgiá cả là 900.000đồng/cái (loại hộpgỗ
16 con sò), 1,8 triệu (24 con sò)…
“Cái này giá 3,5 triệu đồng nhưng nếu ông thích tôi lấy
3,2 triệu đồng. Tôi làmmấy chục năm rồi, mấy cái này tôi
tựmua linhkiệnvề làm, rápđẹpđànghoàngchứkhôngnhư
các nơi khác” - ôngSơn nói.
Nói xong, ôngSơn dùngmột sợi dây điện nối vào xiệc
rồi ghim vào ổ cắm để thử hàng.Mỗi cú bật tắt bóng đèn
dây tóc ở gần đó lại sáng lên, chiếc xiệc kêu e e, chứng
tỏmáy hoạt động tốt. Chúng tôi hỏi có bảo hành không,
ông Sơn nói nếu xài không được cứ đem đến sẽ được
hoàn tiền lại.
“Baoxài, khôngai bắt đâu”
Từ giới thiệu của chủ tiệm tạp hóaMĐ ở thị trấn Thủ
Thừa, chúng tôi đến ấp1, xãTânThành (huyệnThủThừa)
tìmmột thợ độ chuyên ráp các loại xiệc lớn tênTĩnh. Tiếp
chúng tôi tại lòđộ cũng là cănnhà cấp4, ôngTĩnh chobiết
ông làmxiệcđãgần10nămnayvàhằng tháng có thunhập
cũng khá nên nghề này sống tốt.
“Tôi có học qua điện tử, cộng với thâm niên đi xiệc cá
nênhàng của tui đảmbảo chất lượng. Coi cụcxiệcnhỏvậy
chứ phải gắn bomạch, quấn tăng phô, gắn quạt. Loại xiệc
nàycó tới 48con sò, là loại dânchuyênnghiệphayxài.Nếu
anhmuốn chơi ngon thì đặt loại 70 con cũng có, giá 3 triệu
đồng” - ôngTĩnhquảng cáo.
ÔngTĩnh còn cam kết sẽ làm sẵnmọi thứ đểmuốn bắt
cá nào cũng có hệ riêng. “Đây nè, anh nghe âm thanh nó
kêu không?Cá lóc nó kêu vầy, cá chạch nó kêu khác. Cá
lăng, cá trê ở nước sâu, nước cạn gì cũng bắt sạch” - ông
Tĩnh vừa lấy ramột xiệc điện vừa găm chuôi hướng dẫn
sử dụng.
Theo các “xiệc tặc”, việc tìm kiếmmột nơi độ xiệc là
khôngkhó, nhiềunơi hoạt động có chút kiêngdè nhưng có
nơi hoạt động côngkhai.Đơn cử,một ngàygần cuối tháng
12, khi PV cómặt tại tiệmđiện tửQV (đườngNguyễnDu,
thị xã Kiến Tường) thì chứng kiếnmột người đàn ông độ
xiệc côngkhai ngoài vỉa hè giữa banngày.
Khi PV đến, một người đàn ông khác dẫn vào tiệm xem
một số loại xiệc. “Xiệc thườnggiábèonhất “7xị” (700.000
đồng), bảohànhba thángnhưngnóbắt ngon lắm.Ở tiệm tôi
loại nào cũng có, từ xiệc chuột tới xiệc cá, muốnmua loại
lớn hơn phải đặt trước chứ tiệm bán đắt lắm, ai tới trước
hỏi là bánngay”.
Chúng tôi chêđắt thì chủ tiệmnói giávậy làgiámềm rồi,
chỗkhác “chém” cho3-3,5 triệuđồng/cái.
Tại chợ trung tâm thị trấn TânHưng, chúng tôi tiếp tục
tiếp cận tiệm điện tửMT ở đườngNguyễnVănTrỗi. Tiếp
chúng tôi, chủ tiệm làmột người đàn ông trung niên đang
bận độ xiệc, trên nền gạch lúc này đã có ba, bốn xiệc đã
thànhphẩm. “ỞhuyệnTânHưngnày, tôi làđại ca củaviệc
độ xiệc. Tôi làm ở đây hơn 25 năm nay rồi. Ông khỏi cần
đi dò giá chỗ nào nữamất công. Ngoài ra, ông yên tâm đi,
loại xiệcnóngnàykhôngai bắt bớgì đâu” - người chủ tiệm
liến thoắng nói.
Lúng túngxử lý
Qua nhiều ngày ghi nhận của PV, tại thị trấn TânHưng
còncónhiềucơ sởchuyênđộxiệc tốchành, chỉ cầnđặt cọc
là vài tiếng đồng hồ có ngay. Đó là tiệm quạt SK (ở đường
Hoàng Hoa Thám), tiệm điện tử K. (ở đường Ba Tháng
Hai)…Tại chợ trung tâm thị trấnVĩnhHưng thì cơ sởML
(ởđường831)cũng làmột lòđộ“cha truyềnconnối”, chủ lò
cònbảođảm“baoxài, khôngai bắt bớ”.Tương tự, ởhuyện
ThủThừa còn nhiều lò công khai độ xiệc là các tiệm điện
cơP., điện tửU. ở quốc lộ62...
Ông Tạ Văn Nguyễn Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục
Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết từ đầu năm đến
nay đơn vị đã phối hợp với PhòngNN&PTNT, công an tổ
chức kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản liên tục trong
39 ngày tại các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng,
TânHưng, CầnGiuộc, ThạnhHóa, ThủThừa, thị xãKiến
Tường. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 83
trường hợp vi phạm và tạm giữ khoảng 80 xiệc điện cùng
hàng chục bình ắcquy. Ngoài ra, lực lượng liênngành còn
“giải phóng” cho hàng chục ký cá rô non, cá ròng ròng về
môi trường tự nhiên.
“Từ trướcđếnnaychúng tôi chỉ phối hợpkiểm traviệc sử
dụngxiệcđiện, cònviệckiểm traxử lýcácđối tượngchuyên
độ xiệc, trong đó có việcmua bán, sử dụng thì thuộc trách
nhiệm của ngành công an” - ôngHoàng nói.
Tuy vậy, Đại tá PhạmHữu Châu, PhóGiám đốc Công
an tỉnh LongAn, khẳng định theo quy định (Nghị định
103/2013về xửphạt vi phạmhành chính tronghoạt động
thủy sản -NV), khi nàophát hiệnngười dân sửdụngxiệc
điện để bắt cá ngoài kênh, rạch thì mới xử lý. Quy định
hiện hành không cấm việc sản xuất, mua bán xiệc điện.
“Có thể người ta mua sử dụng xiệc cho nhiều mục đích
khác. Họ không dùng nó đi xiệc điện thì không xử lý
được” - Đại tá Châu nói.
Gópphầnchoviệc“tànsát”cá,tômvùngĐồngThápMườilà
cáccơsởmuabán,độxiệc.
ÔngTĩnhcho
biếtđộxiệcđã
gần10nămnay
vànghềnày
sống tốt.
Ảnh:
HOÀNGNAM
Độtnhậpcác
lòđộxiệccá
Tàn
sát
cá,
tôm
bằng
xung
điện-
Bài2
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook